Chủ thể tham gia quan hệ cho vay giữa tổ chức tín dụng với khách hàng

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Ngân hàng (Trang 99 - 101)

- Viên Thế Giang (2012) Về chức năng giám sát của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 10 (216), tháng 5/2012 tr 33 tr 38.

1. PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG

1.2.1. Chủ thể tham gia quan hệ cho vay giữa tổ chức tín dụng với khách hàng

trong khoảng thời gian nhất định đồng thời ký kết hợp đồng tín dụng cho cả thời gian duy trì hạn mức tín dụng.

- Cho vay theo dự án đầu tư: với phương thức này, tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

- Cho vay hợp vốn: theo phương thức này, một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vaỵ Trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dựng khác. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định của Quy chế về cho vay hợp vốn.

- Cho vay trả góp: khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kì hạn trong thời hạn cho vaỵ

- Bên cạnh đó cịn có cho vay theo hạn mức tín dụng dự phịng; cho vay thơng qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng; cho vay theo hạn mức thấu chi…

Ngày nay, trong điều kiện quốc tế hoá cao độ hoạt động ngân hàng và sự bùng nổ mạnh mẽ của các dịch vụ tài chính, việc phân loại như trên đây về các hình thức cho vay của tổ chức tín dụng sẽ chỉ có tính chất tương đốị Trên thực tế, để cạnh tranh với sức hấp dẫn vốn có của thị trường chứng khoán - với ý nghĩa là kênh dẫn vốn trực tiếp trong nền kinh tế, các tổ chức tín dụng đang có xu hướng ngày càng mở rộng các sản phẩm mới về dịch vụ tài chính, trong đó bao gồm cả việc đa dạng hố mạnh mẽ các hình thức cho vay đối với khách hàng.

1.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng dụng đối với khách hàng

1.2.1. Chủ thể tham gia quan hệ cho vay giữa tổ chức tín dụng với khách hàng khách hàng

Trong giao dịch cho vay giữa tổ chức tín dụng với khách hàng, chủ thể tham gia bao gồm bên cho vay (tổ chức tín dụng) và bên đi vay (tổ chức, cá nhân có đủ những điều kiện do luật định) Các chủ thể này khi

tham gia giao dịch cho vay cần phải thoả mãn những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Việc quy định các điều kiện chủ thể đối bên vay và bên cho vay khơng chỉ nhằm tạo cơ sở pháp lí cho sự đánh giá hiệu lực của hợp đồng tín dụng, mà cịn góp phần nâng cao kỹ năng giao kết hợp đồng tín dụng cũng như củng cố kỷ luật hợp đồng đối với các chủ thể tham gia giao dịch cho vaỵ

a) Bên cho vay

Bên cho vay là tổ chức tín dụng với chức năng hoạt động ngân hàng do đó, tổ chức tín dụng có đủ những điều kiện do pháp luật quy định. Theo quy định của pháp luật hiện hành. một tổ chức tín dụng muốn trở thành chủ thể cho vay phải thoả mãn đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Có giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng nhà nước cấp. - Có điều lệ do Ngân hàng nhà nước chuẩn ỵ

- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp.

- Có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết hợp đồng tín dụng với khách hàng.

Trên đây là những điều kiện chung, ngồi ra tổ chức tín dung cịn phải đáp ứng các diều kiện khác, tùy theo từng trường hợp cụ thể. Ví dụ: Chỉ được cho vay bằng ngoại tệ khi tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối; cho vay trung hạn và dài hạn bằng nguồn vốn huy động ngắn hạn không thấp hơn tỷ lệ do pháp luật quy định. Những quy định trên đây nhằm hạn chế những rủi ro cho nền kinh tế, làm cho quan hệ cho vay của các tổ chức tín dụng được phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong hợp đồng tín dụng.

b) Bên vay

Bên vay là tổ chức, cá nhân thoả mãn các điều kiện vay vốn do pháp luật quy định và những điều kiện khác do các bên thoả thuận. Thông thường, những điều kiện chung sẽ do pháp luật quy định và được áp dụng cho mọi khách hàng vay trong mọi trường hợp, không phân biệt họ là tổ chức hay cá nhân. Còn những điều kiện riêng sẽ do các bên tự thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và bên vay chỉ bắt buộc phải thoả mãn những điều kiện này khi chúng được ghi rõ trong hợp đồng tín dụng như điều kiện để giao kết hợp đồng tín dụng.

Vì sự đa dạng của bên vay, nên pháp luật có những yêu cầu cụ thể đối với từng trường hợp sau đây:

- Đối với khách hàng là cá nhân thì cá nhân đó phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Trong trường hợp bên vay là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân thì người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có thẩm quyền đại diện cho bên vaỵ

- Đối với khách hàng vay là cá nhân và pháp nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là cơng dân hoặc pháp nhân đó có quốc tịch, nếu pháp luật nước ngồi đó được Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định hoặc được điều ước mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật hiện hành chủ thể vay còn phải đáp ứng các điều kiện riêng do tổ chức tín dụng yêu cầu như:

- Bên vay có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết;

- Bên vay có phương án sử dụng vốn khả thi, hiệu quả;

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Ngân hàng (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)