Tình hình nghiên cứu sử dụng thức ăn xanh nuôi thỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức năng lượng trao đổi, protein thô và xơ thích hợp trong khẩu phần nuôi thỏ thịt new zealand giai đoạn sinh trưởng trên cơ sở nguồn thức ăn sẵn có (Trang 44)

2.3.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Nhu cầu dinh dưỡng cho thỏ được NRC xuất bản lần đầu tiên năm 1977, sau đó được tái bản và điều chỉnh cho phù hợp rất nhiều lần vào những năm 1991 và 2001. Ở các nước có ngành công nghiệp chăn nuôi thỏ phát triển như Tây Ban Nha, Pháp, Hungari... thức ăn cho thỏ là thức ăn ép viên công nghiệp dạng hỗn hợp hoàn chỉnh, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về các chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, ở những nước có ngành chăn nuôi thỏ chưa thực sự phát triển (đặc biệt ở các nước thuộc khu vực châu Á và châu Phi), thỏ thường được cho ăn các loại thức ăn có chất lượng dinh dưỡng thấp, thậm chí thỏ chỉ được cho ăn cỏ và các phụ phẩm nông nghiệp. Ở các nước nhiệt đới, theo Chiv (2007), thức ăn xanh từ các loại thực vật thủy sinh, các sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm phụ nông nghiệp như rau muống, rau lang, lá cây dâu hay lá sắn... đều có thể sử dụng làm thức ăn giàu protein cho thỏ. Đồng thời có thể kết hợp với nhau (các loại thức ăn giàu năng lượng sẵn có tại địa phương khác như thân cây mía, dầu cọ và sắn lát...) để cân đối nhu cầu dinh dưỡng phù hợp trong khẩu phần ăn của thỏ.

Theo Hong (2005), khi sử dụng thức ăn thô xanh cho thỏ ăn trực tiếp thì tính ngon miệng của thức ăn là rất quan trọng, đặc biệt trong trường hợp thức ăn thô xanh là nguồn cung cấp chính các chất dinh dưỡng hàng ngày, vì bất kỳ sự thiếu hụt nào về dinh dưỡng đều có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và khả năng sản xuất của thỏ. Theo Cheeke et al. (1980), các loại thức ăn thủy sinh thường có tỷ lệ tiêu hóa cao hơn các loại lá từ các cây trồng trên cạn, nhưng nhược điểm của chúng là có thành phần vật chất khô thấp, vì vậy thường không thể bổ sung với lượng lớn trong khẩu phần, trong khi đó các loại lá từ các cây

trồng trên cạn thường có tính ngon miệng thấp hơn, thành phần chất xơ cao hơn, ít hay nhiều có ảnh hưởng đến lượng thức ăn mà thỏ thu nhận được, từ đó ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng mà khẩu phần cung cấp cho vật nuôi.

Lá sắn được biết đến là loại phụ phẩm rất sẵn có ở các nước thuộc khu vực châu Phi và châu Á. Lá sắn rất giàu protein, tiền vitamin A và khoáng (canxi, phốt pho). Tuy nhiên, nhược điểm của loại phụ phẩm này là có chứa độc tố hidro xianua (HCN) và chất kháng dinh dưỡng (tannin), không có lợi cho sức khỏe của thỏ. Tuy vậy, Okonkwo et al. (2010) đã nghiên cứu sử dụng bột lá sắn làm thức ăn cho thỏ thịt. Tác giả đã nghiên cứu thay thế thức ăn đậm đặc bởi lá sắn trong khẩu phần ăn của thỏ sinh trưởng ở các mức 0%, 15%, 30%, 45% và 60%. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, lượng vật chất khô ăn vào của thỏ dao động 44 - 67 g/con/ngày, cao nhất là ở lô thay thế 15% bột lá sắn (với 66,9 g/con/ngày) và có xu thế giảm dần ở những lô có tỷ lệ bột lá sắn tăng dần (30%; 45% và 60% tương ứng với 56,8, 55,6 và 44,2 g/con/ngày (P<0,05)). Nghiên cứu của Joyce et al.

