Abraham Maslow (1908 – 1970) là một nhà tâm lý học người Mỹ. Ông được mọi người trên thế giới biết đến thông qua mô hình nổi tiếng là Tháp nhu cầu. Khi nghiên cứu về động lực lao động, Abraham Maslow cho rằng mỗi con người có nhiều nhu cầu khác nhau cần được thoả mãn. Ông chia nhu cầu của con người thành 5 nhóm khác nhau theo thứ tự từ nhu cầu bậc thấp đến nhu cầu bậc cao như sau:
Nguồn: Maslow (1943)
Hình 2.1 Tháp Nhu cầu của AbrahamMaslow
Nhu cầu xã hội Nhu cầu được tôn trọng
Nhu cầu an toàn
Nhu cầu sinh học Nhu cầu tự
thể hiện
Cấp cao
- Nhu cầu sinh lý:
Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của một con người như: nhu cầu ăn uống, ngủ, sưởi ấm, nhà ở, vui chơi giải trí và thoả mãn về sinh lý. Nếu thiếu những nhu cầu này con người sẽ không thể tồn tại được. Đặc biệt là với trẻ em vì chúng còn phụ thuộc rất nhiều vào người lớn để được cung cấp đầy đủ các nhu cầu cơ bản cho chúng. Ông thấy rằng, khi những nhu cầu cơ bản trên khi chưa được thoả mãn tới mức độ nào đó để duy trì cuộc sống của mỗi con người thì những nhu cầu khác của con người sẽ thể không diễn ra.
- Nhu cầu về an toàn:
An toàn là nhu cầu có môi trường không nguy hiểm, thuận lợi cho sự phát triển của con người. An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất của con người, ngoài ra còn có các vấn đề khác như an toàn lao động, môi trường an toàn, an toàn nghề nghiệp, kinh tế an toàn, an toàn tâm lý, cuộc sống an toàn. Đây là nhu cầu cơ bản và rất phổ biến của mỗi con người. Khi xã hội phát triển đến một mức độ nào đó, thì ngoài các nhu cầu về sinh lý con người sẽ còn quan tâm đến mức độ an toàn, nhu cầu an toàn nếu không được đảm bảo thì mọi công việc sẽ không tiến hành bình thường được và các nhu cầu khác sẽ không thể thực hiện được.
- Nhu cầu về giao tiếp xã hội:
Do xã hội là sự tập trung của rất nhiều người, hay nói một cách khác con người là một thành viên của xã hội nên họ cần được những người khác công nhận và giao tiếp với mọi người. Nhu cầu này xuất phát từ những tình cảm của mỗi con người đối với những người khác, lo sợ bị cô độc, lo bị coi thường, mong muốn được hòa nhập với mọi người, cần có lòng tin của mọi người, lòng trung thành giữa những con người với nhau.
Nhu cầu giao tiếp xã hội là vấn đề rất tế nhị và vô cùng phức tạp, bao gồm các vấn đề tâm lý như: Cần được xã hội công nhận, sự gần gũi với mọi người, sự thân
cận, sự tán thưởng, sự ủng hộ của mọi người, mong muốn được hòa nhập với mọi người, cần lòng yêu thương, tình yêu, tình bạn, lòng thân ái, lòng bao dung.
- Nhu cầu được tôn trọng:
Nhu cầu này gồm hai phần: Lòng tự trọng và cần được người khác tôn trọng. * Lòng tự trọng: là nguyện vọng muốn chiếm được lòng tin của mọi người, thể hiện năng lực, bản lĩnh của mình, thích độc lập, tự do, luôn tự tin, tự trưởng thành và tự hoàn thiện mình.
* Nhu cầu được người khác tôn trọng: Có khả năng giành được uy tín của mọi người, được mọi người công nhận, được tiếp nhận, có một địa vị trong xã hội, có danh vọng, được những người khác coi trọng, ngưỡng mộ. Khi đã được những người khác tôn trọng thì cá nhân sẽ tìm mọi cách để làm tốt các công việc được giao. Vậy nhu cầu được tôn trọng là điều không thể thiếu đối với mỗi một con người.
- Nhu cầu được thể hiện mình:
Abraham Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất của con người trong các bậc về nhu cầu của ông. Đó là nhu cầu mà mọi người luôn mong muốn đạt tới, làm cho tiềm năng của một con người đạt được tới mức tối đa và sẽ hoàn thành được các mục tiêu nào đó. Nhu cầu được thể hiện mình bao gồm các nhu cầu: về nhận thức (học hỏi, hiểu biết, nghiên cứu, …) và nhu cầu về thẩm mỹ, nhu cầu được thể hiện mình trước mọi người, quyết tâm thực hiện mục đích của mình bằng khả năng của chính mình.
Theo Abraham Maslow: Thì sự thoả mãn nhu cầu của mỗi con người luôn bắt đầu từ nhu cầu thấp nhất, khi các nhu cầu bậc thấp được thoả mãn thì nhu cầu trên mới xuất hiện. Do đó người quản trị muốn tạo động lực cho các nhân viên của họ thì trước hết phải tìm hiểu xem nhân viên đó đang nằm ở đâu trong hệ thống thứ bậc nhu cầu, từ đó có sự tác động tích cực vào nhu cầu đó của họ để các chính sách tạo động lực đạt được những kết quả tốt nhất.