Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên kỹ thuật tại VNPT bà rịa vũng tàu (Trang 50 - 51)

Phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm tra lại mô hình nghiên cứu đề xuất có phù hợp với thực tế công việc của nhân viên kỹ thuật hay không và sự liên quan, mức độ tác động của các yếu tố đến động lực làm việc của nhân viên Kỹ thuật tại VNPT Bà Rịa Vũng Tàu.

Thang đo các yếu tố trong nghiên cứu này được đánh giá dựa trên thang đo Likert 5 mức độ, như sau:

1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý

4. Đồng ý 5. Rất đồng ý

Thang đo được xây dựng và khảo sát thử để kiểm tra mức độ phù hợp trong từng câu hỏi. Trên cơ sở đó, điều chỉnh thang đo sao cho phù hợp với thực trạng vấn đề cần nghiên cứu sau đó tiến hành hoàn chỉnh bảng câu hỏi để thu thập thông tin. Quá trình thu thập thông tin được thực hiện bằng phương pháp gửi đường link câu hỏi đến các đối tượng cần khảo sát. Thông tin dữ liệu trước khi đưa vào phân tích được mã hóa, kiểm tra và làm sạch. Thang đo sẽ được đánh giá độ tin cậy qua hệ số tin cậy Cronbach alpha. Quá trình phân tích được thực hiện bằng các công cụ phân tích thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory factor analysis), phân tích hồi quy tuyến tính đa biến (Regression analysis). Sau quá trình phân tích nhân tố khám phá EFA, các yếu tố được rút gọn từ nhiều biến quan sát được thu thập. Quá trình phân tích hồi quy được thực hiện nhằm xác định mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc để đưa ra các khuyến nghị để nâng cao năng xuất lao động.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên kỹ thuật tại VNPT bà rịa vũng tàu (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)