Các nghiên cứu trước liên quan

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên kỹ thuật tại VNPT bà rịa vũng tàu (Trang 37 - 39)

- Nguyễn Bạch Phương Thảo (2018) đề tài nghiên cứu về “Một số yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”. Trong nghiên cứu tác giả đã tham khảo lý thuyết liên quan như: thuyết Nhu cầu của Maslow, thuyết Kỳ vọng của Victor Vroom, thuyết Hai nhân tố của Frederick Herzerg, thuyết Công bằng của J. Stacy Adams, … Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến động lực làm việc. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố Sự giúp đỡ của lãnh đạo ảnh hưởng nhiều nhất (28%), tiếp đến là yếu tố Tiền lương và phúc lợi (25%), tiếp đến là yếu tố Gắn bó với đồng nghiệp (21%), tiếp đến là yếu tố Phát triển và đào tạo (14%), tiếp đến là yếu tố ảnh hưởng ít nhất là Điều kiện làm việc (12%). Dựa vào kết quả nghiên cứu trên các nhà quản lý của công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ có những giải pháp để nâng cao năng suất lao động của các nhân viên trong công ty.

- Nguyễn Lê Phương Uyên (2017) nghiên cứu về “Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên công ty cổ phần kho vận miền nam”, tác giả đã xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính giữa các biến độc lập là: thu nhập, phúc lợi, người quản lý trực tiếp, đào tạo, truyền thông nội bộ, đồng nghiệp, công việc, thương hiệu và biến phụ thuộc là: động lực. Tác giả thực hiện liệt kê so sánh với các công trình đã nghiên cứu trước và tiến hành nghiên cứu 7 yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên theo thứ tự sau: đồng nghiệp, đào tạo và điều kiện làm việc, phúc lợi, công việc, quản lý trực tiếp, truyền thông nội bộ, thu nhập, thương hiệu công ty. Trong đó các yếu tố tác động nhiều nhất đến động lực làm việc của nhân viên Công ty Sotrans là: đồng nghiệp, đào tạo, công việc, phúc lợi. Theo kết quả nghiên cứu yếu tố thương hiệu có tác động ít nhất trong các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên.

- Nguyễn Thị Phương Dung (2012) tác giả nghiên cứu xây dựng thang đo động viên nhân viên khối văn phòng ở thành phố Cần Thơ. Tác giả sử dụng các lý thuyết về động lực làm việc, thuyết về nhu cầu, sử dụng phương pháp định tính để nghiên cứu sơ bộ những yếu tố động viên từ các nhân viên đang làm việc vàsử dụng phương pháp phân tích định lượng thông qua phân tích Cronbach’s alpha để kiểm định thang đo, phân tích nhân tố để gom nhóm và loại biến, cuối cùng sử dụng hàm hồi quy để xem xét mức độ quan trọng của từng thang đo đến động viên nhân viên. Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích hồi quy cho thấy sự động viên nhân viên khối văn phòng thành phố Cần Thơ có quan hệ tuyến tính tỷ lệ thuận với sự động viên nhân viên thông qua 04 yếu tố là: quy định và chính sách của đơn vị, quan hệ làm việc, công việc và phúc lợi xã hội của tổ chức.

- Lâm Sơn Tùng (2017), tác giả đã nghiên cứu và đưa ra 6 giả thiết về mối quan hệ giữa 6 yếu tố độc lập đều ảnh hưởng cùng chiều với động lực làm việc của các nhân viên tại công ty cổ phần Cơ khí Kiên Giang. Qua số liệu thống kê mô tả các đặc điểm mẫu khảo sát từ nguồn dữ liệu cho thấy dữ liệu thu thập có thể đại diện tốt cho tổng số người lao động trong công ty. Nghiên cứu cho thấy, có 4 yếu tố ảnh hưởng, tác động cùng chiều đến động lực làm việc của nhân viên trong công ty bao gồm: điều kiện làm việc, công việc phù hợp, lương và phúc lợi và cơ hội thăng tiến. Trong đó, yếu tố cơ hội thăngtiến có ảnh hưởng nhiều nhất đến động lực làm việc của các nhân viên. Dựa vào số liệu nghiên cứu của tác giả, lãnh đạo công ty có thể xây dựng chính sách để tác động tích cực đến động lực làm việc của các nhân viên, giúp nâng cao năng suất lao động của công ty.

- Lê Nguyễn Đoan Khôi và Bùi Thị Minh Thu (2014) nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên trực tiếp sản xuất ở tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama)”. Các tác giả đã tiến hành phân tích kết quả từ nguồn dữ liệu thu thập được từ quan sát, sau đó kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố. Tiếp đến phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính bội theo hồi quy đa biến. Qua nghiên cứu các tác giả đã phát hiện 07 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên trực tiếp sản xuất Lilama là: Văn hóa doanh nghiệp, công việc, cơ hội

đào tạo và phát triển, điều kiện làm việc, lương và chế độ phúc lợi, mối quan hệ với đồng nghiệp, mối quan hệ lãnh đạo. Căn cứ vào số liệu nghiên cứu của tác giả, lãnh đạo công ty có thể xây dựng chính sách để có tác động tích cực đến động lực làm việc của các nhân viên, giúp nâng cao năng suất lao động của công ty.

- Trương Thanh Hiếu (2017) tác giả đã dựa trên các cơ sở lý thuyết về tạo động lực cho người lao động, xây dựng mô hình nghiên cứu và phân tích, kiểm định và đánh giá thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động, sau đó đưa ra các kiến nghị và đề xuất một số hàm ý về chính sách và giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên. Qua kết quả nghiên cứu tác giả đã chỉ ra 6 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty theo thứ tự từ ảnh hưởng nhiều đến ảnh hưởng ít như sau: sự tự chủtrong công việc, đào tạo và phát triển, thương hiệu và vănhoá công ty, phúc lợi, quản lý trực tiếp, điều kiện làm việc và tiền lương. Qua kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số kiến nghị để nâng cao năng suất lao động của người lao động tại Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên kỹ thuật tại VNPT bà rịa vũng tàu (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)