Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức năng lượng trao đổi, protein thô và xơ thích hợp trong khẩu phần nuôi thỏ thịt new zealand giai đoạn sinh trưởng trên cơ sở nguồn thức ăn sẵn có (Trang 26 - 37)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1 Đặc điểm tiêu hóa ở thỏ

2.1.3 Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ

2.1.3.1. Nhu cầu chất khô thu nhận

Theo Carabaño and Piquer (1998), hàng ngày thỏ có khả năng thu nhận một lượng chất khô (DM) thức ăn khoảng 65 - 80g/kg khối lượng cơ thể. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày và nhu cầu các chất dinh dưỡng của thỏ thay đổi theo độ tuổi, thông thường được chia làm 4 nhóm: (1) Thỏ con từ 4 - 12 tuần tuổi hoặc thỏ vỗ béo; (2) Thỏ nuôi con; (3) Thỏ mang thai; (4) Thỏ nuôi duy trì hoặc không sản xuất.

* Ghi chú: DFI (Daily Feed Intake): Chất khô thu nhận

Nguồn: Gidenne and Lebas (1987)

Hình 2.2. Ảnh hưởng của năng lượng và xơ đến lượng thu nhận chất khô

Lượng thức ăn thu nhận của thỏ chịu ảnh hưởng của các yếu tố chính là nhu cầu dinh dưỡng (thu nhận thức ăn theo nhu cầu của cơ thể) và giới hạn của đường tiêu hoá (chỉ thu nhận được khối lượng thức ăn mà đường tiêu hoá cho phép). Ngoài ra, lượng thức ăn thu nhận còn bị chi phối bởi các yếu tố điều chỉnh khác. Liên quan đến những cơ chế điều hoà này, thực tiễn trong chăn nuôi thỏ có thể phân chia các yếu tố ảnh hưởng tới lượng thức ăn thu nhận của thỏ đó là thức ăn và môi trường. Những thức ăn nào được tiêu hoá nhanh (tỷ lệ tiêu hoá cao) thì lượng thu nhận lớn. Đó là vì tốc độ tiêu hoá càng cao thì đường tiêu hoá được giải phóng càng nhanh tạo ra được nhiều không gian cho việc tiếp nhận thức ăn mới.

Yếu tố chính ảnh hưởng đến lượng DM thu nhận của thỏ sau khi cai sữa là lượng năng lượng tiêu hóa trong thức ăn. Lượng DM thu nhận tương quan chặt chẽ với lượng năng lượng trong khẩu phần (hình 2.2). Việc bổ sung mỡ sẽ làm tăng mật độ năng lượng trong khẩu phần, nên sẽ có xu hướng làm giảm lượng DM thu nhận. Ngoài ra, hàm lượng protein và các axit amin cũng ảnh hưởng tới lượng thu nhận (Tome, 2004). Khi thừa methionine, lượng DM thu nhận sẽ giảm 10% (Colin et al., 1973; Gidenne and Lebas, 2002).

2.1.3.2. Nhu cầu năng lượng

Cũng như các loài vật nuôi khác, nhu cầu năng lượng của thỏ gồm: Nhu cầu năng lượng duy trì và nhu cầu năng lượng sản xuất (Xiccato and Trocino, 2010).

a) Nhu cầu năng lượng duy trì

Nhu cầu năng lượng duy trì bao gồm nhu cầu năng lượng cơ bản cộng với nhu cầu năng lượng cho các hoạt động thu nhận thức ăn, tiêu hóa, hô hấp, duy trì thân nhiệt và một số hoạt động sinh lý khác nhưng không phải cho sản xuất.

Harris et al. (1985) quan sát được nhu cầu năng lượng duy trì tương đương với hai lần nhu cầu cơ bản của thỏ (bảng 2.2). Nhu cầu năng lượng cơ bản và duy trì thỏ có khối lượng cơ thể từ 1,5 - 4,5kg (bảng 2.2).

