Thị sinh trưởng của thỏ theo hàm Gompertz

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức năng lượng trao đổi, protein thô và xơ thích hợp trong khẩu phần nuôi thỏ thịt new zealand giai đoạn sinh trưởng trên cơ sở nguồn thức ăn sẵn có (Trang 39 - 53)

2.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thịt thỏ

Sinh trưởng của thỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, tính biệt, phương thức chăn nuôi, điều kiện dinh dưỡng, kỹ thuật và điều kiện chăm sóc. Ngoài ra, các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm cũng có ảnh hưởng tới sinh trưởng của thỏ.

2.2.2.1 Ảnh hưởng của giống

Theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Khánh Quắc (1998), giống luôn là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi. Các giống khác nhau cho năng suất và tiêu tốn thức ăn khác nhau. Nguyễn Kim Lin và cs. (2006) cho biết, khối lượng cơ thể của thỏ nội thấp hơn thỏ New Zealand. Khối lượng 12 tuần tuổi của thỏ New Zealand đạt 2.347 g/con, thỏ nội chỉ đạt 1.826 - 1.878 g/con, trong khi thỏ lai New Zealand x Nội đạt 1.918 - 1.978 g/con. Đinh Văn Bình và cs. (2007) đưa ra số liệu so sánh khối lượng cơ thể các giống thỏ ngoại: khối lượng 2 tháng tuổi của thỏ New Zealand, Panon, California lần lượt là 2.100, 2.450, 2.180g, khối lượng 3 tháng tuổi lần lượt là 2.770, 2960, 2.800g. Khối lượng trưởng thành thỏ Panon cao nhất đạt 5,5 - 6,2kg sau đó thỏ New Zealand đạt 5 - 5,5kg, thỏ

Tuổi, ngày K h ối n g, g/ co n

California trung bình đạt 4,5 - 5kg. Tỷ lệ thịt xẻ của thỏ New Zealand là 52 - 55%, thỏ California 55 - 60%, thỏ lai New Zealand với thỏ Nội là 49,8 - 50,1%. Tỷ lệ thịt xẻ và 2 đùi sau cao hơn, còn tỷ lệ xương thì thấp hơn thỏ nội. Khi cho lai thỏ đực New Zealand với thỏ cái nội thì con lai cũng đã cải thiện được một số chỉ tiêu như tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ 2 đùi sau và đặc biệt là thăn thịt. Nguyễn Kim Lin và cs. (2006), khảo sát một số đặc điểm thịt xẻ, chất lượng thịt xẻ đối với các dòng thỏ, cho thấy tỷ lệ mỡ của thịt chân trước và sau lần lượt là 6,49% và 3,22%.

2.2.2.2. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng không những ảnh hưởng tới sinh trưởng mà còn ảnh hưởng đến biến động di truyền về sinh trưởng. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển của từng mô khác nhau, gây nên sự biến đổi trong sự phát triển của mô này đối với mô khác, nó ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng thịt thỏ khi giết mổ. Protein và năng lượng trong khẩu phần là hai yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ thịt nạc, thịt mỡ và tiêu tốn thức ăn của thỏ thịt (De Blas and Wiseman, 2010).

Trong giai đoạn phát triển của bào thai, nếu thiếu dinh dưỡng đặc biệt là thiếu protein, các hàm lượng khoáng, vitamin và chất xơ thành phần chính trong rau, cỏ xanh sẽ ảnh hưởng tới sự hình thành của cơ thể con vật làm cơ thể phát triển không hoàn chỉnh. Tình trạng này kéo dài tới khi con vật trưởng thành dẫn đến suy dinh dưỡng. Như vây, thức ăn và chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh trưởng của con vật.

Khi cung cấp thức ăn cân đối và đầy đủ về thành phần dinh dưỡng thì vật nuôi sinh trưởng nhanh cũng như tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng KL giảm. Riêng trong quá trình nuôi thỏ cái hậu bị, nếu cho ăn khẩu phần có hàm lượng tinh bột quá cao sẽ làm cho thỏ quá béo. Nuôi thỏ ở mức dinh dưỡng thấp kéo dài thì khi trưởng thành con vật sẽ có biểu hiện không bình thường, dễ mắc bệnh làm chậm thành thục về sinh lý dẫn đến sức sản xuất thấp. Vì vậy, trong chăn nuôi thỏ cần phải cung cấp dinh dưỡng cân đối và đầy đủ để phát huy tốt khả năng sinh trưởng cũng như các hoạt động sinh lý diễn ra bình thường (De Blas and Wiseman, 2010).

a) Ảnh hưởng của năng lượng khẩu phần và việc hạn chế thức ăn

Theo Hernández and Zotte (2010), khả năng sản xuất thịt của thỏ đạt cao nhất khi thỏ được ăn khẩu phần hoàn toàn tự do với mật độ năng lượng tiêu hóa của khẩu phần ≥ 10,45 MJ/kg DM thức ăn. Do thỏ có nhu cầu cao về chất xơ

trong khẩu phần nên khẩu phần cần được cân đối giữa mật độ năng lượng và hàm lượng chất xơ. Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho thỏ. Tuy nhiên, hàm lượng tinh bột trong khẩu phần cao sẽ làm giảm nồng độ chất xơ trong khẩu phần và ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của thỏ.

