Mô hình hóa đáp ứng của thỏ với mật độ năng lượng, protein và xơ của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức năng lượng trao đổi, protein thô và xơ thích hợp trong khẩu phần nuôi thỏ thịt new zealand giai đoạn sinh trưởng trên cơ sở nguồn thức ăn sẵn có (Trang 95 - 103)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3 Ảnh hưởng của mật độ năng lượng, protein và xơ đến sinh trưởng và

4.3.2 Mô hình hóa đáp ứng của thỏ với mật độ năng lượng, protein và xơ của

đổi đáp ứng của thỏ theo xu hướng: Tăng lượng thức ăn thu nhận và tốc độ sinh trưởng. Tuy nhiên, hệ số chuyển thức ăn giảm xuống khi tăng tỷ lệ thức ăn xanh giàu protein từ 0% đến 75%, sau đó lại có xu hướng tăng dần (hình 4.1). Như vậy, có thể thấy, khả năng đáp ứng của thỏ sẽ tuân theo một xu hướng nào đó đối với các loại khẩu phần có thành phần dinh dưỡng khác nhau. Từ đó, chúng ta có thể xác định được mức dinh dưỡng tối ưu trong khẩu phần của thỏ nếu mô hình hóa được quy luật đáp ứng của chúng (ADG, FCR) theo các thành phần dinh dưỡng của khẩu phần.

4.3.2. Mô hình hóa đáp ứng của thỏ với mật độ năng lượng, protein và xơ của khẩu phần của khẩu phần

Phương pháp sử dụng các mô hình toán học để mô phỏng động thái đáp ứng của gia súc đối với các chất dinh dưỡng (Mathematical Modeling of Nutrient- Response Curves/Nutritional-Response Models) đã và đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhằm mục đích xác định nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi (Mercer et al. (1986), Noblet and Perez (1993), Rayburn and Fox (1993); Holter

et al. (1996); Fuentes-Pila et al. (2003); Tedeschi et al. (2005, 2008) Rivera- Torres et al. (2011); Vedenov and Pesti (2008, 2012). Sử dụng phương pháp này, nhiều mô hình đã được xây dựng để sử dụng trong các hệ thống dinh dưỡng của NRC, CNCPS (Cornell Net Carbohrate and Protein System) tại Bắc Mỹ, châu Âu: Hà Lan, Pháp, Đức, Thụy Sĩ.

Do đó, số liệu thí nghiệm của nghiên cứu này cũng được sử dụng để mô hình hoá đáp ứng của gia súc với thành phần dinh dưỡng để thăm dò ảnh hưởng của hàm lượng năng lượng, protein và xơ trong khẩu phần đến tăng khối lượng và hệ số chuyển hoá thức ăn. Trên cơ sở các mô hình toán học đã được xác định,

mức dinh dưỡng tối ưu của các thành phần dinh dưỡng chính (ME, CP và xơ ADF) trong khẩu phần cho thỏ thịt New Zealand sẽ được tính toán và kiểm nghiệm trong điều kiện cụ thể của nước ta.

