Ảnh hưởng của mức thay thế thức ăn thô xanh giàu xơ bằng thức ăn thô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức năng lượng trao đổi, protein thô và xơ thích hợp trong khẩu phần nuôi thỏ thịt new zealand giai đoạn sinh trưởng trên cơ sở nguồn thức ăn sẵn có (Trang 85 - 95)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3 Ảnh hưởng của mật độ năng lượng, protein và xơ đến sinh trưởng và

4.3.1 Ảnh hưởng của mức thay thế thức ăn thô xanh giàu xơ bằng thức ăn thô

giá với một số loại thức ăn cụ thể. Tiếp theo, đáp ứng của thỏ (ADG và FCR) với sự thay đổi các thành phần dinh dưỡng của khẩu phần (ME, CP, ADF) được mô hình hóa dưới dạng các phương trình hồi quy.

4.3.1. Ảnh hưởng của mức thay thế thức ăn thô xanh giàu xơ bằng thức ăn thô xanh giàu protein thô xanh giàu protein

4.3.1.1. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm

Thức ăn xanh nuôi thỏ trong thí nghiệm này (bảng 4.15) gồm hai nhóm thức ăn: Thức ăn giàu xơ (cỏ lông para và cỏ setaria), thức ăn giàu protein (chè đại, rau lang). Cỏ lông para và setaria có hàm lượng xơ cao (36,34% và 33,2% ADF) nhưng hàm lượng protein thấp (11,53% và 15,90% CP). Ngược lại, lá chè đại và rau lang có với hàm lượng xơ vừa phải (25,46% và 22,47% ADF) và hàm lượng protein cao (19,12% và 23,3% CP). Bên cạnh thức ăn xanh cung cấp xơ và protein, trong khẩu phần còn có thóc tẻ được cho ăn ở mức giống nhau giữa các lô (2% khối lượng thỏ) làm nguồn năng lượng là chính vì hàm lượng protein và xơ trong thóc đều thấp (6,78% CP và 16,19% ADF).

Bảng 4.15. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm

Thức ăn DM OM CP NDF ADF (%) (% DM) (% DM) (% DM) (% DM) Cỏ lông para 16,65 88,82 11,53 76,36 36,34 Cỏ setaria 13,71 90,87 15,90 60,38 33,20 Lá chè đại 17,32 87,83 19,12 45,76 25,46 Rau lang 11,14 86,22 23,30 37,76 22,47 Thóc 87,84 91,85 6,78 31,24 16,19

* Ghi chú: DM - vật chất khô; OM - chất hữu cơ; CP - protein thô; NDF - xơ không tan bởi chất tẩy trung tính; ADF - xơ không tan bởi chất tẩy axit.

Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn trong thí nghiệm tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trạch và cs. (2012a). Các nghiên cứu của Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông (2008); Nguyễn Văn Thu (2011); Nguyễn Vĩnh Châu và Nguyễn Văn Thu (2014a, 2014b) cho biết, cỏ lông para và rau lang có (19,3 - 8,25%) DM, (11,2 - 20,7%) CP, (74,1 - 41,7%) NDF và (37,9 - 30,5%) ADF. Như vậy, hàm lượng ADF của lông para và rau lang trong nghiên cứu này thấp hơn kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.

4.3.1.2. Ảnh hưởng của mức thay thế cỏ lông para bằng lá chè đại và cỏ setaria bằng rau lang đến thu nhận và tiêu hóa thức ăn

Kết quả theo dõi thu nhận và tiêu hoá thức ăn của thỏ cho thấy đưa thức ăn xanh giàu protein (lá chè đại, rau lang) vào khẩu phần thay thế thức ăn xanh giàu xơ (cỏ lông para, cỏ setaria) làm cho thu nhận thức ăn xanh tăng (P<0,001) và do đó mà tổng thu nhận DM cũng tăng rõ rệt, cả khi tính theo khối lượng tuyệt đối (P <0,001) và tính theo phần trăm khối lượng (P<0,05) (bảng 4.16 và 4.17).

