Chức năng là một Ngân hàng trung ương

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Ngân hàng (Trang 27 - 29)

- Mơ hình ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ được hình thành trên cơ sở lý luận coi chính chính sách tín dụng – tiền tệ là một bộ phận trong chính sách phát triển

10 Điề u1 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997.

1.4.2. Chức năng là một Ngân hàng trung ương

Ngân hàng nhà nước Việt Nam là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Tổ chức in đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền. Được quy định từ Điều 16 đến Điều 23 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm tiền giấy và tiền kim loạị

- Tổ chức hệ thống thơng tin tín dụng và cung ứng dịch vụ thơng tin tín dụng; thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động thơng tin tín dụng.

- Ngân hàng Nhà nước quản lý tiền dự trữ phát hành theo quy định của Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm khác của tiền giấy, tiền kim loại trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế.

- Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở. Theo đó, nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá do Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc giạ Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thơng qua việc mua, bán ngắn hạn tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các loại giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là trung tâm thanh toán chuyển nhượng, bù trừ cho các ngân hàng trung gian.

- Các tổ chức tín dụng mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để thực hiện việc thanh toán giữa các ngân hàng và đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

- Ngoài ra, Ngân hàng nhà nước Việt Nam còn thực hiện nhiệm vụ quản lý dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng. Hoạt động ngân hàng là hoạt động có độ rủi ro cao nhất và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhaụ Vì vậy, các tổ chức có huy động tiền gửi của cơng chúng phải thực hiện nghĩa vụ dự trữ bắt buộc. (Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia).

- Với vai trò của một ngân hàng trung ương, Ngân hàng nhà nước Việt Nam mở tài khoản và làm đại lý tài chính cho Chính phủ, bao gồm những dịch vụ như: Mở tài khoản tiền gửi cho Chính phủ và trả lãi cho những khoản tiền gửi ấỵ Cho Chính phủ vay và nhận lãi suất từ khoản cho vaỵ Ngân hàng nhà nước cũng là đại lý của Chính phủ trong việc phát hành thanh tốn các loại chứng khốn Chính phủ trên thị trường sơ cấp và thứ cấp. Cố vấn cho Chính phủ về các chính sách tài chính, tiền tệ, ngân hàng...

- Quản lý dự trữ quốc giạ Dự trữ quốc gia là các loại tài sản chiến lược dùng để chi phí cho các việc ngồi dự kiến, khẩn cấp (các thảm họa chiến tranh, thiên tai, khủng hoảng tài chính, kinh tế, khủng hoảng chính trị...). Có 2 loại dự trữ là dự trữ chính thức và dự trữ khơng chính thức. Tài sản dự trữ là vàng, ngoại tệ, quyền rút tiền tại quỹ tiền tệ quốc tế, kim cương, kim loại quý khác...

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Ngân hàng (Trang 27 - 29)