4.3.2.1. Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm

Thành phần dinh dưỡng tính theo chất khô thu nhận thực tế của thỏ có sự biến động lớn về mật độ năng lượng (ME), protein (CP) và xơ (NDF và ADF) (bảng 4.22). Điều này thuận lợi cho việc xây dựng phương trình hồi quy phản ứng của thỏ (ADG, FCR) với các thành phần dinh dưỡng của thức ăn thu nhận (ME, CP, ADF). Kết quả này phù hợp và nằm trong khoảng biến động của các nghiên cứu trước đây ở nước ngoài. Theo NRC (1977), mức năng lượng và protein để đảm bảo cho sự phát triển bình thường ở thỏ là 2.500kcal DE/kg DM hay 2.050kcal ME/kg DM với 16% CP, 12% xơ thô. Lebas (1980) khuyến cáo rằng hàm lượng ME và CP ở thỏ đang sinh trưởng là 2.500kcal DE/kg DM với 15% CP và 14% CF. Tuy nhiên, Lebas and Gidenne (2000) kết luận rằng, để thỏ đạt tốc độ sinh trưởng cao nhất với sức khỏe tốt nhất thì hàm lượng các chất dinh dưỡng trong khẩu ăn của thỏ là 2.187 kcal ME/kg DM, 16 - 17% CP, >31% NDF và >17% ADF. Gần đây, Pinheiro et al. (2009), Osho et al. (2013) đã chứng minh rằng tốc độ sinh trưởng của thỏ được cải thiện khi trong khẩu phần có mật độ năng lượng 8,9 - 11,69 MJ DE/kg DM hay (1.744 – 2.291kcal ME/kg DM) và ADF dao động từ 18,8 - 25,2% DM. Nghiên cứu của Obinne and Mereole (2010) cho thấy khả năng sinh trưởng của thỏ đạt mức cao nhất khi ăn khẩu phần chứa hàm lượng 1.778 - 2.311kcal DE/kg DM, CP lần lượt là 16% và 16,2%DM.

Bảng 4.22. Biến động mật độ năng lượng, protein và xơ trong khẩu phần thu nhận của thỏ thí nghiệm Thành phần n Trung bình SD Cv (%) Khoảng biến động DE, kcal /kg DM 125 2.513,96 414,30 18,44 2.128,49 ÷ 3.333,9 ME, kcal /kg DM 125 2.250,90 268,90 11,73 1.905,00 ÷ 2.982,3 CP, % DM 125 15,94 4,81 29,42 10,39 ÷ 26,51 NDF, % DM 125 49,93 11,76 24,88 33,29 ÷ 67,55 ADF, % DM 125 26,17 4,69 18,57 13,16 ÷ 31,60

* Ghi chú: DM: Chất khô, ME, Năng lượng trao đổi, CP: Protein thô, NDF: Xơ không tan trong chất tẩy trung tính, ADF: Xơ không tan trong chất tẩy axit.

Như vậy, phạm vi biến động các thành phần dinh dưỡng của các khẩu phần thí nghiệm thực tế thỏ thu nhận bao phủ được các giá trị này. Điều này cho phép xác định được phạm vi phản ứng tốt nhất của thỏ đối với các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần sử dụng nguồn thức ăn sẵn có tại miền Bắc Việt Nam. Vì vậy, hướng sử dụng thức ăn thô, xanh giàu protein để giải quyết nguồn dinh dưỡng trong khẩu phần cũng như trong thức ăn viên cho thỏ vừa làm giảm tỷ lệ thức ăn hạt vừa giảm nguồn thức ăn đạm truyền thống từ đó làm giảm chi phí và tăng thu nhập từ nghề nuôi thỏ.

4.3.2.2. Lượng thu nhận dinh dưỡng, tốc độ sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn của thỏ

Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy lượng dinh dưỡng thức ăn thu nhận (ME, CP, ADF) của thỏ biến động rất lớn (Cv% >20%). Tuy nhiên, mức độ biến động về ADG, FCR và tỷ lệ tiêu hóa chất khô không lớn (Cv% từ 8,75 - 14,29%) (bảng 4.23). Như vậy, phản ứng của thỏ không hoàn toàn song hành với biến động về thành phần dinh dưỡng của khẩu phần.

Halls (2008) nhận xét rằng, nhờ có hiện tượng nhai lại giả (caecotrophy) mà thỏ có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng khi ăn các khẩu phần nghèo dinh dưỡng. Chính điều này cho phép thỏ có khả năng tự điều chỉnh đối với những khẩu phần nằm ngoài phạm vi thích hợp của chúng. Hệ quả là mối tương quan giữa chất lượng khẩu phần và năng suất của thỏ là khá phức tạp và tuân theo mối quan hệ phi tuyến tính. Do đó, cần tìm ra được mức tối ưu của các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần để chăn nuôi thỏ có hiệu quả nhất.

Bảng 4.23. Thu nhận dinh dưỡng, tăng khối lượng và chuyển hoá thức ăn

Chỉ tiêu Mean SD Cv (%) Biến động

Lượng dinh dưỡng thu nhận

ME, kcal/con/ngày 213,77 44,38 20,76 130,45 ÷ 343,50

CP, g/con/ngày 14,83 4,31 29,03 8,71 ÷ 27,53

NDF, g/con/ngày 46,56 11,70 25,13 24,01 ÷ 70,98

ADF, g/con/ngày 24,82 5,58 22,46 14,27 ÷ 35,45

Tăng khối lượng (ADG) và chuyển hoá thức ăn (FCR)

ADG, g/con/ngày 20,12 2,52 12,52 12,98 ÷ 23,67

FCR, kg DM/kg tăng KL 5,39 0,77 14,29 3,92 ÷ 7,99 Tỷ lệ tiêu hóa DM, % 70,74 6,19 8,75 57,39 ÷ 85,29

* Ghi chú: DM: Chất khô, CP: Protein thô, NDF: Xơ không tan trong chất rửa trung tính, ADF: Xơ không tan trong chất rửa axit, ME: Năng lượng trao đổi; ADG: Tăng khối lượng, FCR: Hệ số chuyển hóa thức ăn.

4.3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ năng lượng, protein và xơ đến tăng khối lượng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn của thỏ

a) Ảnh hưởng của mật độ năng lượng

Mật độ năng lượng trong khẩu phần có ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ sinh trưởng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn của thỏ tuân theo phương trình bậc hai. Độ chính xác của phương trình hồi quy đạt mức cao đối với ADG và mức chấp nhận được đối với FCR (bảng 4.24 và hình 4.2).

Bảng 4.24. Phương trình hồi quy giữa tăng khối lượng và hệ số chuyển hoá thức ăn của thỏ với mật độ ME, CP và ADF trong khẩu phần

Phương trình hồi quy MPE

%

RPE %

R2 R²adj

Theo mật độ ME, Kcal/kg DM

(1) ADG = - 73,00 + 0,08648ME - 0,000020ME² 1,44 7,10 77,10 76,50 (2) FCR = 33,24 - 0,02528 ME + 0,000006 ME² 0,60 11,01 52,30 51,06

Theo hàm lượng CP, % DM

(3) ADG = 2,538 + 2,153CP- 0,06518CP² 2,80 13,82 69,90 69,20 (4) FCR = 11,78 - 0,7912CP+ 0,02361CP² 0,67 12,38 50,80 49,90

Theo hàm lượng ADF, % DM

(5) ADG = -23,99 + 4,12ADF- 0,0919ADF² 1,30 6,43 83,00 82,60 (6) FCR = 16,58 - 1,076ADF+ 0,02461ADF² 0,58 10,74 51,90 50,90

* Ghi chú: DM: Chất khô, CP: Protein thô, ADF: Xơ không tan trong chất rửa axit, ME: Năng lượng trao đổi, ADG: Tăng khối lượng bình quân; FCR: Hệ số chuyển hóa thức ăn.

Kết quả cho thấy ADG của thỏ tăng dần khi tăng mật độ năng lượng trong thức ăn và đạt cao nhất với khẩu phần ăn có 2.162kcal ME/kg DM, sau đó lại giảm. Ngược lại, FCR giảm dần khi năng lượng tăng và đạt mức thấp nhất khi khẩu phần ở mức 2.106kcal ME/kg DM, sau đó lại tăng (hình 4.2). Điều này cho thấy, khi tăng năng lượng trong khẩu phần thì ADG có phản ứng rất tích cực, tuy nhiên khi mật độ năng lượng cao trên 2.162kcal ME/kg DM thì ADG không tăng tiếp; điều đó chứng tỏ nhu cầu năng lượng của thỏ đã được đáp ứng đầy đủ. Như vậy, kết hợp cả hai sự phụ thuộc này thì khẩu phần nuôi thỏ New Zealand sinh trưởng nên có mức năng lượng từ 2.106 – 2.162kcal ME/kg DM (2.315 – 2.376kcal DE/kg DM).