Bảng 4.16. Ảnh hưởng của tỷ lệ cỏ lông para và lá chè đại trong khẩu phần đến lượng thu nhận và tiêu hoá thức ăn của thỏ

Chỉ tiêu

Mức thay thế cỏ lông para bằng lá chè đại

(%) SEM P

0 25 50 75 100

Thu nhận DM thức ăn xanh

g/con/ngày 50,2c 62,6b 67,5b 72,8a 76,3a 1,3 <0,001 Tổng DM thu nhận g/con/ngày 76,6c 89,0b 93,9b 99,2a 102,7a 1,3 <0,001 % KL sống 5,6b 6,0ab 6,1ab 6,3ab 6,4a 0,2 0,04 Thu nhận CP g/con/ngày 7,6e 10,2d 12,1c 14,3b 16,4a 0,2 <0,001 % DM 9,9e 11,5d 12,9c 14,4b 15,9a 0,03 <0,001 Thu nhận NDF g/con/ngày 46,3b 51,0a 49,2ab 46,9b 42,9c 0,7 <0,001 % DM 60,5a 57,3a 52,4b 47,3c 41,8d 0,1 <0,001 Tỷ lệ tiêu hoá DM(%) 61,8d 65,9c 69,3b 71,9ab 73,2a 0,8 <0,001

Ghi chú: Trong cùng hàng, các giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Kết quả theo dõi thu nhận và tiêu hoá thức ăn của thỏ (bảng 4.16) cho thấy đưa lá chè đại vào khẩu phần thay cỏ lông para làm cho thu nhận thức ăn xanh tăng (P<0,001) từ 50,2 g/con/ngày (khẩu phần 100% lông para) lên 62,6; 67,5; 72,8 và 76,3 g/con/ngày tương ứng với các mức thay thế dần tỷ lệ 25%, 50%, 75% và 100% chè đại. Từ đó tổng thu nhận DM cũng tăng rõ rệt, khi tính theo ngày (g/con/ngày) (P<0,001) và tính theo phần trăm khối lượng (P<0,05). Tỷ lệ lá chè đại càng cao thì lượng thu nhận DM thức ăn có xu hướng càng tăng. Điều này là do chè đại có tỷ lệ tiêu hoá cao hơn so với cỏ lông para, thể hiện ở chỗ tỷ lệ tiêu hoá DM của khẩu phần tăng lên rất rõ rệt (P<0,001) từ 65,9 lên 73,2% khi tăng tỷ lệ lá chè đại từ 25 - 100% trong khẩu phần.

Thu nhận NDF cao nhất ở lô thay thế 25% cỏ lông para bằng chè đại do lượng thức ăn xanh thu nhận tăng cao trong khi tỷ lệ cỏ lông para vẫn ở mức cao (75%). Tuy nhiên, sau đó lượng thu nhận NDF giảm dần và thấp nhất ở lô ăn 100% lá chè đại. Thu nhận NDF nếu tính theo tỷ lệ trong tổng DM thu nhận thì lại giảm rất rõ rệt (P<0,001) theo chiều tăng tỷ lệ chè đại trong khẩu phần. Tỷ lệ tiêu hóa có xu thế tăng dần (từ 61,8 - 73,2%) khi tăng tỷ lệ chè đại trong khẩu phần, tỷ lệ tiêu hóa cao nhất khi khẩu phần có 100% chè đại. Tỷ lệ thức ăn protein càng cao thì lượng thu nhận DM thức ăn có xu hướng càng tăng. Điều này chắc chắn một phần là do tỷ lệ tiêu hoá cao hơn của thức ăn giàu protein so với thức ăn giàu xơ (P<0,001).

Bảng 4.17. Ảnh hưởng của mức thay thế cỏ setaria bằng rau lang đến thu nhận và tiêu hoá thức ăn của thỏ New Zealand

Chỉ tiêu

Mức thay thế cỏ setaria bằng rau lang

(%) SEM P

0 25 50 75 100

Thu nhận thức ăn xanh

g DM/con/ngày 41,3d 51,3c 66,2b 72,7a 75,5a 1,3 <0,001 Tổng DM thu nhận: g/con/ngày 85,1 d 95,0c 110,0b 116,4a 119,2a 1,3 <0,001 % KL 6,0b 6,1b 6,6ab 7,0a 7,2a 0,2 <0,001 Thu nhận CP: g/con/ngày 9,5 e 12,1d 16,0c 18,6b 20,6a 0,3 <0,001 % DM thu nhận 11,2e 12,7d 14,5c 15,9b 17,2a 0,1 <0,001 Thu nhận NDF: g/con/ngày 39,0c 42,1b 46,6a 45,6a 42,6b 0,6 <0,001 % DM thu nhận 45,9a 44,4b 42,3c 39,2d 35,7e 0,1 <0,001 Tỷ lệ tiêu hoá DM (%) 63,1d 65,6cd 68,6bc 71,4ab 74,6a 1,2 <0,001

