Vai trò của động lực làm việc

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên kỹ thuật tại VNPT bà rịa vũng tàu (Trang 31 - 32)

Ifinedo (2003) cho thấy một người lao động có động lực làm việc tốt thì dễ dàng nhìn thấy sự nhiệt tình từ họ, sự tập trung và sự cống hiến trong công việc, làm cho hiệu suất làm việc tăng cao, góp phần hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Woodman và các cộng sự (1993) đã công nhận tầm quan trọng của động lực nội tại đến các sáng tạo trong công việc. Một số nhà khoa học khác như Amabile (1996); Nam Choi (2004) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của động lực nội tại đến các hoạt động sáng tạo tại các nơi làm việc. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh

rằng người lao động có xu hướng sáng tạo hơn trong công việc khi công việc được người lao động yêu thích hoặc nó mang lại sự hấp dẫn và hứng thú đối với họ. Các nhà quản trị nên có những nghệ thuật để tạo ra động lực làm việc cho người lao động, làm cho họ tự nguyện, tâm huyết trong khi thực hiện các công việc được giao, để mang lại kết quả cao nhất khi thực hiện công việc vì động lực làm việc luôn mang tính tự nguyện. Nếu người lao động bị ép buộc phải làm công việc mà mình không thích hoặc làm việc một cách bị động, thì chắc chắn kết quả công việc sẽ không tốt và chất lượng công việc không cao. Động lực làm việc không phải đặc tính cá nhân, nó không phải luôn cố hữu mà thường xuyên thay đổi, tùy từng thời kỳ mà mỗi người có thể có động lực làm việc khác nhau hoặc không có động lực làm việc. Khi có động lực làm việc sẽ dẫn đến năng suất cá nhân tăng và sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao hơn trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Tuy nhiên động lực làm việc chỉ thay đổi hiệu suất làm việc khi so sánh trên một người lao động (xét trên cùng một người khi có động lực làm việc thì năng suất sẽ cao hơn khi không có động lực làm việc trong điều kiện các yếu tố khác không đổi), do đó động lực làm việc chỉ là nguồn gốc chứ không phải yếu tố tất yếu dẫn tới tăng năng suất lao động cá nhân và hiệu quả công việc, vì điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như trình độ, tay nghề, công cụ lao động… Trên thực tế người lao động khi không có động lực làm việc họ vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ, vì họ đã quen với công việc và có nghĩa vụ phải hoàn thành công việc được giao để đảm bảo thu nhập, nhưng kết quả công việc không phản ánh hết năng lực của họ và những người này thường tìm đến công việc khác phù hợp với mình hơn.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên kỹ thuật tại VNPT bà rịa vũng tàu (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)