2 7 5 0 2 5 0 0 2 2 5 0 2 0 0 0 2 4 1 8 1 2 6 0 2 7 5 0 2 5 0 0 2 2 5 0 2 0 0 0 1 0 . 0 7 . 5 5 . 0 2 . 5 0 . 0 A D G ( g /n gà y ) F C R ( k g T A /k g t a n g K L ) A D G = - 7 3 . 0 0 + 0 . 0 8 6 4 8 M E - 0 . 0 0 0 0 2 0 M E ² R - s q ( a d j ) 7 6 . 5 % R - s q 7 7 . 1 % S 1 . 4 6 F C R = 3 3 . 2 4 - 0 . 0 2 5 2 8 M E + 0 . 0 0 0 0 0 6 M E ² R - s q ( a d j) 5 1 . 0 6 % R - s q 5 2 . 3 0 % S 0 . 6 1

Mật độ năng lượng trong khẩu phần (Kcal ME/kg DM)

Hình 4.2. Hồi quy giữa tăng khối lượng (ADG) và hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR) với mật độ năng lượng (ME) của khẩu phần

Kết quả nghiên cứu của Ali et al. (2011) trên thỏ đực New Zealand (5 tuần tuổi, 657 g/con) cho thấy thỏ có ADG từ 27,11 đến 29,63 g/con/ngày khi cho ăn khẩu phần có 2.251kcal DE/kg DM; Nghiên cứu của Trocino et al (2013) khẩu phần có 10,2 MJ DE/kg DM (2.437kcal DE/kg DM), tỷ lệ tiêu hóa NDF 31,3% DM và ADF 21,8%.DM. Tương tự, Obinne (2008) cho biết khẩu phần ăn của thỏ chứa 9,7 MJ DE/kg DM (2.318kcal DE/kg DM) đảm bảo sinh trưởng cho thỏ nuôi ở vùng nhiệt đới; Obinne and Mereole (2010) khẩu phần nuôi thỏ New Zealand đạt mức tối ưu khi khẩu phần chứa 1.778 – 2.311kcal DE/kg DM. Tương tự, Xiccato and Trocino (2010) cho biết khẩu phần tối ưu khi mức năng lượng đạt 2.390kcal DE/kg DM. Osho et al. (2013) kết luận thỏ đạt tốc độ sinh trưởng tốt khi mật độ năng lượng 8,9 - 11,69 MJ DE/kg DM (1.744 – 2.291kcal ME/kg DM). Lebas et al. (1986) khuyến cáo năng lượng trao đổi trong khẩu phần thỏ 4 - 12 tuần tuổi là 2.400kcal ME/kg DM, thỏ vỗ béo là 2.410kcal ME/kg DM. Nghiên cứu của Lebas (1979) và Lang (1981) năng lượng 10,73 - 12,66 MJ DE/kg DM phù hợp thỏ sinh trưởng. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây, NRC (1977), Lebas (2004) khuyến cáo rằng mức năng lượng thích hợp khi sử dụng thức ăn tinh cho thỏ tương ứng là 2.778 và 2.708kcal ME/kg DM. Như vậy, kết quả nghiên cứu này của chúng tôi tương tự với khuyến cáo gần đây của Ali et al. (2011), Obinne (2008), Obinne and Mereole (2010), Xiccato and Trocino (2010) nhưng thấp hơn so với khuyến cáo của NRC (1977), Lebas (2004). Như vậy, bước đầu có thể thấy, khẩu phần sử dụng thức ăn thô xanh cho thỏ có mức năng lượng thấp hơn so với khẩu phần sử dụng thức ăn tinh.

