- Mơ hình ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ được hình thành trên cơ sở lý luận coi chính chính sách tín dụng – tiền tệ là một bộ phận trong chính sách phát triển
2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC, LÃNH ĐẠO VÀ ĐIỀU HÀNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
2.1. Hệ thống tổ chức của ngân hàng nhà nước Việt Nam
Theo quy định tại Điều 7 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 thì hệ thống tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam có cơ cấu tổ chức như sau:
- Trụ sở chính đặt tại thủ đơ Hà Nội là trung tâm lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng nhà nước với tư cách là cơ quan ngang bộ.
- Chi nhánh của Ngân hàng nhà nước là đơn vị trực thuộc của Ngân hàng nhà nước khơng có tư cách pháp nhân chịu sự lãnh đạo, điều hành và tập trung thống nhất của Thống đốc Ngân hàng nhà nước. Chi nhánh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Thống đốc đặt tại các tỉnh, thành phố thuộc trung ương. Chi nhánh thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 4 của Luật Ngân hàng Nhà nước.
- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng nhà nước, có nhiệm vụ đại diện theo sự ủy quyền của Thống đốc (khác với chi nhánh Ngân hàng nhà nước, văn phịng đại diện khơng được tiến hành hoạt động ngân hàng). Việc thành lập văn phịng đại diện ở nước ngồi do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước cịn có các đơn vị trực thuộc đó là:
+ Các đơn vị sự nghiệp: Là những đơn vị được thành lập để thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, cung ứng dịch vụ tin học, thơng tin, báo chí chun ngành ngân hàng (không làm nghiệp vụ ngân hàng).
+ Các doanh nghiệp trực thuộc: Là những đơn vị thành lập để cung cấp sản phẩm chuyên dùng phục vụ cho hoạt động ngân hàng như: Nhà in ngân hàng, Xí nghiệp cơ khí ngân hàng...
2.2. Lãnh đạo và điều hành Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Bộ máy lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Trung ương ở các nước có hình thức tổ chức đa dạng nhưng có thể khái qt thành hai dạng chính là bộ máy lãnh đạo, điều hành tập thể và bộ máy lãnh điều hành theo chế độ một lãnh đạo (thủ trưởng chế).
Ở Việt Nam, cơ chế lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chế độ thủ trưởng chế. Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam là chức vụ vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực (Quốc hội), vừa phải chịu trách nhiệm trước cơ quan chấp hành (Chính phủ).
Theo quy định tại Điều 8 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt nam năm 2010 thì đứng đầu Ngân hàng nhà nước Việt Nam là Thống đốc. Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo Ngân hàng nhà nước; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Thống đốc có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo thẩm quyền;
- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng nhà nước theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Đại diện pháp nhân của Ngân hàng nhà nước.
Bên cạnh đó, giúp việc cho Thống đốc có các Phó thống đốc. Đứng đầu các Vụ là Vụ trưởng, chịu trách nhiệm hỗ trợ cho Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực chuyên môn được phân công. Đứng đầu cơ quan ngang Vụ là các giám đốc. Đối với chi nhánh của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ở địa phương, đứng đầu là Giám đốc chi nhánh.