Diễn biến số lượng thỏ tại các vùng sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức năng lượng trao đổi, protein thô và xơ thích hợp trong khẩu phần nuôi thỏ thịt new zealand giai đoạn sinh trưởng trên cơ sở nguồn thức ăn sẵn có (Trang 67 - 69)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1 Hiện trạng chăn nuôi thỏ

4.1.1 Diễn biến số lượng thỏ tại các vùng sinh thái

Số liệu điều tra ở 6 vùng trong cả nước (bảng 4.1) cho thấy, số lượng đàn thỏ ở các vùng trong cả nước biến động qua các năm. Từ năm 2010 đến 2014 tổng đàn thỏ tăng dần: năm 2010 là 5.191.000 con đến năm 2014 đạt 7.584.000 con. Vùng đồng bằng sông Hồng (3.249.970 con) và đồng bằng sông Cửu Long (1.410.830 con) là những vùng chiếm số lượng thỏ lớn của cả nước.

Mức độ tăng trưởng bình quân đầu con trong giai đoạn 2010 - 2014 đạt 11,52%/năm. Tuy nhiên, giữa các vùng miền có sự biến động lớn, Đồng bằng sông cửu Long là vùng có tỷ lệ đàn thỏ tăng thấp nhất (-6,44%/năm), cao nhất ở vùng Đông Nam bộ (25,55%/năm), vùng Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ tăng ở mức 2,09%/năm. Với sự biến động này, chúng tôi cho rằng vùng Đông Nam bộ là những vùng có điều kiện khí hậu phù hợp cho thỏ sinh trưởng, nguồn thức ăn xanh sẵn có quanh năm, phụ phẩm công nông nghiệp làm thức ăn cho thỏ khá dồi dào.

Vùng Đồng bằng sông Hồng có số lượng thỏ cao (chiếm gần 50%) nhưng mức độ tăng trưởng bình quân thấp (2,09%). Một phần là do năm 2007 Công ty Niponzoki Nhật Bản đã tiến hành Hợp tác với Việt Nam xây dựng Trại thỏ giống New Zealand Việt Nhật (tỉnh Ninh Bình) nhằm phát triển thỏ giống New Zealand cung cấp cho người chăn nuôi phát triển đàn thỏ để có đủ 1,5 - 2 triệu con cung cấp cho Công ty làm nguyên liệu sản xuất thuốc vacxin. Năm 2010 trại giống thỏ Việt Nhật Ninh Bình đã nuôi trên 4.000 thỏ giống nhằm cung cấp con giống cho người dân chăn nuôi, từng bước hình thành hệ thống chăn nuôi thỏ nguyên liệu cung cấp cho Nhật Bản (Đinh Văn Bình, 2010).

Diễn biến số lượng thỏ tại 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang và Ninh Bình qua các năm có nhiều sự biến động khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện sinh thái, kinh tế - xã hội của từng địa phương.

54

Bảng 4.1. Diễn biến số lượng thỏ tại các vùng sinh thái qua các năm

Vùng

2010 2011 2012 2013 2014 Tăng

trưởng BQ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

(1.000 con) (%) (1.000 con) (%) (1.000 con) (%) (1.000 con) (%) (1.000 con) (%) (%/năm) Cả nước 5.191,00 100 7.315,00 100 7.986,00 100 8.802,00 100 7.584,00 100 11,52 ĐB Sông Hồng 3.026,48 56,17 2.843,47 38,87 2.973,10 37,23 3.379,10 38,39 3.249,97 42,85 2,09 MN và TD phía Bắc 527,50 9,79 622,83 8,51 768,95 9,63 656,30 7,46 789,14 10,41 11,78 Bắc Trung Bộ &DHMT 575,88 10,69 632,32 8,64 726,67 9,10 716,54 8,14 873,94 11,52 11,32 Tây Nguyên 723,06 13,42 746,18 10,20 1.169,29 14,64 1.949,93 22,15 675,08 8,90 15,32 Đông Nam Bộ 338,63 6,28 721,56 9,86 928,57 11,63 636,01 7,23 584,72 7,71 25,55

ĐB sông Cửu Long - - 1.748,60 23,90 1.419,60 17,78 1.464,56 16,64 1.410,83 18,60 -6,44

Các tỉnh điều tra

Vĩnh Phúc 25,70 0,48 35,00 0,48 37,90 0,47 55,68 0,63 68,50 0,90 28,60

Ninh Bình 183,79 3,41 146,34 2,00 116,29 1,46 115,13 1,31 71,74 0,95 -19,90

Bắc Giang 67,10 1,25 126,62 1,73 223,77 2,80 224,07 2,55 194,82 2,57 38,13

Ninh Bình là tỉnh có nghề chăn nuôi thỏ phát triển khá sớm trong cả nước, vì vậy số lượng thỏ năm 2010 tương đối lớn (183.790 con), sau đó giảm dần năm 2014 (71.740 con), mức độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2014 giảm (-19,90%). Theo chúng tôi do lợi nhuận cao nên hiện nay nhiều cơ sở đã ồ ạt xuất bán con giống không bảo đảm chất lượng ra thị trường, dẫn đến tỷ lệ thỏ sống thấp, tăng trưởng kém. Nhiều người lợi dụng nguồn cung khan hiếm, đẩy giá thỏ giống lên cao (có thời điểm lên tới 180 nghìn đồng/kg). Bên cạnh đó việc phòng, chống dịch bệnh chưa được quan tâm nên có không ít hộ lao đao vì thỏ chết.

Bắc Giang có số lượng thỏ và mức tăng trưởng bình quân tương đối cao (194.820 con, 38,13%) là do Bắc Giang được lựa chọn là vùng cung cấp thỏ cho dự án sản xuất dược phẩm của hãng dược phẩm Nippon Zoki Nhật Bản. Do đó, số lượng thỏ tăng nhanh trong những năm vừa qua.

Chăn nuôi thỏ tại Vĩnh Phúc đã và đang có những bước phát triển khởi sắc, về số lượng đầu con từ 25.700 con (năm 2010) tăng lên 68.500 con (năm 2014) với tăng trưởng bình quân hằng năm trong giai đoạn 2010 - 2014 đều tăng, khoảng 28,60%. Điều này có thể là do Vĩnh Phúc nằm trong khuôn khổ dự án xây dựng mô hình chăn nuôi thỏ quy mô nông hộ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã hỗ trợ thỏ giống, thức ăn tinh cho các hộ chăn nuôi thỏ New Zealand, bên cạnh đó thỏ dễ nuôi, lợi nhuận cao, ít dịch bệnh so với các ngành nghề khác (có thế mạnh ở Vĩnh Phúc - chăn nuôi gà công nghiệp), thị trường rộng là những lợi thế có thể thấy rõ của chăn nuôi thỏ. Hiện nay, đã có không ít hộ đã chuyển từ chăn nuôi lợn, gà, bò truyền thống sang chăn nuôi thỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức năng lượng trao đổi, protein thô và xơ thích hợp trong khẩu phần nuôi thỏ thịt new zealand giai đoạn sinh trưởng trên cơ sở nguồn thức ăn sẵn có (Trang 67 - 69)