Bảng 2.2. Nhu cầu năng lượng cơ bản của thỏ theo khối lượng cơ thể

Nguồn: Harris et al. (1985) Theo Xiccato and Trocino (2010), nhu cầu năng lượng cho duy trì của thỏ New Zealand tăng trưởng khoảng 381 - 470kJ DE/ngày/kg KL trao đổi (W0,75), 362 - 446kJ ME/ngày/kg W0,75. Thỏ cái cạn sữa không mang thai và mang thai lần lượt là 326 - 439kJ DE/ngày/kg W0,75 và 352 - 458kJ DE/ngày/kg W0,75. Thỏ cái đang cho sữa, không mang thai và mang thai lần lượt là 413 - 446kJ DE/ngày/kg W0,75 và 460 - 500kJ DE/ngày/kg W0,75.

b) Nhu cầu năng lượng sản xuất

Nhu cầu năng lượng sản xuất của thỏ bao gồm nhu cầu năng lượng cho hoạt động sinh sản, cho sữa, tăng trưởng và sản xuất lông.

- Nhu cầu năng lượng sinh sản: Nhu cầu năng lượng của thỏ đực giống và thỏ cái mang thai chiếm khoảng 5% - 10% nhu cầu năng lượng duy trì. Đối với thỏ mang thai trong 20 ngày đầu bào thai phát triển chậm, sau đó phát triển rất nhanh trong 10 ngày cuối. Trong giai đoạn 10 ngày cuối nhu cầu năng lượng mang thai có thể tăng lên khoảng 30% - 40% nhu cầu năng lượng duy trì. Nhu

Khối lượng (kg) Nhu cầu cơ bản (kcal) Nhu cầu duy trì (kcal)

1,5 80 160 2,0 100 200 2,5 120 240 3,0 140 280 3,5 180 360 4,5 200 480

cầu sản xuất sữa tùy thuộc giai đoạn cho sữa. Lượng sữa trong 5 ngày đầu có thể khoảng 25 g/ngày/con. Lượng sữa đạt cao nhất khoảng 35 g/ngày/con, xuất hiện khoảng từ ngày 12 đến ngày 25. Sau 30 ngày lượng sữa sẽ giảm nhanh và chu kỳ cho sữa trung bình của thỏ cái là 45 ngày. Nhu cầu năng lượng cho sản xuất sữa ước tính khoảng 8,5 MJ/kg sữa của thỏ New Zealand. Hiệu quả sử dụng năng lượng cho tăng trưởng bào thai là 27% - 31% và cho sữa là 62% - 84% lượng DE tiêu thụ, từ đó sẽ ước tính được nhu cầu năng lượng cho thỏ sinh sản (Xiccato and Trocino, 2010).

- Nhu cầu năng lượng sinh trưởng: Đối với các giống thỏ có khối lượng chênh lệch nhau thì khả năng tăng khối lượng cũng sẽ rất khác nhau. Khi gần đạt đến khối lượng trưởng thành thì tốc độ tăng khối lượng sẽ chậm lại.Theo Xiccato and Trocino (2010) mô tả đối với thỏ như (hình 2.3) thì năng lượng thô (GE) ăn vào sau khi tiêu hóa còn lại năng lượng tiêu hóa (DE) khoảng 60 - 65% GE, sau khi năng lượng thải qua nước tiểu và sinh khí còn lại năng lượng trao đổi (ME) khoảng 57 - 62% GE, tiếp đến sau năng lượng bị mất do thải nhiệt còn lại năng lượng thuần (NE) khoảng 35 - 40% GE.

Ghi chú: GE - năng lượng thô.

Nguồn: Xiccato and Trocino (2010)

Hình 2.3. Quá trình sử dụng năng lượng ở thỏ

Thỏ là một trong những loại động vật có vú có nhu cầu năng lượng tương đối cao, gấp khoảng 3 lần so với trâu bò, tính theo khối lượng trao đổi. Lebas et al. (1986) khuyến cáo năng lượng trao đổi trong khẩu phần thỏ sinh trưởng 4 - 12 tuần tuổi là 2400kcal ME/kg DM, thỏ cái mang thai là 2400kcal ME/kg DM, thỏ

đang nuôi con cao nhất ở mức 2600kcal ME/kg DM, thỏ vỗ béo là 2410kcal ME/kg DM. Lebas (1979) và Lang (1981) năng lượng khoảng 10,73 - 12,66 MJ DE/kg DM phù hợp thỏ sinh trưởng, thỏ mang thai, thỏ nuôi con và thỏ vỗ béo.