Ghi chú: Trong cùng hàng, các giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Kết quả cho thấy lượng thu nhận DM từ thức ăn xanh cũng như tổng thu nhận DM tăng dần khi tăng tỷ lệ thay thế cỏ setaria bằng rau lang (từ 25%, 50%, 75% và 100%), kể cả khi tính theo ngày (g/con/ngày) cũng như khi tính theo phần trăm khối lượng cơ thể (bảng 4.17). Việc tăng lượng thức ăn thu nhận khi tỷ lệ rau lang tăng lên trong khẩu phần có thể giải thích là do rau lang có tỷ lệ tiêu hoá (74,6%) cao hơn cỏ setaria (63,1%) nên tỷ lệ tiêu hoá chung của

khẩu phần tăng, nhờ đó thức ăn được giải phóng nhanh hơn để ra khỏi đường ruột, tạo điều kiện để thỏ ăn được nhiều thức ăn mới hơn. Tuy nhiên, không có sự khác nhau rõ rệt về lượng thu nhận DM giữa mức thay thế cỏ setaria bằng 75% và 100% rau lang.

Khác với DM, lượng thu nhận NDF có sự khác nhau giữa các lô (P<0,001), nhưng cao nhất ở lô thay thế 50% và 75% cỏ setaria bằng rau lang nếu tính theo lượng tuyệt đối (g/con/ngày). Điều này có thể giải thích là do hàm lượng NDF trong tổng DM thu nhận giảm dần theo mức tăng rau lang nên khi tổng thu nhận DM không tăng khi tăng tỷ lệ thay thế rau lang lên trên 75%, tất yếu lượng thu nhận NDF giảm xuống(bảng 4.17).

Như vậy, khi thay thế cỏ setaria bằng rau lang và lông para bằng chè đại thì hàm lượng protein trong thức ăn xanh sẽ tăng lên, còn hàm lượng xơ sẽ giảm xuống. Điều này có ảnh hưởng rất rõ rệt đến lượng thu nhận và tiêu hoá thức ăn của thỏ. Kết quả cũng cho thấy lượng protein thu nhận tăng cùng với lượng DM thu nhận đồng thời với tăng KL cao hơn khi giảm loại thức ăn giàu xơ, tăng loại thức ăn giàu protein, đó là do hàm lượng protein trong thức ăn lá chè đại và rau lang cao hơn nhiều so với trong cỏ lông para và setaria. Cũng chính vì thế mà hàm lượng protein trong tổng DM thu nhận cũng tăng nhanh (P<0,001) khi tăng tỷ lệ chè đại hoặc rau lang trong khẩu phần. Đây có thể là nguyên nhân chính làm tăng KL của thỏ khi đưa thức ăn xanh giàu protein vào khẩu phần (bảng 4.18).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương nghiên cứu của Nguyen Thi Kim Dong et al. (2008) khi thay thế cỏ lông para có hàm lượng protein thấp (11,7 - 12,9%) trong khẩu phần ăn cơ sở bằng lá rau muống có hàm lượng protein cao (32,2 - 36,3%) lượng thức ăn thu nhận thỏ tăng khi tăng tỷ lệ lá rau muống ở mức 25%, 50%, 75% thay thế cỏ lông para. Lượng thức ăn thu nhận tăng dần từ 67,0 đến 74,5 g DM/con/ngày, thu nhận protein tăng từ 10,6 đến 15,3 g/con/ngày, tỷ lệ tiêu hóa DM tăng từ 70,5 đến 73,0%.

Nguyễn Văn Thu (2011) cho biết khi tăng dần tỷ lệ lá rau muống trong khẩu phần cơ sở là cỏ lông para thì lượng protein thu nhận tăng dần từ 10,2 lên đến 14,1 g/con/ngày và lượng thu nhận NDF giảm dần từ 41,2 xuống còn 34,7 g/con/ngày. Một số nghiên cứu khác cho biết khi tăng dần tỷ lệ rau muống vào khẩu phần cơ sở là cỏ lông para đã làm tăng lượng thu nhận các chất dinh dưỡng và nâng cao tốc độ tăng khối lượng của thỏ. Cụ thể, lượng chất khô thu nhận tăng

71,4 - 84,3 g/con/ngày và thu nhận protein 10,2 - 12,8 g/con/ngày (Nguyen Van Thu and Nguyen Thi Kim Dong, 2005; Nguyễn Thị Kim Đông, 2009b).

