Cho vay, bảo lãnh và tạm ứng cho ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Ngân hàng (Trang 34 - 36)

- Mơ hình ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ được hình thành trên cơ sở lý luận coi chính chính sách tín dụng – tiền tệ là một bộ phận trong chính sách phát triển

3. HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 1 Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

3.3. Cho vay, bảo lãnh và tạm ứng cho ngân sách nhà nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước và còn là một ngân hàng trung ương. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các hoạt động tín dụng ngân hàng. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khác biệt về bản chất so với hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng. Bởi vì, hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm mục tiêu thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm an tồn cho hệ thống tín dụng. Với tính chất là một ngân hàng trung ương, ngân hàng của các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện hoạt động cấp tín dụng dưới các hình thức sau:

* Cho vay

Theo quy định tại Điều 24 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm các hình thức cho vay bao gồm:

- Vay ngắn hạn dưới hình thức tái cấp vốn đối với các đối tượng là các tổ chức tín dụng theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010. Nhằm mục đích cung ứng vốn cho nền kinh tế, thực hiện chính sách tiền tệ quốc giạ

Cho vay tái cấp vốn có thể được tiến hành theo hình thức: Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá; cho vay có cầm cố bảo lãnh và các giấy tờ có giá.

12 Xem: Thông tư số 29/2012/TT-NHNN ngày 16/10/2012 quy định về giám sát tiêu huỷ tiền khơng đủ tiêu chuẩn lưu thơng, tiền đình chỉ lưu hành và tiêu huỷ tiền in hỏng, huỷ tiền khơng đủ tiêu chuẩn lưu thơng, tiền đình chỉ lưu hành và tiêu huỷ tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng.

- Cho vay đặc biệt theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 khi:

+ Tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe doạ sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng;

+ Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả do sự cố nghiêm trọng khác.

Đây là hình thức cho vay nhằm phục hồi khả năng thanh tốn của các tổ chức tín dụng khi tổ chức tín dụng lâm và tình trạng mất khả năng thanh toán, tránh trường hợp phá sản, ảnh hưởng đến hệ thống tài chính, tiền tệ quốc giạ Hoạt động này không nhằm mục tiêu lợi nhuận mà nhằm mục đích thực hiện chức năng ngân hàng của các ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

+ Đối tượng được cho vay: các tổ chức tín dụng rơi và tình trạng kiểm sốt đặc biệt.

+ Mục đích: phục hồi khả năng thanh toán, chi trả, khắc phục nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống các tổ chức tín dụng.

Như vậy, hoạt động cho vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khác với hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng ở các điểm sau:

- Khơng vì lợi nhuận mà nhằm mục đích thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia hoặc bảo đảm an toàn cho hệ thống các tổ chức tín dụng.

- Bên đi vay khơng phải là các doanh nghiệp, cá nhân bất kỳ mà chỉ là các tổ chức tín dụng.

* Bảo lãnh

Theo quy định tại Điều 25 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn mà chỉ áp dụng bảo lãnh trong các trường hợp các tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

* Tạm ứng cho ngân sách nhà nước

Theo quy định tại Điều 26 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 thì tạm ứng cho ngân sách nhà nước là hình thức Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Ngân hàng (Trang 34 - 36)