Viên Thế Giang (2005), Hoàn thiện pháp luật về Quỹ tín dụng nhân dâ n Giải pháp nâng cao hiệu quả của Quỹ tín dụng nhân dân, Tạp chí Ngân hàng số 5/2005.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Ngân hàng (Trang 45 - 49)

hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hịa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân.

Tổ chức tín dụng nước ngồi: là tổ chức tín dụng được thành lập

ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngồị Tổ chức tín dụng nước ngồi được hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, cơng ty tài chính liên doanh, cơng ty tài chính 100% vốn nước ngồi, cơng ty cho th tài chính liên doanh, cơng ty cho th tài chính 100% vốn nước ngồị

Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngồi: là loại

hình ngân hàng thương mại; công ty tài chính liên doanh, cơng ty tài chính 100% vốn nước ngồi là loại hình cơng ty tài chính; cơng ty cho th tài chính liên doanh, cơng ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngồi là loại hình cơng ty cho th tài chính theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng26.

Chi nhánh ngân hàng nước ngồi: là đơn vị phụ thuộc của ngân

hàng nước ngồi, khơng có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.

c) Căn cứ vào tiêu chí sở hữu vốn điều lệ của Tổ chức tín dụng, có

thể chia các tổ chức tín dụng thành các nhóm: tổ chức tín dụng Nhà nước, tổ chức tín dụng cổ phần (dưới hình thức cơng ty cổ phần), tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng nước ngồị

(i) Tổ chức tín dụng nhà nước: có vốn thuộc sở hữu của nhà nước,

về bản chất là doanh nghiệp nhà nước kinh doanh tiền tệ, do nhà nước ký quyết định thành lập (Thủ tướng Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Thống đốc ngân hàng ký quyết định thành lập), nhà nước cử người điều hành, quản trị. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức tín dụng Nhà nước là tổ chức tín dụng do Nhà nước sở hữu 100%

26 Xem: Viên Thế Giang (2009), Ngân hàng 100% vốn nước ngoài – chủ thể cung ứng dịch vụ ngân hàng mới trên thị trường ngân hàng Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Đào dịch vụ ngân hàng mới trên thị trường ngân hàng Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Đào

vốn và được thành lập dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

(ii) Tổ chức tín dụng cổ phần: được thành lập trên cơ sở một phần

vốn góp của các cổ đơng, về bản chất là một cơng ty cổ phần. Cổ đơng góp vốn có thể là nhà nước, tổ chức, cá nhân khác đáp ứng điều kiện quy định tại Luật các Tổ chức tín dụng do Ngân hàng nhà nước ký giấy phép thành lập. Mục tiêu hoạt động của tổ chức tín dụng cổ phần là tìm kiếm lợi nhuận như ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam...

(iii) Tổ chức tín dụng hợp tác: là loại hình tổ chức tín dụng mà vốn

do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện đóng góp. Về hình thức pháp lý, ngân hàng Hợp tác xã được thành lập dưới hình thức hợp tác xã, hoạt động tuân theo Luật Hợp tác xã và Luật các Tổ chức tín dụng, do Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp giấy phép thành lập, thành phần lãnh đạo là Ban quản trị, ban chủ nhiệm do các xã viên bầu rạ Mục tiêu hoạt động của tổ chức tín dụng hợp tác là tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, trường hợp người không phải là thành viên của Tổ chức tín dụng muốn vay phải có sự đồng ý của trên 2/3 thành viên là thành viên của Tổ chức tín dụng.

(iv) Tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngồi là loại hình tổ chức

tín dụng có một phần vốn hoặc 100% vốn điều lệ là của bên nước ngồị Có sự khác biệt so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ở chỗ: bên nước ngoài bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam phải bắt buộc là các tổ chức tín dụng nước ngồi, khơng được là cá nhân, tổ chức nước ngồị Mặt khác, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng này là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

d) Căn cứ vào hình thức doanh nghiệp của tổ chức tín dụng, tổ

chức tín dụng ở Việt Nam bao gồm27: - Tổ chức tín dụng là cơng ty cổ phần.

