Thỏ 1 Thỏ 2 Thỏ 3 Thỏ 4 Thỏ 5 Thỏ 6 Thỏ 7 Thỏ 8 Thỏ 9 Thỏ 10 Thỏ 11 Thỏ 12 GĐ1 CĐ CĐ CĐ RL RL RL RM RM RM HH HH HH GĐ2 HH HH HH CĐ CĐ CĐ RL RL RL RM RM RM GĐ3 RM RM RM HH HH HH CĐ CĐ CĐ RL RL RL GĐ4 RL RL RL RM RM RM HH HH HH CĐ CĐ CĐ
* Ghi chú: GĐ - giai đoạn, CĐ - chè đại, RL - rau lang; RM - rau muống, HH - thức ăn hỗn hợp.
d) Thời gian và địa điểm
Thí nghiệm triển khai từ 8/2012 - tháng 01/2013 tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc.
e) Nuôi dưỡng và quản lý
Quá trình nuôi dưỡng và quản lý tương tự như thí nghiệm 1.
f) Phương pháp xác định các chỉ tiêu
Phương pháp xác định thành phần hóa học của thức ăn, giá trị dinh dưỡng, lượng thu nhận, tỷ lệ tiêu hóa, tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn tương tự như thí nghiệm 1.
g) Phương pháp xử lý số liệu
Mô hình thống kê và phương pháp xử lý số liệu tương tự như thí nghiệm 1.
3.4.3. Đánh giá ảnh hưởng của mật độ năng lượng, protein và xơ đến sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn trưởng và chuyển hóa thức ăn
Để đánh giá được ảnh hưởng của mật độ năng lượng, protein và xơ đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn, các thí nghiệm thay thế tỷ lệ giữa các loại thức ăn xanh giàu protein và giàu xơ đã được tiến hành nhằm tạo ra sự biến động lớn về thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần (thí nghiệm 3.1-3.5).
3.4.3.1. Gia súc thí nghiệm
Tổng số 125 thỏ đực New Zealand 6 tuần tuổi (1,14 ± 0,19kg).
3.4.3.2. Thức ăn thí nghiệm
Chè đại (Trichanthera gigantea), rau muống (Ipomoea aquatica), rau lang (Ipomoea batatas), cỏ lông para (Brachiaria mutica), cỏ setaria (Setaria sphacelata), cỏ voi (Pennisetum purpureum) và thóc. Thức ăn thô xanh được chặt ngắn 15 - 20cm và phơi tái trước khi cho ăn. Để đảm bảo lượng thu cắt mỗi ngày của từng loại thức ăn xanh đúng tuổi thu cắt, các loại thức ăn xanh được trồng trong 4 ô/giống cỏ (mỗi ô 150 m2/thức ăn xanh giàu protein; mỗi ô 80-90 m2/thức ăn giàu xơ), các ô được trồng cách nhau 15 ngày. Quy trình trồng và chăm sóc các giống cỏ được trình bày ở phụ lục 3.
3.4.3.3. Thời gian và địa điểm
Thí nghiệm triển khai từ 01/2013 - 5/2013 tại trường Cao đẳng Kinh tế -Kỹ thuật Vĩnh Phúc và Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
3.4.3.4. Thiết kế thí nghiệm
Tổng số 125 thỏ đực New Zealand 6 tuần tuổi được chia thành 25 nhóm (mỗi nhóm 5 con) để cho ăn các khẩu phần ăn khác nhau. Các loại thức ăn sử dụng (bảng 3.3) chủ yếu là thức ăn xanh được phối hợp bằng cách thay thế thức ăn giàu xơ và năng lượng (cỏ voi, lông para, cỏ setaria, thóc) bằng thức ăn giàu protein (rau muống, rau lang, lá chè đại) theo các tỷ lệ khác nhau (0, 25, 50,75 và 100%) để tạo ra sự biến động lớn về mật độ năng lượng, protein và xơ trong khẩu phần (bảng 3.4). Hàm lượng năng lượng, protein và xơ của các khẩu phần này thay đổi trong những miền biến động lớn bao phủ được các giá trị theo các khuyến cáo của một số tác giả nghiên cứu về dinh dưỡng, thức ăn cho thỏ như: