Khoả n1 Điều 4 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Ngân hàng (Trang 152 - 156)

- Viên Thế Giang (2012) Về chức năng giám sát của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 10 (216), tháng 5/2012 tr 33 tr 38.

121 Khoả n1 Điều 4 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

122 Ngô Quốc Kỳ (2002), Quy chế pháp lý về cung ứng dịch vụ thanh tốn qua ngân hàng, Tạp chí Khoa học pháp lý số 7/2002. hàng, Tạp chí Khoa học pháp lý số 7/2002.

Nhóm thứ hai bao gồm các quy phạm pháp luật quy định về việc

mở và sử dụng tài khoản thanh toán (điều kiện, thủ tục), việc sử dụng và thực hiện các dịch vụ thanh toán (nội dung các dịch vụ thanh toán, phương tiện thanh tốn, chứng từ thanh tốn).

Nhóm thứ ba bao gồm các quy phạm pháp luật quy định về tổ chức

và tham gia các hệ thống thanh toán (nội bộ, liên ngân hàng, tham gia hoạt động thanh tốn quốc tế).

Nhóm thứ tư bao gồm các quy phạm pháp luật quy định về quyền

và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ thanh toán (người sử dụng dịch vụ thanh toán, tổ chức thực hiện dịch vụ thanh toán), trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh tốn và kỷ luật thanh toán.

Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định dịch vụ thanh toán bao gồm:

Một là, dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách

hàng, bao gồm: a) Cung ứng phương tiện thanh toán; b) Thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ; c) Các dịch vụ thanh toán khác.

Hai là, dịch vụ thanh tốn khơng qua tài khoản thanh toán của

khách hàng, bao gồm: dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ và một số dịch vụ thanh toán khác.

Để thực hiện dịch vụ thanh toán được thuận lợi, pháp luật hiện hành quy định cụ thể các dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm:

- Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử; - Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán;

- Các dịch vụ trung gian thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Các tổ chức không phải là ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Điều kiện về giấy phép: các tổ chức không phải là ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn phải có giấy phép thành lập hoặc đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp,

trong đó hoạt dộng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là một trong các hoạt động kinh doanh chính của tổ chức;

- Điều kiện về phương án kinh doanh: các tổ chức không phải là ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn phải có phương án kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán được phê duyệt theo đúng quy định về thẩm quyền đầu tư tại điều lệ hoạt động của tổ chức;

- Điều kiện về vốn pháp định: các tổ chức không phải là ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn phải có vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng;

- Điều kiện về nhân sự: người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức xin phép phải có trình độ chun mơn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc lĩnh vực phụ trách. Đội ngũ cán bộ thực hiện dịch vụ trung gian thanh tốn có trình độ chun mơn về lĩnh vực đảm nhiệm;

- Điều kiện kỹ thuật, nghiệp vụ gồm: cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và quy định của Ngân hàng Nhà nước; hệ thống kỹ thuật dự phòng độc lập với hệ thống chính đảm bảo cung cấp dịch vụ an tồn và liên tục khi hệ thống chính có sự cố; quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ trong hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đảm bảo an toàn, bảo mật và phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với dịch vụ trung gian thanh toán trong các giao dịch điện tử theo quy định hiện hành của pháp luật.

1.2. Các hình thức thanh tốn

Các quan hệ thanh toán được thực hiện dưới hai hình thức là thanh tốn trực tiếp bằng tiền mặt và thanh toán qua các trung gian thanh toán.

Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt là hình thức thanh tốn mà người có nghĩa vụ chi trả (người mua hàng hóa, người nhận cung ứng dịch vụ...) sử dụng tiền mặt để chi trả cho người thụ hưởng (người bán hàng hóa, người cung ứng dịch vụ...). Hình thức thanh tốn trực tiếp bằng tiền mặt ra đời gắn liền với sự xuất hiện của tiền tệ trong đời sống xã hộị

Thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn (cịn gọi là

thanh tốn khơng dùng tiền mặt) là hình thức thanh tốn trong nền kinh tế nhằm thực hiện nghĩa vụ trả tiền hoặc chuyển tiền của người có nghĩa vụ (người trả tiền hoặc người chuyển tiền - con nợ) cho người thụ hưởng (người có quyền - chủ nợ) thông qua (các) tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (trung gian thanh toán) bằng phương tiện thanh tốn khơng phải là tiền mặt. Quan hệ thanh tốn khơng dùng tiền mặt là quan hệ chi trả tiền giữa khách nợ (người mắc nợ) và chủ nợ phát sinh từ một quan hệ mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ được thực hiện bằng việc ủy nhiệm của khách hàng cho ngân hàng của mình thực hiện. Thanh tốn khơng dùng tiền mặt đóng vai trị to lớn trong nền sản xuất hàng hóạ Nó tạo điều kiện để tiết kiệm chi phí lưu thơng. Đồng thời nó cũng tạo điều kiện cho ngân hàng tập trung được một lượng vốn lớn tạm thời nhàn rỗi đế đáp ứng nhu cầu vốn trong nền kinh tế. Thông qua việc tổ chức thanh tốn khơng dùng tiền mặt, ngân hàng thực hiện được một trong những vai trò to lớn của mình là quản lý và kiểm tra quá trình sản xuất lưu thông của nền kinh tế123.

Trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, phương thức thanh toán bằng tiền mặt dần được thay thế bằng phương thức thanh tốn khơng bằng tiền mặt bởi những ưu điểm vượt trội của nó:

Thứ nhất, thanh tốn khơng bằng tiền mặt hạn chế được những rủi

ro trong việc vận chuyển, kiểm đếm bảo quản tiền mặt trong q trình thanh tốn.

Thứ hai, thanh tốn khơng bằng tiền mặt là phương thức thanh toán

hiện đại, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và chi phí cũng như đảm bảo sự tin tưởng giữa các bên trong q trình thanh tốn do có sự tham gia của tổ chức tín dụng có khả năng tài chính và uy tín.

Thứ ba, về phía nhà nước, thanh tốn không bằng tiền mặt giúp

kiểm sốt tốt hơn q trình thanh tốn của các chủ thể trong nền kinh tế do có sự kiểm sốt từ phía tổ chức tín dụng. Đó là cơ sở để minh bạch hóa các quan hệ kinh tế. Nhà nước cũng giảm được một lượng chi phí rất lớn trong việc in, đúc, bao quản và lưu hành tiền mặt trong nền kinh tế.

123 Ngô Quốc Kỳ (2002), Quy chế pháp lý về cung ứng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, Tạp chí Khoa học pháp lý số 7/2002. hàng, Tạp chí Khoa học pháp lý số 7/2002.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Ngân hàng (Trang 152 - 156)