Nhu cầu năng lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: Khí hậu, tỉ lệ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần (bột đường, năng lượng, protein, xơ, axit amin), trạng thái sức khỏe của thỏ. Theo Robert (2001), thỏ có khả năng điều chỉnh mức ăn vào cho phù hợp với nhu cầu năng lượng. Do đó nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra tiêu chuẩn ăn cho thỏ ở nhiều mức khác nhau, dao động 1778 - 3000kcal DE/kg DM. Nhu cầu năng lượng của thỏ theo các tác giả khác nhau là rất khác nhau như được trình bày tại bảng 2.3.

Bảng 2.3. Mức năng lượng trong khẩu phần thỏ sinh trưởng thỏ sinh sản

Chỉ tiêu Thỏ thịt Nuôi

con

Mang

thai Nguồn

DE, kcal/kg DM 2778 2889 2778 Lebas et al. (1986) DE, kcal/kg DM 2650 - 2890 3000 Lebas (2004) DE, kcal/kg DM 2778 2778 2778 NRC (1977)

DE, kcal/kg DM 2708 De Blas and Wiseman (2010)

DE, kcal/kg DM 1778 - 2311 Obinne and Mereole (2010)

DE, kcal/kg DM 2251 Ali et al. (2011)

DE, kcal/kg DM 2390 Xiccato and Trocino (2010)

* Ghi chú: DE: Năng lượng tiêu hoá

Bảng 2.4. Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ

Giai đoạn nuôi Nhu cầu các chất dinh dưỡng (g/con/ngày)

Bột đường Protein

Sau cai sữa vỗ béo 22-24

0,5 - 1,0kg 15 - 35 2,5 - 9,0 1,0 - 2,0kg 35 - 80 9,0 – 13 2,0 - 3,0kg 80 - 110 13 – 17 Hậu bị giống, nghỉ đẻ 70 20 20 - 26 Cái có chửa 90 28 26 - 28 Thỏ nuôi con 28 - 31 10 ngày đầu 180 48 11 - 20 ngày 205 56 21 - 30 ngày 200 52 31 - 40 ngày 165 44 Nguồn: INRA (1989)

Theo Lebas et al. (1979) và Lang (1981) mức CP khoảng 17- 20% DM là phù hợp cho thỏ sinh trưởng, thỏ mang thai, thỏ nuôi con và thỏ vỗ béo. Nhu cầu protein về số lượng ít hay nhiều còn phụ thuộc vào chất lượng của protein (Lebas, 2004) đồng thời tác giả cho rằng thỏ 18 - 42 ngày tuổi, 42 - 80 ngày tuổi và sinh sản có nhu cầu protein trong khẩu phần lần lượt là 15 - 16% DM, 16 - 17% DM và 18 - 19% DM (bảng 2.5).

Bảng 2.5. Mức protein thô trong khẩu phần của các loại thỏ

ĐVT: % DM Chỉ tiêu Thỏ 18 - 42 ngày Thỏ 42 - 80 ngày Thỏ sinh sản Lebas et al. (1986) 16 17 16 Lebas (2004) 15 - 16 16 - 17 18 - 19 NRC (1977) - 16,0 15 - 17

De Blas and Wiseman (2010) - 15,0 16,5 - 18,5

Obinne and Mereole (2010) - 16,2 -

Ali et al. (2011) - 16,1 -

Nguồn: Lebas (2004) Theo Lebas et al. (1986), nhu cầu CP trong khẩu phần phân theo giai đoạn sinh trưởng như sau: Thỏ 4 - 12 tuần tuổi là 16% DM; thỏ cái mang thai 16% DM thỏ cái nuôi con 18%, thỏ cái vỗ béo 17% DM.

Kết quả nghiên cứu trên đàn thỏ lai ở đồng bằng sông Cửu Long của Nguyen Van Thu and Nguyen Thi Kim Dong (2005, 2008) cho biết, nhu cầu CP trong khẩu phần thỏ sinh sản là 15% - 18% DM, thỏ sinh trưởng là 13% - 16% DM tuỳ theo chất lượng của nguồn thức ăn là đậu tương, thức ăn hỗn hợp công nghiệp hay phụ phẩm ngành chế biến (bã đậu tương, bã bia…).