- Tổ chức tín dụng là cơng ty trách nhiệm hữu hạn. - Tổ chức tín dụng là hợp tác xã.

2. QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ THÀNH LẬP, KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN TỔ CHỨC ĐẶC BIỆT, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN TỔ CHỨC TÍN DỤNG

2.1. Quy chế pháp lý về thành lập tổ chức tín dụng

Thành lập tổ chức tín dụng là thủ tục pháp lý nhằm xác lập tư cách chủ thể kinh doanh ngân hàng, bao gồm các bước, khâu, các thủ tục và giấy tờ pháp lý do người thành lập tổ chức tín dụng chuẩn bị. Có thể nói, pháp luật của các nước quy định khá chặt chẽ điều kiện thàh lập tổ chức tín dụng. Chẳng hạn, tại Hoa Kỳ, một ngân hàng được thành lập phải thỏa mãn nhiều điều kiện khác nhau, tùy thuộc nó là ngân hàng bang hay ngân hàng liên bang. Nếu ngân hàng được thành lập là ngân hàng bang, nghĩa là phạm vi hoạt động chủ yếu trong một bang nhất định thì nó phải đáp ứng các điều kiện của bang đó và do cơ quan quản lý ngân hàng của bang cấp phép. Trường hợp ngân hàng được thành lập là ngân hàng liên bang có phạm vi hoạt động ở nhiều bang nó phải tuân thủ các điều kiện của Liên bang và do Cục quản lý tiền tệ liên bang (có chức năng quản lý ngân hàng cấp liên bang) chấp thuận28. Sở dĩ pháp luật các nước quy định điều kiện thành lập tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại khắt khe như vậy là do mức độ ảnh hưởng của hoạt động ngân hàng tới đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc giạ Nếu Nhà nước khơng kiểm sốt được việc thành lập tổ chức tín dụng thì nguy cơ mất quyền kiểm sốt nền kinh tế là rất dễ xảy rạ

Ở Việt Nam, việc thành lập tổ chức tín dụng được thực hiện qua hai bước: Bước 1: xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng;

Bước 2: đăng ký kinh doanh, khai trương và hoạt động ngân hàng, trong

đó Nhà nước kiểm sốt rất chặt chẽ bước thứ nhất - tức là khâu xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng.

Pháp luật Việt Nam hiện hành không định nghĩa thế nào là giấy phép mà mô tả nội dung, các bộ phận của giấy phép. Theo đó, Giấy phép bao gồm Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Giấy phép thành lập văn

phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngồi, tổ chức nước ngồi khác có hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước cấp. Văn bản của Ngân hàng Nhà nước về sửa đổi, bổ sung Giấy phép là một bộ phận không tách rời của Giấy phép. Ở nội dung này, chúng ta tập trung làm rõ điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng.

Khác so với Luật các tổ chức tín dụng năm năm 1997 (sửa đổi 2004), Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 quy định điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng bao gồm: các điều kiện được cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng đối với tổ chức tín dụng trong nước, Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngồi, Chi nhánh ngân hàng nước ngồi, Văn phịng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngồi, tổ chức nước ngồi khác có hoạt động ngân hàng và Điều kiện cấp Giấy phép đối với ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mơ. Điều kiện để thành lập tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay bao gồm29:

Thứ nhất, phải có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn

pháp định30. Chính phủ có thẩm quyền quy định mức vốn pháp đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoàị Mức vốn pháp định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay được quy định cụ thể tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định về nghĩa vụ duy trì giá trị thực của vốn điều lệ hoặc vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng Việt Nam khơng đạt được như yêu cầu của pháp luật đã dẫn đến việc Chính phủ phải “gia hạn tăng vốn pháp định” vào cuối năm 201031.

29 Xem cụ thể tại: Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 Quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, văn phịng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngồi, tổ chức nước ngồi khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

30 Danh mục mức vốn pháp định đối với tổ chức tín dụng xin xem cụ thể tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng. 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng.

31 Xem thêm:

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Ngân hàng (Trang 45 - 49)