Nghiên cứu của Xiccato et al. (2002) cho thấy, mức tinh bột khẩu phần 206 g/kg DM làm tăng sản lượng thịt thỏ tạo ra, nhưng đồng thời cũng làm tăng tỷ lệ hao hụt sau chế biến. Tuy nhiên, mức tinh bột trong khẩu phần 120 - 180 g/kg DM không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ thịt xẻ và chất lượng thịt (Carraro et al.,

2007); Sartori et al. (2003) đã chỉ ra rằng, khi thay thế dần tinh bột trong khẩu phần bằng chất xơ (ADF) với tỷ lệ từ 0,8% tại thời điểm sau cai sữa đến ≥ 1% ở giai đoạn nuôi vỗ béo nhằm mục đích giảm sự ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa đã không ảnh hưởng đến năng suất thịt, chất lượng thịt, độ tích mỡ trong thịt, độ nạc của thịt và màu sắc thịt. Cũng với mục đích nghiên cứu như trên, Carraro et al. (2007) đã thay thế mức tinh bột khẩu phần bằng ADF ở tỷ lệ 1,0% - 1,3% cũng không làm ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng thịt thỏ.

Phương thức cho ăn có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ thịt xẻ và chất lượng thịt. Nghiên cứu của Zotte et al. (1996) và Xiccato (1999) cho thấy, khi cho thỏ ăn khẩu phần có mật độ năng lượng cao ngay từ giai đoạn sau cai sữa đến khi giết thịt thì tỷ lệ chuyển hóa thức ăn thấp hơn, tăng lượng mỡ tích lũy trong thịt và làm giảm độ pH trong thịt, tuy nhiên không làm thay đổi về màu sắc và thành phần hóa học trong thịt.

Mức độ cho ăn hạn chế so với ăn tự do có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng thịt thỏ. Nghiên cứu của Zotte (2002) và Carraro et al. (2007) cho thấy, khi cho thỏ ăn khẩu phần hạn chế (<85% lượng thức ăn tự do) đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, sản lượng thịt, tỷ lệ thịt xẻ và thành phần lipit trong thịt. Mức ăn hạn chế 85% - 90% lượng ăn tự do cho thỏ từ 4 tuần trước khi giết thịt làm cho màu sắc thịt thỏ bị trắng hơn, tăng tỷ lệ thịt hao hụt sau chế biến (Metzger et al., 2008). Theo nghiên cứu của Xiccato (1999) và Zotte (2002), hạn chế lượng thức ăn thu nhận hàng ngày còn có ảnh hưởng đến khối lượng hơi, sản lượng thịt xẻ và tỷ lệ giữa cơ và xương. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Zotte and Combes (2005) và Bovera et al. (2008).

b) Ảnh hưởng của thành phần chất xơ khẩu phần

sử dụng năng lượng. Mức chất xơ khẩu phần cao làm giảm khả năng sinh trưởng, giảm sản lượng thịt, mặc dù tỷ lệ thịt xẻ và thành phần mỡ trong thân thịt giảm, nhưng thành phần nước và protein trong thịt tăng (Hernández and Zotte, 2010).

Theo nghiên cứu của Parigi et al. (1994) khi so sánh ba khẩu phần có mức chất xơ tăng dần (138, 163 và 189 g/kg thức ăn) tương ứng với mức năng lượng khẩu phần 10,2; 9,3 và 8,6 MJ DE/kg thức ăn cho thấy, các khẩu phần không làm ảnh hưởng đến sản lượng thịt, độ nạc của thịt hoặc độ béo của thịt, nhưng tỷ lệ thịt ở đùi sau của thỏ giảm khi ăn khẩu phần có hàm lượng chất xơ cao. Chất xơ trong khẩu phần có ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ lưu chuyển thức ăn trong đường tiêu hoá của thỏ. Thời gian lưu giữ thức ăn trong đường tiêu hóa là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá chất lượng thức ăn mà con vật thu nhận được, đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu nhận thức ăn của con vật.

