Đánh giá ảnh hưởng của mật độ năng lượng, protein và xơ đến sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức năng lượng trao đổi, protein thô và xơ thích hợp trong khẩu phần nuôi thỏ thịt new zealand giai đoạn sinh trưởng trên cơ sở nguồn thức ăn sẵn có (Trang 60 - 63)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.3 Đánh giá ảnh hưởng của mật độ năng lượng, protein và xơ đến sinh

trưởng và chuyển hóa thức ăn

Để đánh giá được ảnh hưởng của mật độ năng lượng, protein và xơ đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn, các thí nghiệm thay thế tỷ lệ giữa các loại thức ăn xanh giàu protein và giàu xơ đã được tiến hành nhằm tạo ra sự biến động lớn về thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần (thí nghiệm 3.1-3.5).

3.4.3.1. Gia súc thí nghiệm

Tổng số 125 thỏ đực New Zealand 6 tuần tuổi (1,14 ± 0,19kg).

3.4.3.2. Thức ăn thí nghiệm

Chè đại (Trichanthera gigantea), rau muống (Ipomoea aquatica), rau lang (Ipomoea batatas), cỏ lông para (Brachiaria mutica), cỏ setaria (Setaria sphacelata), cỏ voi (Pennisetum purpureum) và thóc. Thức ăn thô xanh được chặt ngắn 15 - 20cm và phơi tái trước khi cho ăn. Để đảm bảo lượng thu cắt mỗi ngày của từng loại thức ăn xanh đúng tuổi thu cắt, các loại thức ăn xanh được trồng trong 4 ô/giống cỏ (mỗi ô 150 m2/thức ăn xanh giàu protein; mỗi ô 80-90 m2/thức ăn giàu xơ), các ô được trồng cách nhau 15 ngày. Quy trình trồng và chăm sóc các giống cỏ được trình bày ở phụ lục 3.

3.4.3.3. Thời gian và địa điểm

Thí nghiệm triển khai từ 01/2013 - 5/2013 tại trường Cao đẳng Kinh tế -Kỹ thuật Vĩnh Phúc và Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

3.4.3.4. Thiết kế thí nghiệm

Tổng số 125 thỏ đực New Zealand 6 tuần tuổi được chia thành 25 nhóm (mỗi nhóm 5 con) để cho ăn các khẩu phần ăn khác nhau. Các loại thức ăn sử dụng (bảng 3.3) chủ yếu là thức ăn xanh được phối hợp bằng cách thay thế thức ăn giàu xơ và năng lượng (cỏ voi, lông para, cỏ setaria, thóc) bằng thức ăn giàu protein (rau muống, rau lang, lá chè đại) theo các tỷ lệ khác nhau (0, 25, 50,75 và 100%) để tạo ra sự biến động lớn về mật độ năng lượng, protein và xơ trong khẩu phần (bảng 3.4). Hàm lượng năng lượng, protein và xơ của các khẩu phần này thay đổi trong những miền biến động lớn bao phủ được các giá trị theo các khuyến cáo của một số tác giả nghiên cứu về dinh dưỡng, thức ăn cho thỏ như:

Bảng 3.3. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm

Thức ăn DM CP NDF ADF CF EE Ash ME

(%) (%DM) (%DM) (%DM) (%DM) (%DM) (%DM) (kcal/kg DM) Cỏ voi 14,43 14,44 62,36 33,14 28,89 0,62 13,42 1827 Cỏ setaria 13,67 15,29 60,38 33,21 28,87 2,86 11,03 1990 Cỏ lông para 17,17 11,26 76,39 35,35 31,40 0,59 11,42 1875 Rau muống 11,82 26,79 30,07 19,72 20,42 1,32 11,95 2445 Dây khoai lang 11,00 23,06 37,76 22,45 19,78 2,55 11,24 2398 Lá chè đại 17,45 18,82 45,76 25,46 24,41 2,27 14,27 2058 Thóc 88,01 6,94 32,19 16,60 13,86 0,29 8,10 2819 Gạo 88,14 7,61 5,31 3,32 13,46 0,31 5,01 3426

* Ghi chú: DM: Chất khô, CP: protein thô, NDF: xơ không tan trong chất rửa trung tính, ADF: xơ không tan trong chất rửa axit, CF: xơ thô, EE: mỡ thô, Ash: khoáng tổng số, ME: Năng lượng trao đổi.

Kết quả nghiên cứu của NRC (1977), Lebas (1980) và các công trình nghiên cứu gần đây về thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần cho thỏ (Tao and Li, 2006; Pinheiro et al., 2009; De Blas and Mateos, 2010; Osho et al., 2013). Mức độ biến động này cho phép thăm dò được đáp ứng của thỏ thông qua tốc độ sinh trưởng hàng ngày (ADG) và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) đối với các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần.

