Điều 4 khoản 18 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010; Điều 3 khoản 1, Thông tư 28/2012/TT-NHNN ngày 03 tháng 10 năm 2012 quy định về nghiệp vụ bảo lãnh của tổ

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Ngân hàng (Trang 123 - 125)

- Viên Thế Giang (2012) Về chức năng giám sát của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 10 (216), tháng 5/2012 tr 33 tr 38.

98 Điều 4 khoản 18 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010; Điều 3 khoản 1, Thông tư 28/2012/TT-NHNN ngày 03 tháng 10 năm 2012 quy định về nghiệp vụ bảo lãnh của tổ

28/2012/TT-NHNN ngày 03 tháng 10 năm 2012 quy định về nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Bảo lãnh ngân hàng trong hoạt động kinh doanh hiện nay ví như “Giấy thơng hành” cho doanh nghiệp trong các hoạt động mua bán trả chậm. Việc này không những tạo thuận lợi cho kế hoạch của bạn mà các đối tác kinh doanh cũng sẽ có cơ sở để tin tưởng doanh nghiệp của bạn hơn.

Với vai trò như vậy, bảo lãnh đã trở thành loại dịch vụ kinh doanh có nhiều tác động tích cực trong việc thúc đẩy các giao dịch về vốn, các giao dịch kinh doanh khơng chỉ ở trong lĩnh vực tín dụng mà cả trong dự thầu, thực hiện hợp đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm...

3.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo lãnh ngân hàng

Điều chỉnh pháp lí đối với hoạt động bảo lãnh của các tổ chức tín dụng là một vấn đề phức tạp, vừa mang tính kĩ thuật pháp lí vừa mang tính kĩ thuật nghiệp vụ, bao gồm việc xác định chủ thể, hình thức và nội dung sự bảo lãnh; trình tự, thủ tục bảo lãnh và các loại hình bảo lãnh.

3.2.1. Chủ thể tham gia quan hệ bảo lãnh ngân hàng

Chủ thể tham gia trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng gồm 3 bên: - Bên bảo lãnh;

- Bên được bảo lãnh; - Bên nhận bảo lãnh.

Bên bảo lãnh (the Guarantor): là người phát hành thư bảo lãnh, thường là tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Ngân hàng bảo lãnh phải là ngân hàng có uy tín, có khả năng tài chính, được bên thụ hưởng chấp nhận. Ngân hàng bảo lãnh có khi chỉ là ngân hàng phục vụ người xin bảo lãnh (trong trường hợp phát hành bảo lãnh trực tiếp); và cũng có khi là hai ngân hàng tham gia, trong đó một ngân hàng phục vụ người xin bảo lãnh, một ngân hàng phục vụ Người thụ hưởng (trong trường hợp bảo lãnh gián tiếp).

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam đều được phép thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao gồm: các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng; các ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cho phép

hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện các loại bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh là các tổ chức và cá nhân nước ngoàị99

Tổ chức tín dụng được quyền thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối với khách hàng khi thỏa mãn các điều kiện là:

- Có tư cách pháp nhân và có người đại diện hợp pháp.

- Được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối với khách hàng (điều kiện này thường được ghi rõ trong giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước cấp).

Người bảo lãnh - The Guarantor: là người phát hành thư bảo lãnh, thường là ngân hàng, tổ chức tín dụng hay tổ chức tài chính, gọi chung là ngân hàng. Ngân hàng bảo lãnh phải là ngân hàng có uy tín, có khả năng tài chính, được bên thụ hưởng chấp nhận. Ngân hàng bảo lãnh có khi chỉ là ngân hàng phục vụ người xin bảo lãnh (trong trường hợp phát hành bảo lãnh trực tiếp) và cũng có khi là hai ngân hàng tham gia, trong đó một ngân hàng phục vụ người xin bảo lãnh, một ngân hàng phục vụ Người thụ hưởng (trong trường hợp bảo lãnh gián).

Bên được bảo lãnh (the Principal) là khách hàng được tổ chức tín

dụng bảo lãnh. Khách hàng được tổ chức tín dụng bảo lãnh là các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài yêu cầu được ngân hàng bảo lãnh. Bên được bảo lãnh có thể là: người xuất khẩu (trong trường hợp bảo lãnh thực hiện hợp đồng); người nhập khẩu (trong trường hợp bảo lãnh thanh toán); người đi vay, người mua hàng trả chậm (trường hợp bảo lãnh thanh toán); người tham gia dự thầu (trong trường hợp bảo lãnh dự thầu).

Theo quy định của pháp luật, điều kiện đối với bên được bảo lãnh phải đáp ứng các điều kiện là:

- Tổ chức hoặc cá nhân trong nước và ngồi nước có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

- Có các giấy tờ tài liệu chứng minh nghĩa vụ cần được bảo lãnh và mục đích đề nghị tổ chức tín dụng bảo lãnh là hợp pháp;

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Ngân hàng (Trang 123 - 125)