b) Ảnh hưởng của hàm lượng protein

Kết quả cho thấy tăng khối lượng (ADG) và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của thỏ phụ thuộc khá chặt chẽ vào hàm lượng protein (CP) trong khẩu phần. Mối phụ thuộc này cũng tuân theo phương trình bậc hai với độ chính xác ở mức trung bình đối với cả ADG và FCR. Tăng khối lượng của thỏ có xu hướng tăng theo sự tăng mức CP trong khẩu phần khi hàm lượng CP ở mức thấp dưới 15%, chững lại ở mức 15 - 17%. Nếu tiếp tục tăng mức CP lên cao hơn nữa thì ADG của thỏ có xu hướng giảm (bảng 4.24 và hình 4.3). Phân tích solver cho thấy hàm lượng CP tối ưu trong khẩu phần là 16,52% đối với ADG và 16,75% đối với FCR. Như vậy, xét trên hai chỉ tiêu này thì nên nuôi thỏ New Zealand bằng khẩu phần có mức CP 16,52 - 16,75%.

Có thể giải thích ADG tăng lúc đầu là nhờ nhu cầu protein của thỏ được đáp ứng tốt hơn khi tăng hàm lượng CP dưới mức 16,75%. Nguyễn Xuân Trạch và cs. (2012a) cũng cho thấy rằng thay thế cỏ voi có hàm lượng protein thấp (14,41% CP) trong khẩu phần ăn cơ sở bằng rau muống có hàm lượng protein cao (27,08% CP) đã làm tăng rõ rệt ADG và giảm FCR của thỏ New Zealand. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Nguyen Thi Kim Dong et al. (2006) và Tran Hoang Chat et al. (2005). Nghiên cứu của Trocino et al (2013) cho thấy, thỏ sinh trưởng tốt ở khẩu phần có mức CP là 15,8%. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thu (2011). Tác giả cho biết khi khẩu phần sử dụng lá rau muống thay thế cỏ lông para trong khẩu phần, lượng CP ăn vào tăng dần theo mức độ tăng dần của lá rau muống, tăng từ 10,2 g/con/ngày (0% rau muống) đến 14,1 g/con/ngày (80% rau muống). Ở mức 80% rau muống, thỏ có lượng thu nhận DM và CP cao nhất (tương ứng 71,2 g/con/ngày và 14,1 g/con/ngày), đồng thời, tác giả cho biết ở mức 60% rau muống cho kết quả ADG cao nhất (22,4 g/con/ngày) và FCR thấp nhất (3,09 kg DM/kg tăng KL).

Tuy nhiên, mức protein quá cao trong khẩu phần là không cần thiết vì thỏ phải chuyển hoá protein thừa để thải bớt nitơ ra khỏi cơ thể khi nhu cầu đã được đáp ứng. Đó có thể là lý do ADG của thỏ có xu hướng giảm khi hàm lượng CP trong khẩu phần quá cao (>16,75%). Kết quả nghiên cứu của Ali et al. (2011), Obinne (2008), Obinne and Mereole (2010) cho thấy khả năng sinh trưởng của thỏ đạt mức cao nhất khi ăn khẩu phần chứa hàm lượng CP lần lượt là 16% và 16,2 %/DM.

