Điều 5, Thông tư 28/2012/TT-NHNN ngày 03 tháng 10 năm 2012 quy định về nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối vớ

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Ngân hàng (Trang 126 - 128)

- Viên Thế Giang (2012) Về chức năng giám sát của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 10 (216), tháng 5/2012 tr 33 tr 38.

101 Điều 5, Thông tư 28/2012/TT-NHNN ngày 03 tháng 10 năm 2012 quy định về nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối vớ

nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

- Tổ chức tín dụng không được bảo lãnh cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khốn mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm sốt.

- Tổ chức tín dụng khơng được bảo lãnh trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc cơng ty con của tổ chức tín dụng.

Bên nhận bảo lãnh (the Beneficiary): là các tổ chức, cá nhân trong

và ngồi nước có quyền thụ hưởng bảo lãnh của tổ chức tín dụng (người có quyền thụ hưởng một món nợ do người được bảo lãnh thanh tốn từ một nghĩa vụ trong các hợp đồng như hợp đồng về xây dựng cơ bản, hợp đồng tín dụng... hay các nghĩa vụ thanh tốn ngồi hợp đồng như nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng...).

Bên nhận bảo lãnh phải thoả mãn những điều kiện chủ thể do pháp luật quy định nhằm góp phần đảm bảo hiệu lực của hợp đồng. Các điều kiện đó bao gồm:

- Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Đối với người bảo lãnh là một tổ chức thì tổ chức đó phải có người đại diện hợp pháp có đủ năng lực và thẩm quyền;

- Có các giấy tờ, tài liệu hay bằng chứng khác chứng minh quyền chủ nợ trong một nghĩa vụ cần được bảo đảm.

Như vậy, căn cứ vào cấu trúc chủ thể ký kết và thực hiện hợp đồng trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng theo quy định của pháp luật, sẽ tồn tại 2 loại quan hệ hợp đồng, là quan hệ hợp đồng bảo lãnh ngân hàng (hợp đồng cam kết bảo lãnh) và quan hệ hợp đồng dịch vụ bảo lãnh ngân hàng, giao dịch bảo lãnh không phải giao dịch hai bên hay ba bên mà là giao dịch kép. Cấu trúc pháp lí của quan hệ pháp luật về bảo lãnh của các tổ chức tín dụng có thể được biểu diễn bằng mơ hình sau đây:

Bên bảo lãnh (Các tổ chức tính dụng)

Bên được bảo lãnh (Các tổ chức, cá nhân)

Bên nhận bảo lãnh (Bên có quyền)

Quan hệ dịch vụ bảo lãnh

3.2.2. Phạm vi bảo lãnh ngân hàng của các tổ chức tín dụng

Phạm vi bảo lãnh ngân hàng là giới hạn mà pháp luật quy định đối với hoạt động bảo lãnh ngân hàng của tổ chức tín dụng. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ sau đây:

- Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay;

- Nghĩa vụ thanh tốn tiền mua vật tư, hàng hố, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án hoặc phương án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ đời sống;

- Nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế, các nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước;

- Nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia dự thầu;

- Nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia quan hệ hợp đồng với bên nhận bảo lãnh, như thực hiện hợp đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm, nhận và hoàn trả tiền ứng trước;

- Các nghĩa vụ hợp pháp khác do các bên thoả thuận102.

Bên cạnh đó, pháp luật cịn quy định về giới hạn số tiền bảo lãnh. Theo quy định tại Điều 128 Luật các Tổ chức tín dụng thì tổng số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho một khách hàng không được vượt qua 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng bảo lãnh. Tổng số dư bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngồị

3.2.3. Hình thức và nội dung của giao dịch bảo lãnh ngân hàng

Pháp luật quy định việc bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với khách hàng phải được lập bằng văn bản. Trong giao dịch bảo lãnh của tổ chức tín dụng, cam kết bảo lãnh là văn bản bảo lãnh của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh theo một trong các hình thức là:

Hợp đồng bảo lãnh là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh và bên

nhận bảo lãnh hoặc giữa bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và các bên có

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Ngân hàng (Trang 126 - 128)