c) Ảnh hưởng của protein khẩu phần

Thỏ có nhu cầu cao về protein cho sinh trưởng. Vì vậy, khả năng sản xuất của thỏ thịt phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng protein trong khẩu phần. Ở thỏ sau cai sữa, khẩu phần có hàm lượng protein thấp làm giảm sản lượng thịt, do protein thu nhận không đủ để cung cấp cho quá trình sinh trưởng, nhu cầu protein phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ protein tiêu hóa và năng lượng tiêu hóa (Xiccato, 1999). Theo kết quả nghiên cứu của Zotte (2002), tỷ lệ protein tiêu hóa/năng lượng tiêu hóa tối ưu đối với thỏ là 10,5 - 11 g/MJ. Tỷ lệ protein tiêu hóa/năng lượng tiêu hóa cao (> 12 g/MJ) đã ảnh hưởng đến quá trình tích lũy chất béo trong cơ thể. Khi tỷ lệ này tăng lên ở mức > 14 g/MJ đã ảnh hưởng không tốt đến khối lượng sống và độ nạc trong thịt. Tuy nhiên, ở tỷ lệ protein tiêu hóa/năng lượng tiêu hóa khoảng 9,5 g/MJ nhưng khẩu phần cân đối về các axít amin thiết yếu không làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng thịt thỏ và mức CP tối ưu cho thỏ từ cai sữa đến khi giết thịt là 140 g/kg thức ăn (Carabaño et al., 2008).

d) Ảnh hưởng của chất béo khẩu phần

Tăng thành phần chất béo trong khẩu phần làm tăng hàm lượng năng lượng, dẫn đến tăng lượng năng lượng tiêu hóa, thu nhận ở thỏ, từ đó cải thiện được khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn (Maertens, 1998; Xiccato, 1999; Zotte, 2002). Hàm lượng và nguồn chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày có

ảnh hưởng đến sản lượng thịt xẻ và chất lượng thịt thỏ. Bổ sung một lượng thấp hoặc trung bình chất béo trong khẩu phần (20 - 60 g/kg thức ăn) đã làm tăng khối lượng thịt xẻ (Castellini and Battaglini, 1992) và tăng tỷ lệ mỡ dắt (Fernández and Fraga, 1996). Tăng hàm lượng chất béo khẩu phần ở mức > 90 g/kg thức ăn có thể cải thiện được chất lượng thịt xẻ do tỷ lệ mỡ tích lũy trong thân thịt (Pla and Cervera, 1997). Ngoài ra, thành phần chất béo trong khẩu phần khi sử dụng các nguồn bổ sung chất béo khác nhau cũng có ảnh hưởng đến thành phần các axít béo ở các mô cơ khác nhau của thịt thỏ (Oliver et al., 1997; Hernández et al.,

2000; Tres et al., 2008).

2.2.2.3. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường

a) Ảnh hưởng của nhiệt độ

Thỏ là loại gia súc nhạy cảm với các tác nhân ngoại cảnh, đặc biệt là nhiệt độ. Thỏ có ít tuyến mồ hôi dưới da, hơn nữa các tuyến mồ hôi không hoạt động, cơ thể chủ yếu thải nhiệt qua đường hô hấp. Nếu nhiệt độ tăng lên 45oC thì thỏ sẽ chết trong vòng 1 giờ. Đinh Văn Bình và cs. (2007) cho biết, khi nhiệt độ tăng từ 5oC lên 30oC, tiêu thụ thức ăn viên của thỏ sinh trưởng giảm 180 g/con/ngày xuống còn 120 g/con/ngày và cần lượng nước gấp ba lần so với nhu cầu bình thường (0,4 - 0,6 lít/ngày).

b) Ảnh hưởng của ẩm độ

Ngoài nhiệt độ thì ẩm độ cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của thỏ. Ẩm độ cao làm thỏ dễ mắc một số bệnh về đường hô hấp, tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng phát triển gây bệnh đường ruột làm giảm tăng trưởng, đặc biệt khi ẩm độ cao thỏ rất dễ mắc bệnh cầu trùng. Tuy nhiên, thỏ rất mẫn cảm với ẩm độ quá thấp (< 55%), nhưng lại không mẫn cảm với ẩm độ quá cao. Thỏ rất dễ bị stress khi có sự thay đổi đột ngột về ẩm độ. Do vậy, chuồng nuôi cần đảm bảo có độ thoáng tốt, ẩm độ và chế độ chiếu sáng thích hợp với từng loại thỏ (Đinh Văn Bình và cs., 2007).

c) Ảnh hưởng của mức độ thông gió

Thông gió tối thiểu ở các nhà nuôi phải được đảm bảo để đẩy ra ngoài chuồng các khí độc do thỏ thải ra Carbon dioxide (CO2) hoặc do các ổ lót và phân (NH3, H2S...). Nếu thông gió không tốt thì các khí này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thỏ. Thỏ mẫn cảm với gió to và do đó gió là một nguyên

nhân làm cho thỏ bị viêm mũi và cảm lạnh. Tốc độ lưu chuyển của gió phù hợp với thỏ là khoảng 0,3 m/giây (Đinh Văn Bình và cs., 2007).

d) Ảnh hưởng của mùa vụ

Vì thỏ có khả năng chịu lạnh tốt hơn chịu nóng nên yếu tố mùa vụ có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của thỏ. Thỏ sinh trưởng tốt vào mùa thu và mùa xuân. Vào mùa hè nhiệt độ tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trao đổi chất làm cho thỏ sinh trưởng chậm hơn. Ngoài ra, thay đổi thời tiết qua các mùa có ảnh hưởng đến sự phát triển cây thức ăn nên cũng gián tiếp ảnh hưởng tới sinh trưởng của thỏ (Đinh Văn Bình và cs., 2007).