2.1.3.3. Nhu cầu chất xơ

Chất xơ khẩu phần là nguồn cung cấp năng lượng và cơ chất chính cho sự tồn tại và hoạt động bình thường của hệ vi sinh vật trong manh tràng thỏ. Số lượng và thành phần chất xơ trong khẩu phần có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hệ vi sinh vật trong manh tràng và ảnh hưởng trực tiếp đến lượng phân mềm tạo ra. Chất xơ tác dụng tích cực đến quá trình lên men của vi sinh vật manh tràng. Nếu cho thỏ ăn ít rau, lá, cỏ, không đáp ứng được chất xơ ở mức 8%

DM thỏ dễ bị ỉa chảy; ngược lại nếu tăng tỉ lệ xơ lên trên 16% DM sẽ làm giảm khả năng sử dụng thức ăn, dễ bị táo phân và ảnh hưởng đến tăng khối lượng thỏ (Đinh Văn Bình và cs., 2007).

Thỏ ăn khẩu phần có tỷ lệ xơ thấp thì có những biểu hiện xáo trộn trong hệ thống tiêu hóa với biểu hiện tiêu chảy, kém ăn kèm theo đó là tỷ lệ chết cao. Nguyên nhân là do khi ăn khẩu phần có tỷ lệ xơ thấp thời gian lưu giữ thức ăn trong đường tiêu hóa kéo dài làm ảnh hưởng quá trình tiêu hóa trong manh tràng (Hoover and Heitmann, 1972). Kết quả nghiên cứu của (Carabaño et al., 1988) cho biết khẩu phần xơ thấp thì sự thay thế chất chứa trong manh tràng cũng sẽ thấp hơn. Tình trạng này dẫn đến hai trường hợp: Sự lên men kém trong manh tràng dẫn đến gia tăng vi sinh vật gây bệnh và tăng lượng xơ ăn vào gây ra thiếu hụt năng lượng ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của toàn bộ cơ thể, tế bào và các tổ chức.

Hầu hết trong các nghiên cứu người ta thấy thỏ có khả năng sử dụng xơ hiệu quả để duy trì sinh lý hoạt động bình thường của manh tràng (NRC, 1977). Sự gia tăng chất chứa trong manh tràng tăng khi thỏ ăn khẩu phần xơ thấp dưới 12% làm cho tốc độ thay đổi chất chứa trong manh tràng thấp hơn. Tốc độ đổi mới chất chứa trong manh tràng giảm xuống dẫn đến sự lên men không mong muốn trong manh tràng và sự gia tăng của vi sinh vật lên men gây thối, sinh bệnh (Carabaño et al., 1988).

Theo De Blas et al. (1999) và Mateos and De Blas (1998), hàm lượng xơ thô đối với thỏ sinh sản 13,5% DM, thỏ vỗ béo 13,5% DM, hàm lượng xơ thô phù hợp dao động từ 13% - 15% DM khẩu phần chứa 90% DM. Với khẩu phần ăn này xơ sẽ kích thích sự hoạt động đường tiêu hóa và nhu động ruột bình thường. Tuy nhiên, thỏ giống trưởng thành có thể sử dụng được khẩu phần ăn có chứa hàm lượng xơ thô cao hơn (16 - 18% DM).

Theo NRC (1977), nhu cầu tối thiểu về xơ thô là 12% trong khẩu phần ăn của thỏ và hàm lượng xơ thô phù hợp nhất là 13 - 15% DM. Xơ kích thích sự hoạt động của đường tiêu hóa và nhu động ruột bình thường. Nhưng nếu tăng tỉ lệ xơ thô trên 16% DM thì sẽ gây cản trở tăng khối lượng và khả năng sử dụng thức ăn của thỏ. Tuy nhiên, thỏ giống trưởng thành có thể sử dụng được khẩu phần ăn có chứa thành phần xơ thô cao hơn (16 - 18% DM).

đủ chất xơ, hoặc lượng chất xơ thu nhận thấp, thành phần và nguồn gốc chất xơ thiếu sự đa dạng dẫn đến giảm khả năng tăng khối lượng của thỏ và thường liên quan đến việc hạn chế khả năng thu nhận thức ăn, tiêu hóa của thỏ.