Hàm lượng CP trong khẩu phần (% DM)

Hình 4.3. Hồi quy giữa tăng khối lượng (ADG) và hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR) với hàm lượng protein của khẩu phần

Theo kết quả nghiên cứu của Mereole et al. (2011) trên thỏ New Zealand 5 - 10 tuần tuổi. Tác giả cho biết, khi tăng mức CP khẩu phần từ 13,9% DM đến 18,1% DM đã làm tăng khối lượng từ 15,6 g/con/ngày đến 17,8 g/con/ngày và giảm FCR từ 6,01 xuống 5,11kg DM/kg tăng KL. Nghiên cứu của Trocino et al. (2013) trên thỏ lai ở Italy cũng chỉ ra rằng thỏ tăng khối lượng từ 44,1% đến 47,0% khi tăng mức CP từ 15,4 đến 18,9% DM. Theo Dias et al. (2000) cho biết nuôi thỏ New Zealand khi khẩu phần tăng CP từ 15,7 lên 19,0% lượng thu nhận DM (96,9 - 113 g/con/ngày), lượng thu nhận CP tăng từ 15,7 đến 18,0 g/con/ngày. Kết quả nghiên cứu của Lei et al. (2004) cũng ghi nhận được khi tăng mức CP trong khẩu phần 15,0 - 22,4% DM cho lượng tiêu thụ thức ăn (90 - 100 g/con/ngày) của thỏ New Zealand nuôi ở Trung Quốc cũng tương đương nhau. Mức CP khẩu phần tốt cho thỏ lai New Zealand tăng trưởng là 17,0 - 19,0% cao hơn so với thỏ ở vùng ôn đới với lượng tiêu thụ CP hàng ngày từ 11,3 - 12,3 g/kg W0,75.

Theo khuyến cáo của NRC (1977), Lebas (2004), De Blas and Mateos (2010), hàm lượng CP và ADF trong khẩu phần dao động 15,0 - 16,0% CP và > 19,0% ADF thích hợp cho thỏ sinh trưởng. Tương tự, Wang et al. (2012) cho biết mức CP thích hợp cho thỏ New Zealand giai đoạn 4 - 11 tuần tuổi là 16%. Như vậy, kết quả nghiên cứu này (16,52 - 16,75% CP) có phần cao hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên. Điều này có thể liên quan đến chất lượng protein thấp hơn của các loại thức ăn nhiệt đới.

2 5 2 0 1 5 1 0 3 0 2 5 2 0 1 5 1 0 5 0 2 5 2 0 1 5 1 0 1 0 8 6 4 2 0 A D G F C R R - s q ( a d j) 6 9 . 2 % R - s q 6 9 . 9 % S 1 . 3 5 0 2 2 A D G = 2. 5 3 8 + 2 . 15 3 C P - 0.0 6 51 8 C P ² R - s q (a d j) 4 9 . 9 % R - s q 5 0 . 8 % S 0 . 6 3 7 8 3 2 F C R = 1 1.7 8 - 0 .79 1 2 C P + 0 . 0 23 6 1 C P ²

c) Ảnh hưởng của hàm lượng xơ

Mức độ tăng khối lượng (ADG) và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) thỏ phụ thuộc rất chặt chẽ vào hàm lượng xơ (ADF) của khẩu phần. Sự phụ thuộc tuân theo phương trình hồi quy bậc hai với độ chính xác ở mức cao đối với phương trình ADG và trung bình với phương trình FCR. ADG của thỏ tăng dần và FCR giảm dần khi hàm lượng ADF tăng lên đến khoảng 22 - 23% DM (bảng 4.24 và hình 4.4), nhưng sau đó thì diễn biến ngược lại khi hàm lượng ADF tiếp tục tăng thì ADG có xu hướng giảm và FCR xu hướng tăng. Phân tích solver cho thấy ADG của thỏ đạt cao nhất khi khẩu phần có hàm lượng ADF là 22,42% DM và FCR giá trị thấp nhất khi hàm lượng ADF là 21,86% DM. Như vậy, có thể thấy rằng hàm lượng ADF tối ưu trong khẩu phần ăn của thỏ dao động xung quanh 22% DM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức năng lượng trao đổi, protein thô và xơ thích hợp trong khẩu phần nuôi thỏ thịt new zealand giai đoạn sinh trưởng trên cơ sở nguồn thức ăn sẵn có (Trang 95 - 103)