2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THỨC ĂN XANH NUÔI THỎ 2.3.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 2.3.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Nhu cầu dinh dưỡng cho thỏ được NRC xuất bản lần đầu tiên năm 1977, sau đó được tái bản và điều chỉnh cho phù hợp rất nhiều lần vào những năm 1991 và 2001. Ở các nước có ngành công nghiệp chăn nuôi thỏ phát triển như Tây Ban Nha, Pháp, Hungari... thức ăn cho thỏ là thức ăn ép viên công nghiệp dạng hỗn hợp hoàn chỉnh, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về các chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, ở những nước có ngành chăn nuôi thỏ chưa thực sự phát triển (đặc biệt ở các nước thuộc khu vực châu Á và châu Phi), thỏ thường được cho ăn các loại thức ăn có chất lượng dinh dưỡng thấp, thậm chí thỏ chỉ được cho ăn cỏ và các phụ phẩm nông nghiệp. Ở các nước nhiệt đới, theo Chiv (2007), thức ăn xanh từ các loại thực vật thủy sinh, các sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm phụ nông nghiệp như rau muống, rau lang, lá cây dâu hay lá sắn... đều có thể sử dụng làm thức ăn giàu protein cho thỏ. Đồng thời có thể kết hợp với nhau (các loại thức ăn giàu năng lượng sẵn có tại địa phương khác như thân cây mía, dầu cọ và sắn lát...) để cân đối nhu cầu dinh dưỡng phù hợp trong khẩu phần ăn của thỏ.

Theo Hong (2005), khi sử dụng thức ăn thô xanh cho thỏ ăn trực tiếp thì tính ngon miệng của thức ăn là rất quan trọng, đặc biệt trong trường hợp thức ăn thô xanh là nguồn cung cấp chính các chất dinh dưỡng hàng ngày, vì bất kỳ sự thiếu hụt nào về dinh dưỡng đều có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và khả năng sản xuất của thỏ. Theo Cheeke et al. (1980), các loại thức ăn thủy sinh thường có tỷ lệ tiêu hóa cao hơn các loại lá từ các cây trồng trên cạn, nhưng nhược điểm của chúng là có thành phần vật chất khô thấp, vì vậy thường không thể bổ sung với lượng lớn trong khẩu phần, trong khi đó các loại lá từ các cây

trồng trên cạn thường có tính ngon miệng thấp hơn, thành phần chất xơ cao hơn, ít hay nhiều có ảnh hưởng đến lượng thức ăn mà thỏ thu nhận được, từ đó ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng mà khẩu phần cung cấp cho vật nuôi.

Lá sắn được biết đến là loại phụ phẩm rất sẵn có ở các nước thuộc khu vực châu Phi và châu Á. Lá sắn rất giàu protein, tiền vitamin A và khoáng (canxi, phốt pho). Tuy nhiên, nhược điểm của loại phụ phẩm này là có chứa độc tố hidro xianua (HCN) và chất kháng dinh dưỡng (tannin), không có lợi cho sức khỏe của thỏ. Tuy vậy, Okonkwo et al. (2010) đã nghiên cứu sử dụng bột lá sắn làm thức ăn cho thỏ thịt. Tác giả đã nghiên cứu thay thế thức ăn đậm đặc bởi lá sắn trong khẩu phần ăn của thỏ sinh trưởng ở các mức 0%, 15%, 30%, 45% và 60%. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, lượng vật chất khô ăn vào của thỏ dao động 44 - 67 g/con/ngày, cao nhất là ở lô thay thế 15% bột lá sắn (với 66,9 g/con/ngày) và có xu thế giảm dần ở những lô có tỷ lệ bột lá sắn tăng dần (30%; 45% và 60% tương ứng với 56,8, 55,6 và 44,2 g/con/ngày (P<0,05)). Nghiên cứu của Joyce et al.

(1971) khi thay thế bột lá sắn trong khẩu phần tăng dần từ 0% lên 15% thì tỷ lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức năng lượng trao đổi, protein thô và xơ thích hợp trong khẩu phần nuôi thỏ thịt new zealand giai đoạn sinh trưởng trên cơ sở nguồn thức ăn sẵn có (Trang 39 - 53)