Khoả n5 Điều 3 Nghị định của Chính phủ số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Ngân hàng (Trang 151 - 152)

- Viên Thế Giang (2012) Về chức năng giám sát của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 10 (216), tháng 5/2012 tr 33 tr 38.

119 Khoả n5 Điều 3 Nghị định của Chính phủ số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Hiện nay, hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản được hiểu “là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ

thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng”120. Dịch vụ thanh toán theo pháp luật hiện hành bao gồm dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán và một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng121.

Dưới góc độ khoa học pháp lý chúng ta có thể hiểu, dịch vụ thanh toán là hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và một số tổ chức khác để đáp ứng nhu cầu thanh toán cho các chủ thể trong nền kinh tế. Về mục tiêu cung ứng dịch vụ thanh toán có thể là nhằm tìm kiếm lợi nhuận - một hoạt động kinh doanh, đó cũng có thể không phải là một hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận (khi Ngân hàng nhà nước cung ứng dịch vụ thanh toán cho những đối tượng có nhu cầu). Trong phạm vi tài liệu học tập này, hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán được hiểu là hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và một số tổ chức khác nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Nội dung của chế độ dịch vụ thanh toán bao gồm dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán và một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng. Chế độ pháp lý về thanh toán qua ngân hàng thường bao gồm các nhóm quy phạm pháp luật như sau122:

Nhóm thứ nhất bao gồm các quy phạm pháp luật quy định về các

chủ thể tham gia quan hệ thanh toán (gồm chủ thể là các bên thanh toán: người trả tiền, người nhận tiền và các chủ thể là các tổ chức được thực hiện dịch vụ thanh toán) và phạm vi áp dụng cho các hoạt động thanh toán (trong nước và quốc tế) qua các tổ chức được thực hiện dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Ngân hàng (Trang 151 - 152)