Các phương thức cho thuê tài chính

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Ngân hàng (Trang 146 - 149)

- Viên Thế Giang (2012) Về chức năng giám sát của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 10 (216), tháng 5/2012 tr 33 tr 38.

113 Điều 21Nghị định số16/2001/ NĐ-CP ngày 02 thán g5 năm 2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Cơng ty cho th tài chính.

4.4. Các phương thức cho thuê tài chính

Quan hệ cho th tài chính có thể thực hiện dưới nhiều phương thức khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích và điều kiện của các bên khi tham gia giao dịch. Theo quy định của pháp luật có các phương thức cho thuê phổ biến sau:

Hợp đồng cho thuê tài chính liên kết (Syndicate Lease): Là loại hợp đồng gồm nhiều bên cùng tài trợ cho một bên thuê (đồng tài trợ).

Trong trường hợp này do một người cho thuê không đủ vốn để tài trợ hoặc sợ rủi ro vì tập trung vốn quá lớn với một khách hàng, nên họ liên kết với nhau để cho thuê tài chính. Đối với loại hợp đồng này, tài sản cho thuê thường có giá trị lớn. Để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, pháp luật Việt Nam đã có quy định đó là giới hạn cho thuê không được vượt quá 30% vốn tự có. Trong phương thức này vừa tạo được lợi nhuận cho kinh doanh đồng thời không bỏ lỡ bạn hàng.

Hợp đồng cho thuê bắc cầu (Leveraged Lease): Là trường hợp người cho thuê (công ty cho thuê tài chính) đi vay từ bên thứ 3 (Ngân hàng) để mua tài sản rồi cho thuê.

Loại cho thuê này thường áp dụng cho những dự án đầu tư lớn. Đây không phải là phương thức cùng tài trợ. Công ty cho thuê phải trả

nợ vay từ tiền cho thuê và hưởng các khoản chênh lệch từ tiền cho thuê và tiền trả nợ. Đây là hình thức đi vay có bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vaỵ

Hợp đồng bán rồi thuê lại: các doanh nghiệp có thể bán tài sản của

họ cho các Công ty cho th tài chính sau đó th lạị

Đây là trường hợp mà doanh nghiệp thiếu vốn lưu động để khai thác tài sản cố định hiện có trong hoạt động sản xuất kinh doanh song lại khơng đủ uy tín để vay vốn Ngân hàng, trong trường hợp này họ buộc phải bán một phần tài sản cố định cho Ngân hàng hoặc Công ty cho th tài chính, sau đó th lại tài sản đó để sử dụng, và như vậy sẽ có nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động. Đặc trưng chủ yếu của loại hợp đồng này là bên thuê giữ lại quyền sử dụng tài sản và chuyển giao quyền sở hữu pháp lý cho bên cho thuê, đồng thời nhận tiền bán tài sản, nhưng tài sản đem bán phải cịn giá trị sử dụng hữu ích và giá trị của tài sản đó tuỳ thuộc vào giá cả hợp lý của tài sản đó trên thị trường tại thời điểm diễn ra hoạt động mua bán.

Phương thức cho thuê này được ghi nhận trong khoản 3, Điều 16, Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính tiếp cận dưới phương diện bên cho thuê nên sử dụng thuật ngữ “mua và cho thuê lại”.

Hợp đồng cho thuê giáp lưng (Under Lease): với sự cho phép của

người cho thuê, người thuê có thể cho khách hàng khác thuê tiếp. Do tính chất khơng huỷ ngang hợp đồng, nếu bên th khơng có nhu cầu sử dụng tài sản và thời hạn thuê vẫn chưa hết thì họ sẽ trong tình trạng rất bất lợị

Bên thuê thứ nhất khi đã thực hiện một phần hợp đồng, khơng cịn nhu cầu th, do đó họ phải tìm đến bên th thứ hai để chuyển giao hợp đồng với sự chấp thuận của người cho thuê. Phương thức này giúp bên th thứ nhất khơng bỏ phí tài sản thuê, đồng thời có thể kiếm lời từ bên thuê thứ haị Bù lại bên đi thuê thứ nhất vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm đối với những rủi ro thiệt hại liên quan đến tài sản thuê vì họ là người trực tiếp ký hợp đồng với bên cho thuê ban đầụ Mặc dù, kể từ thời điểm hợp đồng thuê mới lại được ký kết, mọi quyền lợi và nghĩa vụ và tài sản được chuyển giao sang bên thứ haị

Hoặc hợp đồng cho thuê này được áp dụng trong những trường hợp bên thuê thứ hai cần tài sản muốn đi thuê nhưng không thực hiện trực tiếp từ những người cho thuê chuyên nghiệp - bên Công ty cho thuê tài chính, do hoạt động yếu kém, do khơng đảm bảo uy tín hoặc đơn giản chỉ vì doanh nghiệp đó chưa được người cho th biết đến. Ví dụ như Cơng ty cho th tài chính nước ngồi thường chỉ chấp nhận tài trợ cho những công ty lớn của Việt Nam (bên thứ nhất).

Hợp đồng cho thuê trả góp: đây là phương thức tài trợ khá đặc biệt

của cho th tài chính. Thực chất là hình thức mua trả góp tài sản trong khoảng thời gian từ 1 đến 5 năm, được áp dụng đối với người mua có tài sản thế chấp và cả người khơng có thế chấp.

Theo phương thức này, hợp đồng cho th tài chính có hiệu lực và người mua thường phải trả ngay cho nhà tài trợ một khoản tiền chiếm từ 25% - 30% giá trị tài sản và vào thời điểm kết thúc hợp đồng chủ tài sản sẽ chuyển giao quyền sử dụng cho người thuê, hình thức tài trợ này giúp cho bên cung ứng bán được tài sản của mình và tạo cho bên th có ngay tài sản để sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà không phải trả ngay những khoản tiền lờị

Nhưng bên cạnh đó, cũng có những bất lợi trong phương thức này đó là tỷ lệ lãi suất thực tế quá cao (thường lên tới 15%/năm) và nguy cơ mất quyền sở hữu tài sản vào thời điểm kết thúc hợp đồng nếu không thực hiện đúng tiến độ thanh toán.

Chương 5

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Ngân hàng (Trang 146 - 149)