PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 1 Khái quát chung về bảo lãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Ngân hàng (Trang 122 - 123)

- Viên Thế Giang (2012) Về chức năng giám sát của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 10 (216), tháng 5/2012 tr 33 tr 38.

3. PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 1 Khái quát chung về bảo lãnh ngân hàng

3.1. Khái quát chung về bảo lãnh ngân hàng

Trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng hiện đại ngày nay hoạt động bảo lãnh được xem như là hoạt động kinh doanh phổ biến. Quan hệ bảo lãnh mà chủ thể đứng ra cung ứng dịch vụ bảo lãnh là các tổ chức tín dụng được gọi là bảo lãnh ngân hàng.

Đối với các ngân hàng, bảo lãnh ngân hàng là hoạt động kinh doanh ngân hàng của các ngân hàng hiện đạị Đối với các nhà kinh doanh, bảo lãnh ngân hàng được xem là một công cụ mà các nhà kinh doanh thường sử dụng để tăng cường sự bảo đảm đối với nghĩa vụ trong các hợp đồng kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh mơi trường kinh doanh có rủi ro cao như hiện naỵ

Bảo lãnh ngân hàng bắt đầu ra đời và phát triển vào đầu thập niên 70 của thế kỷ và trở thành một loại hình dịch vụ hữu hiệu của các ngân hàng hiện đại với nền kinh tế. Ở Việt Nam, từ những năm 80 bảo lãnh đã được đề cập trong các văn bản pháp quỵ Tuy nhiên từ 1980 đến 1990, bảo lãnh của ngân hàng chỉ do Ngân hàng nhà nước thực hiện như một công cụ kinh doanh cho các doanh nghiệp nhà nước vay vốn nước ngoài để sản xuất kinh doanh. Sau công cuộc đổi mới hệ thống ngân hàng năm 1998, hệ thống ngân hàng thương mại được phát triển với nhiều nghiệp vụ phong phú và đa dạng trong đó có nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Tuy nhiên, các nghiệp vụ này mới chỉ thực hiện ở giai đoạn đầụ Năm 1994, thống đốc Ngân hàng nhà nước mới ban hành quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh được áp dụng lần đầu cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Bảo lãnh ngân hàng Theo Điều 1 trong Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 196/ QĐ- NH 14 ngày 16 tháng 9 năm 1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) được hiểu là “một trong các nghiệp vụ của ngân hàng, là cam kết của ngân

bên được bảo lãnh không thực hiện hiện đúng và đủ các các nghĩa vụ đã thoả thuận với bên yêu cầu bảo lãnh, được quy định cụ thể tại thư bảo lãnh của ngân hàng”.

Bảo lãnh ngân hàng có thể xem là hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (giao dịch bảo đảm) mang tính phái sinh. Trong quan hệ bảo lãnh có phát sinh quan hệ hợp đồng, đó là hợp đồng bảo lãnh ngân hàng được ký kết giữa những chủ thể là bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Khi nghiên cứu về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, các giới nghiên cứu có hai luồng quan điểm:

Thứ nhất, nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng không thể coi là một

nghiệp vụ tín dụng, vì sau khi ký kết hợp đồng bảo lãnh với bên có quyền, tổ chức tín dụng với tư cách là người bảo lãnh, không hề chắc chắn rằng sẽ phải ứng trước tiền ngay để trả nợ thay cho người được bảo lãnh, chừng nào chưa biết người được bảo lãnh có thực hiện nghĩa vụ của họ hay khơng. Nói khác đi, chỉ có thể coi là một nghiệp vụ tín dụng khi một người có hành vi ứng trước tiền một cách chắc chắn cho người khác sử dụng trong một thời hạn nhất định với điều kiện có hồn trả;

Thứ hai, nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng có thể coi là một nghiệp vụ

tín dụng, vì trong hợp đồng bảo lãnh được ký kết với bên có quyền, rõ ràng bên bảo lãnh (tổ chức tín dụng) có cam kết rằng họ sẽ ứng tiền để trả nợ thay cho người được bảo lãnh, khi người này không thực hiện nghĩa vụ đã đến hạn. Nói khác đi, nghiệp vụ này thực chất là một hành vi tín dụng có điều kiện, nghĩa là chỉ khi nào nảy ra điều kiện đó thì việc ứng trước tiền mới được thực hiện.

Như vậy, bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hồn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận98.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Ngân hàng (Trang 122 - 123)