- Cao Đăng Vinh, Những quy định đặc thù trong việc giải quyết phá sản tổ chức tín
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC, BỘ MÁY QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH TỔ CHỨC TÍN DỤNG
giám sát của Ngân hàng Nhà nước và theo trình tự, thủ tục thanh lý tài sản do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Trong quá trình giám sát thanh lý tài sản tổ chức tín dụng quy định tại khoản 2 Điều 156 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, nếu phát hiện tổ chức tín dụng khơng có khả năng thanh tốn đầy đủ các khoản nợ, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chấm dứt thanh lý và yêu cầu tổ chức tín dụng nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng quy định tại Điều 155 của Luật các Tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng bị thanh lý có trách nhiệm thanh tốn các chi phí liên quan đến việc thanh lý tài sản.
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC, BỘ MÁY QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH TỔ CHỨC TÍN DỤNG CHỨC TÍN DỤNG
3.1. Khái quát chung về tổ chức, bộ máy quản quản trị, điều hành tổ chức tín dụng chức tín dụng
Khác với Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997 (sửa đổi 2004), Luật các tổ chức tín dụng tiếp cận cơ cấu, tổ chức của tổ chức tín dụng theo nguyên tắc chỉ cụ thể hóa những nội dung chưa được quy định cụ thể tại Luật doanh nghiệp và những đặc thù trong cơ cấu tổ chức, quản lý tổ chức tín dụng phù hợp với điều kiện kinh doanh ngân hàng. Điều này được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:
- Tổ chức tín dụng được tổ chức theo mơ hình doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh nghiệp 2005; ngân hàng hợp tác xã và quỹ tín dụng nhân dân được tổ chức theo mơ hình hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã;
- Các quy định của Luật các Tổ chức tín dụng có nhiều quy định thể hiện sự khác biệt, những ràng buộc riêng đối với từng loại hình tổ chức tín dụng như số lượng thành viên, vấn đề chào bán, chuyển nhượng cổ phần…
Tùy theo loại hình hoạt động, sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản, tổ chức tín dụng được thành lập50:
a) Chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước, kể cả tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính;