Qua kết quả khảo sát 218 nhân viên kỹ thuật tại VNPT Bà Rịa Vũng Tàu để phân tích, đo lường các yếu tố tác động đến động lực làm việc, tác giả đưa ra một số kết luận như sau:
- Kết quả nghiên cứu đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên Kỹ thuật tại VNPT Bà Rịa Vũng Tàu.
- Đo lường được mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên kỹ thuật tại VNPT Bà Rịa Vũng Tàu để làm cơ sở đề xuất hàm ý quản trị nhằm duy trì, phát huy động lực làm việc của nhân viên kỹ thuật tại VNPT Bà Rịa Vũng Tàu.
Tác giả lựa chọn sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá để đánh giá động lực làm việc của nhân viên kỹ thuật tại VNPT Bà Rịa Vũng Tàu. Đề tài sử dụng các yếu tố độc lập được kiểm định trong lĩnh vực tạo động lực là cơ sở lý thuyết vững chắc, giúp nghiên cứu vận dụng mô hình phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại VNPT Bà Rịa Vũng Tàu.
Dựa trên cơ sở lý thuyết đã nêu và kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây. Mô hình nghiên cứu được tác giả đề xuất bao gồm 05 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc là động lực làm việc của nhân viên Kỹ thuật tại VNPT Bà Rịa Vũng Tàu. Thực
hiện nghiên cứu định tính để được điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát cho thang đo nghiên cứu này được thực hiện thông qua 218 mẫu khảo sát. Dữ liệu thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS, đánh giá độ tin cậy thang đo qua hệ số Cronbach Alpha và phân tích yếu tố sẽ được sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần và tiến hành kiểm định mô hình lý thuyết thông qua sự phân tích hồi quy tuyến tính đa biến. Qua kết quả nghiên cứu có 26 biến quan sát ban đầu sau khi phân tích Cronbach’s Alpha đều phù hợp, được sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá (EFA) tiếp theo. Kết quả phân tích EFA cho thấy các biến độc lập đều có tương quan cùng chiều với biến phụ thuộc với mức ý nghĩa 5%.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến biến phụ thuộc với hệ số hồi quy như sau:
- Tiền lương và phúc lợi (TLPL) = 0.280 - Điều kiện làm việc (DKLV) = 0.224
- Đào tạo phát triển nhân lực (DTPT) = 0.198 - Văn hoá doanh nghiệp (VHDN) = 0.189 - Quan hệ đồng nghiệp (QHDN) = 0.187
Trong đó, yếu tố Tiền lương và phúc lợi (TLPL) có mức độ ảnh hưởng cao nhất đến động lực làm việc của nhân viên kỹ thuật (DLLV) với hệ số hồi quy 0,280 và có ý nghĩa thống kê do Sig. < 0,05. Đồng thời các yếu tố còn lại cũng có tác động đến động lực làm việc (DLLV) với mức ý nghĩa 5% (Sig. < 0,05). Thêm vào đó các kết quả nghiên cứu ở trên có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết quả này về mặt thực tiễn giúp cho các cấp lãnh đạo và người phụ trách công tác tổ chức và các phòng ban, đơn vị của VNPT Bà Rịa Vũng Tàu thấy được mối quan hệ giữa các thành phần trong động lực làm việc của nhân viên Kỹ thuật tại VNPT Bà Rịa Vũng Tàu, cũng như thấy được mức độ tác động của các yếu tố đến động lực làm việc, từ đó có thể thực hiện điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt nhất.
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố Tiền lương và phúc lợi (TLPL) là quan trọng nhất, có ảnh hưởng nhất trong các nhóm yếu tố, kế đến là Điều kiện làm việc (DKLV) có mức độ ảnh hưởng thứ 2 đến động lực làm việc của nhân viên, tiếp theo là yếu tố Đào tạo phát triển nhân lực (DTPT) có mức độ ảnh hưởng thứ 3 đến động lực làm việc của nhân viên, yếu tố Văn hoá doanh nghiệp (VHDN) có mức độ ảnh hưởng thứ 4 đến động lực làm việc của nhân viên, cuối cùng là yếu tố Quan hệ đồng nghiệp (QHDN) có mức độ ảnh hưởng ít nhất đến động lực làm việc của nhân viên kỹ thuật.