(1971) khi thay thế bột lá sắn trong khẩu phần tăng dần từ 0% lên 15% thì tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô khẩu phần đạt 67 - 81%; tiêu hóa CP và xơ thô tương ứng là 54 - 77,5% và 25 - 44%. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) dao động trong khoảng 3,1 - 5,3 kg DM/kg tăng KL. Tác giả cũng kết luận rằng khi thay thế 30% bột lá sắn trong khẩu phần ăn hàng ngày đã không gây ảnh hưởng đến tỉ lệ tiêu hóa so với khẩu phần đối chứng là cám hỗn hợp.

Số lượng và chất lượng các chất dinh dưỡng mà thỏ thu nhận được từ khẩu phần ăn có mối tương quan mật thiết đến khả năng tăng KL của chúng. Nakkitset (2007) đã thí nghiệm nuôi thỏ thịt New Zealand và thỏ lai bằng các khẩu phần ăn dựa trên cỏ ruzi, cây trinh nữ và rau muống. Kết quả cho thấy, lượng protein thu nhận từ khẩu phần thấp nhất khi thỏ ăn cỏ ruzi, cao hơn khi thỏ ăn cây trinh nữ và cao nhất khi thỏ ăn rau muống. Tăng khối lượng của thỏ thấp hơn khi ăn cỏ ruzi, khẩu phần sử dụng cây trinh nữ và rau muống không có sự sai khác.

Samkol et al. (2006) bổ sung các mức rau muống khác nhau vào khẩu phần ăn hàng ngày (8 - 18% DM) cho thỏ New Zealand đã làm tăng lượng thức ăn thu nhận hàng ngày, tăng tỷ lệ tiêu hóa và khả năng cho thịt của thỏ, ADG từ 14 đến 20 g/con/ngày, FCR giảm từ 5,18 xuống 3,83kg DM/kg tăng KL. Sử dụng lá rau muống làm thức ăn cho thỏ còn được tiến hành nghiên cứu bởi rất nhiều các phương thức cho ăn khác nhau như ăn đơn lẻ, ăn kết hợp tự do hoặc thay thế theo mức với các loại thức ăn khác trong khẩu phần.

Theo NRC (1977), 2.500kcal DE/kg DM với 16% CP là mức năng lượng và protein đáp ứng cho thỏ phát triển bình thường. Gidenne et al. (2010a, 2010b) cho biết, thỏ có khả năng điều chỉnh năng lượng thu nhận và khả năng sinh trưởng khi khẩu phần ăn là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có mật độ năng lượng 9 - 11,5 MJ DE/kg DM (2.150 – 2.747kcal DE/kgDM) hay khi hàm lượng ADF dao động 10 - 25%. Kết quả nghiên cứu của Lebas and Gidenne (2000) cho thấy, mật độ năng lượng và protein 2187kcal ME/kg DM, 16 - 17% CP, trong khẩu phần đáp ứng nhu cầu cho thỏ sinh trưởng tốt nhất. Tuy nhiên, chưa có khuyến cáo tương tự về khẩu phần ăn sử dụng các nguồn thức ăn thô xanh cho thỏ.

Ani (2008) nghiên cứu các mức bổ sung bột lá đậu mèo vào khẩu phần thỏ sinh trưởng cho thấy, FCR dao động 4,8 - 6,1kg DM/kg tăng KL. Sarwatt et al.

(2003) sử dụng cành lá non của cây chè đại thay thế nguồn protein từ thức ăn hỗn hợp ở mức 9%, 18%, 27% đã làm tăng lượng thức ăn thu nhận, tăng tỷ lệ tiêu hóa và khả năng cho thịt của thỏ. Theo Lara et al. (1998), cho thỏ ăn tự do lá dâu có thể thay thế đến 85% khẩu phần thức ăn hỗn hợp, làm giảm 50% giá thành của thức ăn, tuy nhiên tăng KL của thỏ bị giảm nhẹ từ 22 g/ngày xuống còn 18 g/ngày. Nghiên cứu của Bamikole et al. (2005), khi sử dụng lá dâu làm thức ăn làm giảm nhẹ khả năng tăng KL của thỏ. Tuy nhiên, theo tác giả lá dâu có thể bổ sung lên đến 50% tổng lượng thức ăn hàng ngày cho thỏ.