Bảng 2.6. Thành phần chất xơ trong khẩu phần của thỏ sinh trưởng và thỏ sinh sản

Thành phần

Thỏ sinh trưởng Thỏ sinh sản

Bú sữa Vỗ béo Hậu bị Sinh sản

Lignocellulose, ADF (g/kg TĂ) ≥ 190 ≥ 170 ≥ 200 ≥ 140

Lignin, ADL (g/kg TĂ) ≥ 55 ≥ 50 - -

Cellulose, ADF-ADL (g/kg TĂ) ≥ 130 ≥ 110 - - Tỷ lệ lignin/cellulose (%) ≥ 0,4 ≥ 0,4 - > 0,3 Hemicellulose, NDF-ADF (g/kg TĂ) > 120 > 100 - - Pectin+hemicellulose/ADF (g/kg TĂ) ≤ 1,3 ≤ 1,3 - -

Nguồn: Gidenne (2000) Ở thỏ, thời gian thức ăn di chuyển qua toàn bộ đường tiêu hóa từ 9 - 30 giờ (trung bình là 19 giờ), trong đó: thời gian thức ăn thoát qua dạ dày từ 3 - 6 giờ, qua ruột non khoảng 40 - 80 phút (10 - 20 phút và 30 - 60 phút tương ứng ở không tràng và hồi tràng), qua manh tràng từ 4 - 9 giờ (Laplace and Lebas, 1975; Udén et al., 1982; Fraga et al., 1984). Các nghiên cứu gần đây cho thấy thời gian thức ăn lưu chuyển trong đường tiêu hóa ở thỏ dao động trong khoảng 16 - 54 giờ, trung bình là 18 giờ, đối với những khẩu phần cân đối các thành phần dinh dưỡng, trong đó thời gian lưu giữ thức ăn trong manh tràng chiếm khoảng 60% tổng thời gian lưu giữ thức ăn trong đường tiêu hóa (García et al., 1997; Gidenne., 1992).

García et al. (1997) cho biết, có mối tương quan giữa thời gian thức ăn thoát qua - khối lượng manh tràng ở thỏ, khối lượng manh tràng đạt thấp nhất ở mức 40% NDF khẩu phần, khi tăng hoặc giảm hàm lượng NDF trong chất xơ khẩu phần đều làm tăng khối lượng của manh tràng (hình 2.4).

Sự biến động về thời gian thức ăn thoát qua đường tiêu hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp cho ăn, đặc tính con vật và nguồn thức ăn mà thỏ thu nhận được. Đối với yếu tố nguồn thức ăn, hàm lượng chất xơ khẩu phần có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian thức ăn thoát qua đường tiêu hóa. Thông thường

đối với các loại thức ăn giàu chất xơ, thành phần chất xơ khó tiêu hóa trong khẩu phần ăn cao sẽ làm cho thời gian lưu giữ thức ăn trong đường tiêu hóa giảm, hay nói cách khác thức ăn thoát qua đường tiêu hóa sẽ nhanh hơn. Theo Gidenne (1994), tăng hàm lượng chất xơ khẩu phần từ 220 lên 400 g/kg thức ăn, làm giảm thời gian lưu giữ thức ăn trong đường tiêu hóa của thỏ 12 giờ.

Hình 2.4. Ảnh hưởng của thành phần NDF trong khẩu phần đến khối lượng của manh tràng

Chất xơ khẩu phần có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng năng lượng ở thỏ. Do khả năng phân giải các mảnh thức ăn lớn là thấp, thời gian phân giải thức ăn nhanh dẫn đến thời gian thức ăn thoát qua đường tiêu hóa ở thỏ nhanh hơn ở các loài gia súc khác như gia súc nhai lại, lợn hay ngựa (Warner, 1981). Vì vậy, tỷ lệ tiêu hóa khẩu phần ăn của thỏ thấp hơn gia súc khác.

Theo Parker (1976) và Marty and Vernay (1984), axít béo bay hơi sinh ra từ quá trình lên men chất xơ của hệ vi sinh vật trong manh tràng đóng góp khoảng 40% nhu cầu năng lượng cho duy trì ở thỏ. Hàm lượng chất xơ trong khẩu phần quá cao sẽ làm giảm thời gian lưu giữ thức ăn trong đường tiêu hóa, giảm lượng thức ăn thu nhận ở thỏ và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, giảm quá trình hấp thu năng lượng, nên thỏ có khuynh hướng tăng lượng thức ăn thu nhận để thỏa mãn nhu cầu năng lượng cho cơ thể, từ đó làm giảm hiệu quả chuyển hóa thức ăn. Khi hàm lượng chất xơ khẩu phần tăng lên quá cao, việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức năng lượng trao đổi, protein thô và xơ thích hợp trong khẩu phần nuôi thỏ thịt new zealand giai đoạn sinh trưởng trên cơ sở nguồn thức ăn sẵn có (Trang 26 - 37)