Theo Wetland (2003) đào tạo được xem là một hình thức đầu tư của các cá nhân hoặc tổ chức doanh nghiệp cho nguồn vốn con người. Khi được tuyển vào tổ chức doanh nghiệp làm việc, người lao động sẽ được tham gia vào các chương trình đạo tạo nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức doanh nghiệp mong đợi nhân viên của mình sẽ tiếp thu được các kỹ năng và kiến thức mới để áp dụng tốt vào công việc được giao và chia sẻ kinh nghiệm trong công việc với các đồng nghiệp.
Nghiên cứu của Lauri, Benson và Cheney (1996) cho thấy các tổ chức thường trì hoãn hoạt động đào tạo để xác định xem các nhân viên có phù hợp với công việc của doanh nghiệp hay không, những nhân viên ít có khả năng muốn rời khỏi tổ chức doanh nghiệp thì họ mới tiến hành đào tạo. Để phát triển một con người chúng ta cần một loạt các hoạt động nhằm trang bị cho nhân viên các khả năng mà tổ chức doanh nghiệp sẽ cần đến trong tương lai, thì quá trình đào tạo sẽ cung cấp cho nhân viên các kỹ năng nghiệp vụ để đáp ứng công việc của tổ chức doanh nghiệp. Phát triển kỹ năng cho nhân viên bao gồm: nâng cao trình độ văn hóa, các kỹ năng nghiệp vụ, hoặc kỹ năng giải quyết vấn đề.
Nghiên cứu của Jamrog (2002) đã chứng minh rằng các nhân viên muốn có cơ hội được đào tạo để nâng cao kỹ năng xử lý công việc của mình. Ngày nay các tổ chức doanh nghiệp đều nhận ra rằng, nếu nhân viên được doanh nghiệp tổ chức đào
tạo tốt kỹ năng, họ sẽ có động lực làm việc tốt và tâm huyết với công việc của tổ chức doanh nghiệp hơn. Đúng vậy, khi kết thúc của thời gian đào tạo chính là sự khởi đầu mà nhân viên đó mang lại hiệu quả công việc cao hơn, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của tổ chức doanh nghiệp.