Huang et al. (1989) đã xác định được lượng protein và năng lượng tối ưu cho thỏ New Zealand sinh trưởng. Tác giả đã chỉ ra rằng, nhu cầu về lượng protein và năng lượng thô trong khẩu phần ăn thỏ đang trong thời kỳ sinh trưởng là 15% và 2.500 kcal/kg. Deshmukh and Pathak (1991) đã cho rằng, khẩu phần ăn chứa 16 - 20% CP và 60 - 65% tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa (TDN) (% DM) là phù hợp để đảm bảo sự phát triển tối ưu của thỏ trắng New Zealand trong điều kiện khí hậu của Ấn Độ. Alhaidairy et al. (2010) đã chứng minh rằng, tăng hàm lượng chất béo dưới dạng dầu dừa hoặc dầu ngô sẽ cải thiện KL cơ thể và khả năng chuyển hóa thức ăn. Tác giả cho biết mức chất béo trong tổng năng lượng của khẩu phần cho hiệu quả cao nhất đối với dầu dừa là ở mức 20,9%, đối với dầu ngô là 41,8%.

Kết quả nghiên cứu của Tao and Li (2006) về ảnh hưởng của các mức NDF trên thỏ New Zealand 2 - 3 tháng tuổi đã cho thấy, mức 30% NDF cho tăng khối lượng cao nhất (30,1 g/con/ngày). Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng giảm khi tăng NDF trong khẩu phần. Hàm lượng NDF có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tiêu

hóa ở manh tràng. Tuy nhiên, hàm lượng NDF trong khẩu phần không ảnh hưởng đến chất lượng thịt.

Nghiên cứu của một số tác giả, nhiều loại rau và lá khác cũng đã được sử dụng làm nguồn thức ăn bổ sung cho thỏ (bảng 2.8).

Bảng 2.8. Thành phần hóa học của một số loại rau, phụ phẩm và ngọn lá sử dụng làm thức ăn cho thỏ

Loại thức ăn DM

g/kg

g DM/kg

Nguồn Protein Xơ thô NDF

Phụ phẩm rau diếp Phụ phẩm rau diếp Rau muống Rau muống Lá rau muống Lá rau muống Lá rau muống Cây trinh nữ 39 39 62 139 120 116 69 363 188 208 252 232 318 351 205 177 127 123 126 - 89 86 172 220 251 - 322 356 402 - - 500 Nakkitset (2007) Nakkitset (2007) Nakkitset (2007)

Doan. T. Gang et al. (2006) N. T. K. Dong et al. (2006) Samkol et al. (2006) Samkol et al. (2006) Nakkitset (2007)

2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Nghề chăn nuôi thỏ ở nước ta mặc dù đã có từ lâu đời nhưng người dân chăn nuôi hoàn toàn theo lối tự phát, tận dụng, tự cung tự cấp. Công tác nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn nuôi thỏ chưa được tiến hành nhiều, đặc biệt là cho các giống thỏ nhập nội năng suất cao như thỏ New Zealand. Một số nghiên cứu về dinh dưỡng của Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây (Viện Chăn nuôi) cũng mới tập trung vào sử dụng cây mía và một số loại củ quả làm nguồn thức ăn nuôi thỏ phối hợp với một số loại lá có thành phần protein và xơ khác nhau như lá dâu, rau muống, cỏ ghinê, cỏ stylo...