Bảng 3.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm thăm dò ảnh hưởng của hàm lượng năng lượng, protein và xơ đến sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn

TN3.1 TN3.2 TN3.3 TN3.4 TN3.5

PAR100&CD0 VOI100&RM0 SET100&RL0 RM&THOC0 RL&THOC0 PAR75&CD25 VOI75&RM25 SET75&RL25 RM&THOC1 RL&THOC1 PAR50&CD50 VOI50&RM50 SET50&RL50 RM&THOC2 RL&THOC2 PAR25&CD75 VOI25&RM75 SET25&RL75 RM&THOC3 RL&THOC3 PAR0&CD100 VOI0&RM100 SET0&RL100 RM&THOC4 RL&THOC4

* Ghi chú: 0, 25, 50, 75, 100 là mức của các loại thức ăn thô xanh trong khẩu phần; 0, 1, 2, 3 và 4 là mức thóc trong khẩu phần (%KL). PAR - cỏ lông Para, CD - chè đại,

VOI - cỏ voi; RM - rau muống, RL - rau lang; SET - cỏ setaria, THOC - thóc

3.4.3.5. Nuôi dưỡng và quản lý

Quá trình nuôi dưỡng và quản lý được tiến hành như thí nghiệm 1.

3.4.3.6. Phương pháp xác định các chỉ tiêu

lượng thu nhận, hệ số chuyển hóa thức ăn... được tiến hành như thí nghiệm 1.

- Phương pháp thu thập mẫu thức ăn và mẫu phân

Phương pháp lấy mẫu thức ăn và mẫu phân được tiến hành như thí nghiệm 1. Tổng số mẫu phân tích gồm: 50 thức ăn (các mẫu thức ăn được lấy mẫu hàng ngày và trộn đều lấy mẫu đại diện sau mỗi tuần x 6 loại thức ăn thô xanh x 8 tuần + 2 mẫu thức ăn khô (trấu, gạo); 50 mẫu thức ăn thừa (các mẫu thức ăn thừa được lấy mẫu hàng ngày; sau 4 tuần, các mẫu này được trộn đều để lấy mẫu đại diện); 125 mẫu phân.

- Xác định tỷ lệ tiêu hóa

Trong thời gian giữa và cuối thí nghiệm (tuần thí nghiệm thứ 4 và tuần thứ 8), toàn bộ phân của thỏ được xác định liên tục trong 7 ngày cho từng cá thể. Các mẫu phân đại diện (10%) được thu thập hàng ngày từ tổng lượng phân hàng ngày và được bảo quản ở nhiệt độ -25°C. Vào ngày cuối cùng, tất cả các mẫu được được cân gộp tương ứng với mỗi thỏ riêng biệt. Tỷ lệ tiêu hoá Y (%) = 100*(A- B)/A, trong đó A và B tương ứng là lượng chất dinh dưỡng Y ăn vào và chất Y thải ra trong phân.

- Xác định tăng khối lượng

Thỏ được cân khối lượng cá thể vào đầu thí nghiệm và sau đó 7 ngày cân một lần vào lúc 7h sáng, trước lúc cho ăn. Tăng khối lượng (KL) bình quân hàng ngày (ADG) được tính theo hệ số hồi quy tuyến tính (slope) của khối lượng cân hàng tuần theo thời gian nuôi.

3.4.3.7. Phương pháp xử lý số liệu

Để mô tả động thái đáp ứng của thỏ đối với các thành phần dinh dưỡng của khẩu phần, mô hình bình phương bé nhất tổng quát (general least squares model) được áp dụng để tìm đường cong đáp ứng dinh dưỡng (nutrient-reponse curve) hay phương trình hồi quy phù hợp nhất, thể hiện sự phụ thuộc giữa ADG và FCR với các thành phần ME, CP, ADF của khẩu phần như là các biến độc lập liên tục. Tiếp theo, phương pháp phân tích tối ưu (solver analysis) được dùng để xác định các mức ME, CP, ADF tốt nhất trong khẩu phần ăn của thỏ. Phương pháp này dựa trên các nguyên tắc: (1) Mức dinh dưỡng tốt nhất là mức dinh dưỡng khi ADG cao nhất; (2) Mức dinh dưỡng tốt nhất là mức dinh dưỡng khi FCR thấp nhất.

Các tham số thống kê đánh giá độ chính xác của phương trình hồi quy bao gồm: sai số chẩn đoán trung bình (MPE), sai số chẩn đoán tương đối (RPE, %),

hệ số xác định (R²), hệ số xác định hiệu chỉnh (R²-adj). MPE và RPE được tính theo công thức: ( )2 1 1 2 n i i i O P M P E n = − = ∑ ( )2 1 2 1 1 0 0 n i i i n i i O P R P E x O = = − = ∑ ∑ Trong đó: n là số mẫu quan sát; Oi là giá trị quan sát; Pi là giá trị chẩn đoán.

Phương trình có độ chính xác “rất cao” khi RPE ≤ 5% và R² > 80%, độ chính xác “cao” với 5% < RPE ≤ 10% và R² > 70%, độ chính xác “trung bình” với 10% < RPE ≤ 15% và R² > 60%, độ chính xác “chấp nhận” với 15% < RPE ≤ 20% và R² > 50% (Fuentes-Pila et al., 1996; Fuentes-Pila et al., 2003). Phần mềm Minitab 16 và Excel 2007 được dùng để hỗ trợ cho việc tính toán này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức năng lượng trao đổi, protein thô và xơ thích hợp trong khẩu phần nuôi thỏ thịt new zealand giai đoạn sinh trưởng trên cơ sở nguồn thức ăn sẵn có (Trang 60 - 63)