Kết quả kiểm định sơ bộ

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên kỹ thuật tại VNPT bà rịa vũng tàu (Trang 57 - 60)

+ Kiểm định thang đo “Tiền lương và phúc lợi”: Thang đo gồm 5 biến quan sát (TLPL1 - TLPL5). Kết quả kiểm định, hệ số Cronbach’s Alpha = 0.930 > 0.6 và các giá trị tương quan biến tổng hiệu chỉnh đều > 0.3 thấp nhất là 0.781 (Chi tiết trong phần phụ lục 4). Kết quả này cho thấy thang đo “Tiền lương và phúc lợi” đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Sau khi chạy kiểm định Cronbach’s Alpha thang, đo “Tiền lương và phúc lợi” được xác định và có 5 biến quan sát.

+ Kiểm định thang đo “Điều kiện làm việc”: Thang đo gồm 4 biến quan sát (DKLV1 – DKLV4). Kết quả kiểm định, hệ số Cronbach’s Alpha = 0.816 > 0.6 và các giá trị tương quan biến tổng hiệu chỉnh đều > 0.3 thấp nhất là 0.407(Chi tiết trong phần phụ lục 4). Kết quả này cho thấy thang đo “Điều kiện làm việc” đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Sau khi chạy kiểm định Cronbach’s Alpha, thang đo “Điều kiện làm việc” được xác định và có 4 biến quan sát.

+ Kiểm định thang đo “Quan hệ đồng nghiệp”: Thang đo bao gồm 5 biến quan sát (QHDN1 - QHDN5). Kết quả kiểm định, hệ số Cronbach’s Alpha = 0.919 > 0.6 và các giá trị tương quan biến tổng hiệu chỉnh đều > 0.3 thấp nhất là 0.764 (Chi tiết trong phần phụ lục 4). Kết quả này cho thấy thang đo “Quan hệ đồng nghiệp” đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Sau khi chạy kiểm định Cronbach’s Alpha, thang đo “Quan hệ đồng nghiệp” được xác định và có 5 biến quan sát.

+ Kiểm định thang đo “Văn hoá doanh nghiệp”:Thang đo gồm 4 biến quan sát (VHDN1 – VHDN4). Kết quả kiểm định, hệ số Cronbach’s Alpha = 0.902 > 0.6 và các giá trị tương quan biến tổng hiệu chỉnh đều > 0.3 thấp nhất là 0.765 (Chi tiết trong phần phụ lục 4). Kết quả này cho thấy thang đo “Văn hoá doanh nghiệp” đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Sau khi chạy kiểm định Cronbach’s Alpha, thang đo “Văn hoá doanh nghiệp” được xác định và có 4 biến quan sát.

+ Kiểm định thang đo “Đào tạo phát triển nhân lực”: Thang đo gồm 4 biến quan sát (DTPT1 – DTPT4). Kết quả kiểm định, hệ số Cronbach’s Alpha = 0.834 > 0.6 và các giá trị tương quan biến tổng hiệu chỉnh đều > 0.3 thấp nhất là 0.559 (Chi tiết trong phần phụ lục 4). Kết quả này cho thấy thang đo “Đào tạo phát triển nhân lực” đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Sau khi chạy kiểm định Cronbach’s Alpha, thang đo “Đào tạo phát triển nhân lực” được xác định và có 4 biến quan sát.

+ Kiểm định thang đo “Động lực làm việc”: Thang đo gồm 4 biến quan sát (DLLV1-DLLV4). Kết quả kiểm định, hệ số Cronbach’s Alpha = 0.807 > 0.6 và các giá trị tương quan biến tổng hiệu chỉnh đều > 0.3 thấp nhất là 0.455 (Chi tiết trong phần phụ lục 4). Kết quả này cho thấy thang đo “Động lực làm việc” đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

Sau khi chạy kiểm định Cronbach’s Alpha, thang đo “Động lực làm việc” được xác định và có 4 biến quan sát.

Như vậy, sau khi kiểm định mức độ tin cậy của từng thang đo, ta có thể thấy các thang đo này có độ tin cậy cao, đáp ứng được yêu cầu để đưa vào khảo sát các bước tiếp theo.

Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha Mã yếu tố Tên yếu tố Conbach's Alpha Độ tin cậy

TLPL Tiền lương và phúc lợi 0.930 DKLV Điều kiện làm việc 0.816 QHDN Quan hệ đồng nghiệp 0.919 VHDN Văn hoá doanh nghiệp 0.902 DTPT Đào tạo phát triển nhân lực. 0.834 DLLV Động lực làm việc 0.807

Kết luận: Qua việc khảo sát sơ bộ ban đầu ta xác định được 5 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên kỹ thuật tại VNPT Bà Rịa Vũng Tàu (biến độc lập) và 1 yếu tố động lực làm việc (biến phụ thuộc). Với 26 biến được chấp nhận vì có độ tin cậy cao (Cronbach’s Alpha>0.3). Vì thế, mô hình nghiên cứu không có thay đổi so với mô hình ban đầu, với mô hình nghiên cứu là:

- Tiền lương và phúc lợi: TLPL1, TLPL2, TLPL3, TLPL4, TLPL5. - Điều kiện làm việc: DKLV1, DKLV2, DKLV3, DKLV4.

- Quan hệ đồng nghiệp: QHDN1, QHDN2, QHDN3, QHDN4, QHDN5. - Văn hoá doanh nghiệp: VHDN1, VHDN2, VHDN3, VHDN4.

- Đào tạo phát triển nhân lực: DTPT1, DTPT2, DTPT3, DTPT4. - Động lực làm việc: DLLV1, DLLV2, DLLV3, DLLV4.

Tóm tắt chương 3

Trong chương 3, tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu, cách chọn mẫu, mô tả quy trình nghiên cứu và xây dựng thang đo, đồng thời trình bày phương pháp phân tích dữ liệu. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện để kiểm định, đánh giá thang đo và mô hình lý thuyết về các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên Kỹ thuật. Phương pháp nghiên cứu được tác giả thực hiện là: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Phương pháp định tính là phương pháp thông qua cuộc thảo luận nhóm, qua bước này xây dựng các thang đo và các khái niệm để phục vụ cho nghiên cứu chính thức. Trong chương này tác giả cũng đưa ra các quy trình, các tiêu chí khi xử lý và sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để phân tích dữ liệu định lượng. Dựa trên kết quả của các nghiên cứu định tính để xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu chính thức. Trong chương tiếp theo, tác giả sẽ trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận về kết quả nghiên cứu so với thực tế.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong chương 3 tác giả đã trình bày về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, các bước nghiên cứu và nghiên cứu định lượng sơ bộ, đồng thời trình bày các phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng để đánh giá thang đo dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Chương này tác giả giới thiệu sơ bộ về Tập đoàn VNPT và VNPT Bà Rịa Vũng Tàu, đồng thời tập trung nghiên cứu, phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên Kỹ thuật tại VNPT Bà Rịa Vũng Tàu.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên kỹ thuật tại VNPT bà rịa vũng tàu (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)