Gần đây một số nghiên cứu về nuôi dưỡng thỏ trên cở sở khai thác các nguồn thức ăn sẵn có của địa phương cũng đã được tiến hành. Nguyen Thi Kim Dong et al. (2006) cho biết, thỏ lai khi ăn khẩu phần thay thế cỏ lông para bằng rau muống đã giúp làm tăng rõ rệt tỷ lệ tiêu hoá thức ăn và tốc độ tăng khối lượng của thỏ. Theo Tran Hoang Chat et al. (2005), thay thế cỏ ghinê bằng rau muống trong khẩu phần ăn của thỏ New Zealand White tăng khối lượng từ 25 lên 31 g/con/ngày và hệ số chuyển hóa thức ăn giảm từ 4,8 xuống 3,9kg DM/kg tăng KL. Đối với thỏ sinh sản, thay thế cỏ ghinê bằng rau muống ở mức như trên làm

tăng sản lượng sữa của thỏ mẹ, tăng khả năng tăng khối lượng của thỏ con 1 - 20 ngày tuổi và có thể cai sữa lúc 30 ngày tuổi. Nghiên cứu của Doan Thi Giang et al. (2006) sử dụng ngọn lá rau khoai lang làm thức ăn cho thỏ cho tăng khối lượng tương tự như khẩu phần cho ăn rau muống khi khẩu phần ăn có cám tổng hợp với lượng bằng 5% khối lượng thỏ. Việc kết hợp khẩu phần gồm rau lang hoặc rau muống với cỏ ghinê đã làm giảm tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng khẩu phần, nhưng tăng khối lượng được cải thiện (từ 21 lên 27 g/con/ngày). Khẩu phần ăn rau muống và cám bổ sung cho tăng khối lượng 21,9 g/ngày, bổ sung cỏ ghinê tăng lên 26,4 g/con/ngày, tỉ lệ tiêu hóa giảm từ 86,1% xuống 79,3%, lượng thức ăn thu nhận tăng từ 119 đến 138g DM/con/ngày. Với khẩu phần gồm rau muống, rau khoai lang và cám hỗn hợp thỏ tăng khối lượng 23,1 g/con/ngày, bổ sung thêm cỏ ghinê tăng lên 27,2 g/con/ngày, tỉ lệ tiêu hóa giảm từ 84,9% xuống 77,1%, lượng thức ăn thu nhận tăng không đáng kể từ 123g lên 124g DM/con/ngày. Như vậy, các tác giả cho rằng việc tăng xơ vào trong khẩu phần có tác dụng làm tăng khối lượng đáng kể, nhưng lại giảm tỷ lệ tiêu hóa.

Cây keo củi (Calliandra) là một loại thức ăn mới tại Việt Nam có tỉ lệ protein là 23% được Doan Thi Giang et al. (2007) nghiên cứu bổ sung vào khẩu phần ăn cơ sở cho thỏ New Zealand dựa trên rau muống và cỏ ghinê. Kết quả cho thấy, ADG 17,2, 16,6 và 18,8 g/con/ngày, lần lượt với các khẩu phần rau muống, rau muống trộn với cỏ ghinê và rau muống bổ sung thêm lá cây keo củi. Như vậy, có thể thấy rằng khẩu phần có nguồn protein cao và xơ cao có tác dụng tích cực đến tăng khối lượng của thỏ New Zealand. Nghiên cứu của Khuc Thi Hue and Preston (2006) cũng cho kết quả tương tự, thỏ lai (New Zealand White x địa phương) có mức độ tăng khối lượng khác nhau (18 - 23 g/con/ngày) khi được bổ sung các nguồn xơ khác nhau gồm cỏ ghinê, cỏ stylo hoặc cám gạo vào khẩu phần cơ sở là rau muống.

Nguyen Huu Tam et al. (2009) đã đánh giá ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng của thỏ khi bổ sung vào khẩu phần cơ sở là rau muống một số loại rau phụ phẩm như lá cải bắp, lá rau súp lơ và thóc hạt. Lượng thức ăn thu nhận và tăng khối lượng thỏ được cải thiện khi chúng được cho ăn khẩu phần gồm rau muống có bổ sung thêm các loại rau xanh. Đồng thời khi bổ sung thóc hạt vào khẩu phần ăn hàng ngày đã cải thiện đáng kể lượng thức ăn thu nhận và tăng khối lượng so với các khẩu phần không bổ sung thóc hạt, mặc dù làm giảm lượng CP thu nhận. Giải thích cho kết quả này tác giả cho rằng, bổ sung thêm nguồn rau

xanh và thóc vào trong khẩu phần cơ sở là rau muống có tác dụng tăng thêm nguồn xơ và tinh bột trong khẩu phần, giúp cho quá trình tiêu hóa, hấp thu của thỏ được cải thiện tốt hơn.

Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn các nguyên liệu trong thức ăn hỗn hợp (viên) tới khả năng tiêu hóa, tích lũy nitơ sinh trưởng và hiệu quả kinh tế ở thỏ thịt lai (New Zealand x địa phương), Dư Thanh Hằng và Lê Trần Tịnh Quyên (2012) đã thay thế bột lá sắn trong thức ăn viên. Tác giả cho biết lượng nitơ tiêu hóa giảm dần theo mức bổ sung tăng dần của bột lá sắn (P<0,05). Nitơ tích lũy ở khẩu phần bổ sung 30% bột lá sắn đạt thấp nhất (1,84g) so với các khẩu phần còn lại. Tăng khối lượng của thỏ đạt cao nhất ở khẩu phần bổ sung 22,5% bột lá sắn (24,5 g/ngày), tiếp đến là khẩu phần 15% bột lá sắn (22,3 g/con/ngày), ở khẩu phần bổ sung bột lá sắn ở mức 0%; 7,5% và 30%, tăng khối lượng của thỏ trung bình khoảng 20 g/con/ngày. FCR dao động 4,2 - 4,9kg DM/kg tăng KL (P>0,05). Nghiên cứu của Lê Thị Lan Phương và Lê Đức Ngoan (2008) bổ sung lá và cành dâm bụt vào khẩu phần hàng ngày cho thỏ sinh trưởng cho thấy FCR là 4,43kg DM/kg tăng KL. Le Nguyen Huyen Trang (2006) cho biết rau lang được coi như nguồn thức ăn giàu protein sử dụng chăn nuôi thỏ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Phan Huynh Khiet Tam (2007) nghiên cứu sử dụng dây khoai lang theo khối lượng cơ thể đến khả năng sản xuất thịt và tiêu hóa của thỏ lai. Nghiên cứu của Nguyen Kien Cuong et al. (2008) cho thấy, khi sử dụng rau lang thay thế lá sắn trong khẩu phần ăn của thỏ giúp thỏ tăng khối lượng tốt hơn. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông (2008) cho thấy, khi thay thế cỏ lông para bằng lá rau muống đã làm tăng tỉ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng, nitơ tích lũy, tăng khối lượng và làm giảm hệ số chuyển hóa thức ăn. Nghiên cứu của Nguyen Thi Duong Huyen et al. (2010) cho thấy, khẩu phần sử dụng khẩu cơ sở là rau lang kết hợp với thóc (1 - 5% KL) đã cho kết quả tốt trên thỏ sinh trưởng.

Nguyễn Thị Kim Đông (2009a) sử dụng bã đậu tương bổ sung vào khẩu phần cơ sở cỏ lông para đã cải thiện mức tiêu hóa hầu hết các chất dinh dưỡng, cho ADG > 20g/con/ngày. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Đông (2009b) khi sử dụng khẩu phần cỏ lông para thay thế bằng địa cúc đã cho tăng lượng thu nhận, tăng tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nguyễn Thị Hồng Nhân và cs. (2011) cho thấy, thỏ ăn dã quỳ và rau

muống cho ADG và FCR (tương ứng là 19,70 g/con/ngày, 20,09 g/con/ngày và 4,40; 4,23 kg DM/kg tăng KL). Tác giả cho rằng, dã quỳ và rau muống có hàm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức năng lượng trao đổi, protein thô và xơ thích hợp trong khẩu phần nuôi thỏ thịt new zealand giai đoạn sinh trưởng trên cơ sở nguồn thức ăn sẵn có (Trang 44)