Vai trò chất xơ đối với thỏ, De Blas et al. (1999) và De Blas and Wiseman (2010) chỉ ra rằng chất xơ giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa hoạt động của vi sinh vật đường tiêu hóa của thỏ, duy trì nhu động ruột và do đó giúp duy trì sức khỏe đường tiêu hóa. Hơn nữa xơ là nguồn năng lượng chính cho vi sinh vật ở ruột già (De Blas et al., 1999) Nếu khẩu phần thiếu xơ có thể dẫn đến giảm nhu động ruột và kéo dài thời gian lưu chuyển thức ăn trong đường tiêu hóa (Irlbeck, 2011). Tuy nhiên, khi hàm lượng xơ quá cao sẽ làm giảm tỷ lệ tiêu hóa của khẩu phần và hoạt động của vi sinh vật, do đó sẽ làm giảm lượng thu nhận, giảm mật độ năng lượng và các chất dinh dưỡng khác trong khẩu phần (Tao and Li, 2006).

Về nguyên lý thì tỷ lệ tiêu hoá thấp sẽ hạn chế lượng thức ăn ăn vào do chất chứa trong đường ruột chậm được giải phóng. Mặt khác hàm lượng CP của chè đại, rau muống cao hơn, đồng thời hàm lượng NDF, ADF thấp hơn so với cỏ lông para và setaria. Điều đó cho thấy lượng chất khô thu nhận càng thấp khi trong khẩu phần có tỷ lệ cỏ lông para và setaria càng cao theo đó, lượng thu nhận các chất dinh dưỡng và tỷ lệ tiêu hoá thấp ở lô thỏ ăn 100% cỏ lông para và setaria như đã thấy ở (bảng 4.16 và 4.17). Kết quả cho thấy khi tăng hàm lượng thức ăn giàu protein thay thế thức ăn giàu xơ sẽ tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng, lượng xơ giảm. Điều này cũng có thể giải thích một phần cho sự tăng lên về tỷ lệ tiêu hoá DM của toàn khẩu phần do đáp ứng tốt hơn nhu cầu dinh dưỡng của vi sinh vật đường ruột và/hay cân bằng dinh dưỡng tốt hơn. Tăng tỷ lệ tiêu hoá lại có tác dụng trở ngược làm tăng lượng thức ăn thu nhận nhờ giải phóng chất chứa trong đường ruột nhanh hơn.

4.3.1.3. Ảnh hưởng của mức thay thế cỏ lông para bằng lá chè đại và cỏ setaria bằng rau lang đến tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn

Kết quả theo dõi khối lượng và hệ số chuyển hóa thức ăn của thỏ thí nghiệm (bảng 4.18 và 4.19) cho thấy càng tăng tỷ lệ thức ăn xanh giàu protein trong khẩu phần thì tốc độ sinh trưởng của thỏ càng tăng (P<0,001) và hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR) càng giảm (P <0,05). Kết quả cho thấy khi tăng tỷ lệ lá chè đại từ 25% đến 100% (bảng 4.18) trong khẩu phần thì tốc độ sinh trưởng (ADG) tăng từ 17,2 lên đến 22,6 g/con/ngày (P<0,001), hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR) giảm từ 5,19 xuống 4,57kg DM/kg tăng KL (P <0,05). Điều này có thể

được giải thích là do lượng thức ăn thu nhận và tỷ lệ tiêu hoá tăng lên khi tăng thức ăn giàu protein vào khẩu phần. Kết quả đó cũng có thể giải thích là nhờ nhu cầu protein của thỏ được đáp ứng tốt hơn cho nên thu nhận chất dinh dưỡng cao hơn dẫn đến tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng đạt hiệu quả tốt hơn. Kết quả nghiên cứu này cao hơn kết quả thí nghiệm của Nguyen Thi Kim Dong et al. (2008) khi thay thế cỏ lông para trong khẩu phần ăn cơ sở bằng lá rau muống đã làm tăng ADG của thỏ lai từ 13,0 lên đến 19,0 g/con/ngày chuyển hóa thức ăn giảm từ 5,85 xuống 4,03kg DM/kg tăng KL. Kết quả tăng khối lượng và chuyển hóa thức ăn của chúng tôi tương ứng với kết quả Tran Hoang Chat et al. (2005) khi thay thế cỏ ghinê bằng rau muống và cũng phù hợp kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thu (2011) tăng khối lượng từ 18,9 lên đến 22,4 g/con/ngày, hệ số chuyển hóa thức ăn giảm từ 3,62 xuống còn 3,09kg DM/kg tăng KL.

