Hàm lượng protein thích hợp trong khẩu phần của thỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức năng lượng trao đổi, protein thô và xơ thích hợp trong khẩu phần nuôi thỏ thịt new zealand giai đoạn sinh trưởng trên cơ sở nguồn thức ăn sẵn có (Trang 107 - 109)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4 Mức năng lượng, protein và xơ tối ưu trong khẩu phần ăn của thỏ

4.4.3 Hàm lượng protein thích hợp trong khẩu phần của thỏ

Mức protein có ảnh hưởng đến lượng CP thu nhận, khối lượng cuối kỳ, FCR và tỷ lệ tiêu hóa CP (P<0,05). Tuy nhiên không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa mức CP 16,6% và 18,3% (P<0,05) (bảng 4.27). Có thể thấy mức 16,6% cho ADG cao nhất và FCR thức ăn tốt nhất (FCR thấp nhất đạt 4,85 kg DM/kg tăng KL). Khi mức CP tăng từ 14,9 lên 16,6% đã làm tăng thu nhận CP (11,7%), tăng KL cuối kỳ (4,6%), tăng ADG (7,5%) và giảm FCR (-9,8%).

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Vĩnh Châu và Nguyễn Văn Thu (2014b) cho biết mức CP trong khẩu phần thỏ thí nghiệm từ 17,0 - 19,0% đã tăng lượng CP thu nhận (11,4 - 12,9%) và tỷ lệ tiêu hóa CP cao nhất (83,3 - 86,1%), ADG tăng từ 18 đến 19 g/con/ngày và FCR (giảm từ 4,31 xuống 4,26 kg DM/kg tăng KL). Tác giả cho rằng lượng tiêu thụ DM, OM, NDF, ADF và ME không khác biệt và tăng dần khi CP trong khẩu phần tăng từ 15 lên 23%. Kết quả này tương tự kết quả

nghiên cứu của Obinne and Mereole (2010) cho biết ADG tăng và FCR giảm khi hàm lượng CP trong khẩu phần tăng từ 14,2 lên đến 16,2%. Tuy nhiên, tác giả cho biết khi tăng CP lên mức 18,1% thì ADG có xu hướng giảm và FCR có xu hướng tăng, mặc dù sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Bảng 4.27. Ảnh hưởng của mức protein thô đến thu nhận thức ăn, tăng khối lượng, chuyển hóa thức ăn, tỷ lệ tiêu hóa và khả năng cho thịt của thỏ

Chỉ tiêu Mức protein (% DM) SEM P

14,9 16,6 18,3 Thu nhận DM, g/ngày 95,83 92,21 93,28 3,87 0,794 ME, kcal/ngày 216,29 201,96 205,22 9,22 0,516 CP, g/ngày 14,20b 15,86ab 17,44a 0,64 0,002 ADF, g/ngày 20,67 19,79 19,64 0,88 0,666 Tỷ lệ tiêu hóa DM, % 68,22 68,59 68,41 0,59 0,908 CP, % 67,60b 69,04a 69,47a 0,41 0,004 ADF, % 53,71 53,73 53,88 1,37 0,995

Tăng khối lượng

KL đầu kỳ, g/con 922,8 937,6 919,8 20,77 0,658 KL cuối kỳ, g/con 1.900,52b 1.988,12a 1.941,76ab 25,44 0,030 ADG, g/con/ngày 17,37 18,67 18,16 0,45 0,121

Chuyển hóa thức ăn

FCR, kg DM/kg tăng KL 5,37a 4,85b 5,02ab 0,13 0,020 Khả năng cho thịt Khối lượng sống, g 1.904,11 1.921,15 1.913,26 22,16 0,863 Tỷ lệ móc hàm, % KL 53,04 52,91 53,31 0,48 0,831 Tỷ lệ thịt xẻ, % KL 43,92 44,37 45,08 0,45 0,193 Tỷ lệ đùi sau, % thịt xẻ 34,39a 32,98b 33,74ab 0,38 0,035 Tỷ lệ đùi trước, % thịt xẻ 16,77 16,85 16,59 0,15 0,438 Tỷ lệ thịt thăn, % thịt xẻ 16,88a 15,77b 16,23b 0,15 <0,001 * Ghi chú: DM: Chất khô, ME: Năng lượng trao đổi, CP: Protein thô, ADF: Xơ không tan trong chất tẩy

axit, ADG: Tăng khối lượng, KL: Khối lượng, FCR hệ số chuyển hóa thức ăn.

Kết quả cũng cho thấy, khi tăng mức CP lên 18,3% chỉ làm tăng lượng CP thu nhận (10%) nhưng đã làm giảm ADG (-2,8%) và tăng FCR (+3,6%) (bảng 4.27).

Xét về tỷ lệ tiêu hóa, kết quả cho thấy mức CP chỉ ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hóa CP, do đó tỷ lệ tiêu hóa CP tăng khi mức CP tăng từ 14,9% lên 16,6% nhưng không có sự sai khác giữa hai mức CP 16,6% và 18,3%. Ladokun et al. (2006) kết luận mức CP không ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hóa DM nhưng ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ tiêu hóa CP. Tuy nhiên, tác giả cho biết mức CP thấp (14%) và cao (24%) lại cho tỷ lệ tiêu hóa cao hơn (68 - 70%) so với mức CP trung bình 20% tỉ lệ tiêu hóa thấp hơn (63%).

Kết quả cũng cho thấy, mức protein không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ đùi trước (P >0,05), nhưng lại có ảnh hưởng đến tỷ lệ đùi sau và tỷ lệ thịt thăn (P<0,05) (bảng 4.27). Theo đó, tỷ lệ thịt đùi và tỷ lệ thịt thăn có xu hướng giảm khi mức CP tăng nhưng xu hướng này không rõ ràng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Xiccato et al. (2011), khi tăng mức CP trong khẩu phần từ 15,2 lên 18,0% bằng bột hướng dương không có ảnh hưởng đến tỉ lệ thịt xẻ và thành phần dưỡng chất của thịt. Tương tự, kết quả của thí nghiệm Trocino et al. (2013). Tác giả cho biết, khi tăng CP trong khẩu phần từ 15,4 lên 18,9% bằng bột hướng dương và bột đậu nành không ảnh hưởng đến tỉ lệ thịt xẻ.

Nghiên cứu của Obinne and Mereole (2010), tác giả cho biết, hàm lượng CP không làm ảnh hưởng đến khối lượng thịt xẻ, nhưng có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ thịt xẻ. Trong nghiên cứu này theo tác giả, tỷ lệ thịt móc hàm có xu hướng tăng khi hàm lượng CP tăng lên. Như vậy, không có sự sai khác thống kê giữa mức CP 16,6% và 18,3% các chỉ tiêu ADG, FCR và khả năng cho thịt của thỏ, có thể kết luận mức CP 16,6% cho hiệu quả tốt nhất cho thỏ thịt New Zealand sinh trưởng. Kết quả của thí nghiệm này đã khẳng định tính chính xác của các phương trình hồi quy tìm ra ở thí nghiệm trước về mối phụ thuộc giữa ADG và FCR vào hàm lượng CP trong khẩu phần của thỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức năng lượng trao đổi, protein thô và xơ thích hợp trong khẩu phần nuôi thỏ thịt new zealand giai đoạn sinh trưởng trên cơ sở nguồn thức ăn sẵn có (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)