Bảng 4.18. Ảnh hưởng của mức thay thế cỏ lông para bằng lá chè đại đến tăng khối lượng và chuyển hoá thức ăn của thỏ

Chỉ tiêu

Mức thay thế cỏ lông para bằng lá chè đại

(%) SE M P 0 25 50 75 100 KL đầu kỳ (g/con) 978 1000 998 986 970 37 0,971 KL cuối kỳ (g/con) 1768c 1963bc 2080ab 2187a 2237a 51 <0,001 Tăng KL cả kỳ (g/con) 790c 962bc 1082ab 1200a 1267a 45 <0,001 ADG (g/con/ngày) 14,1c 17,2bc 19,3ab 21,4a 22,6a 0,8 <0,001 Hệ số chuyển hoáTA(FCR) (kg DM/kg tăng KL) 5,47 a 5,19ab 4,87ab 4,71ab 4,57b 0,19 0,017

* Ghi chú: Trong cùng hàng, các giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Như vậy, việc tăng tỷ lệ lá chè đại trong khẩu phần làm tăng tốc độ sinh trưởng của thỏ. Đó là kết quả tổng hợp của việc tăng lượng thu nhận và tỷ lệ tiêu hoá, đồng thời với việc tăng hàm lượng protein và giảm hàm lượng xơ (chưa đến mức tới hạn), nên đã đáp ứng được tốt hơn nhu cầu dinh dưỡng của loại thỏ có tốc độ sinh trưởng cao này.

Kết quả nghiên cứu này tương đương với nghiên cứu của Nguyễn xuân Trạch và cs. (2012c). Tác giả cho biết khi sử dụng khẩu phần cỏ voi và rau muống cho thấy nếu chỉ có cỏ voi là thức ăn xanh duy nhất trong khẩu phần thì tăng khối lượng thỏ rất thấp (10,20 g/con/ngày) và FCR rất cao (6,54g DM/kg

tăng KL). Khi đưa rau muống vào khẩu phần thì ADG tăng từ 15,3 lên 20,8 g/con/ngày và FCR giảm rất rõ rệt từ 5,64 xuống 4,62g DM/kg tăng KL.

Tuy nhiên, khi mức rau lang quá cao trong khẩu phần (100%) thì tăng khối lượng của thỏ không tăng tiếp, mà thậm chí còn có xu hướng giảm, dù sai khác không có ý nghĩa thống kê (bảng 4.19).

Về nguyên tắc, hàm lượng xơ trong khẩu phần có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hoá và do đó mà ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của thỏ.

Bảng 4.19. Ảnh hưởng của mức thay thế cỏ setaria bằng rau lang đến tăng khối lượng và chuyển hoá thức ăn của thỏ New Zealand

Chỉ tiêu

Mức thay thế cỏ setaria

bằng rau lang (%) SEM P

0 25 50 75 100

KL đầu kỳ (g/con) 1005 1007 998 1005 1032 390 0,978 KL cuối kỳ (g/con) 1807b 2160a 2327a 2358a 2317a 697 <0,001 ADG cả kỳ (g/con) 802b 1153a 1328a 1353a 1285a 50 <0,001 ADG (g/con/ngày) 14,3c 20,1b 23,7a 23,9a 23,1ab 0,8 <0,001 Hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR)

(kg DM/kg tăng KL) 6,0

a 4,8b 4,7b 4,9b 5,2ab 0,2 <0,001

* Ghi chú: Trong cùng hàng, các giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Trong thí nghiệm này, có thể khi tỷ lệ cỏ setaria chiếm trên 75% thức ăn xanh thì tỷ lệ xơ quá cao (>44% NDF) trong khi hàm lượng protein quá thấp (<13% CP) nên tăng khối lượng của thỏ thấp. Ngược lại, khi thay thế bằng 100% rau lang, hàm lượng xơ giảm xuống (<36% NDF trong DM thu nhận) thì tốc độ tăng khối lượng của thỏ có xu hướng giảm (dù chưa có ý nghĩa thống kê). Điều này có thể là do khi nhu cầu protein đã được đáp ứng ở mức thấp hơn so với khẩu phần này thì một tỷ lệ xơ trong khẩu phần quá thấp không có lợi cho hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức năng lượng trao đổi, protein thô và xơ thích hợp trong khẩu phần nuôi thỏ thịt new zealand giai đoạn sinh trưởng trên cơ sở nguồn thức ăn sẵn có (Trang 85 - 95)