NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI Khái quát về ngoại hối và hoạt động ngoại hố

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Ngân hàng (Trang 172 - 176)

- Viên Thế Giang (2012) Về chức năng giám sát của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 10 (216), tháng 5/2012 tr 33 tr 38.

1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI Khái quát về ngoại hối và hoạt động ngoại hố

1.1. Khái quát về ngoại hối và hoạt động ngoại hối

Hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng ngoại hối là một khái niệm chung để chỉ tất cả các phương tiện có thể dùng trong thanh tốn quốc tế bao gồm những loại sau: các loại ngoại tệ, các phương tiện chi trả có giá trị bằng tiền nước ngồi, các chứng khốn ghi bằng ngoại tệ, các kim loại quý, đá quý di chuyển ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài chuyển vào Việt Nam.

Ở Việt Nam, theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 thì ngoại hối bao gồm:

- Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);

- Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh tốn, hối phiếu địi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;

- Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu cơng ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;

- Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

- Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

Với những quy định mang tính chất liệt kê trên, cho thấy cách hiểu về khái niệm ngoại hối không hoàn toàn giống nhau trong pháp luật của các nước. Nói cách khác, danh từ ngoại hối dường như chỉ mang tính chất “ước lệ” và thiên về ý nghĩa pháp lý hơn là ý nghĩa kinh tế, mặc dù bản thân ngoại hối là danh từ kinh tế.

Theo quy định tại khoản 8 Điều 4 của Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 thì: “Hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối”.

- Các giao dịch vãng lai: tự do hoá đối với giao dịch vãng lai tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai giữa người cư trú và người không cư trú được tự do thực hiện (từ Điều 6 đến Điều 10 của Pháp lệnh).

* Các giao dịch vốn theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 bao gồm:

- Đầu tư trực tiếp

+ Việc chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ vào Việt Nam, việc chuyển vốn đầu tư gốc, lợi nhuận, trả lãi vay và các khoản thu hợp pháp ra nước ngồi phải được thực hiện thơng qua tài khoản ngoại tệ mở tại một tổ chức tín dụng được phép.

+ Các nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam được chuyển đổi thành ngoại tệ để chuyển ra nước ngồi thơng qua tổ chức tín dụng được phép.

- Đầu tư gián tiếp

+ Vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải được chuyển sang đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư.

+ Vốn đầu tư, lợi nhuận và các nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam được chuyển đổi thành ngoại tệ để chuyển ra nước ngồi thơng qua tổ chức tín dụng được phép.

- Sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ việt nam được quy định từ Điều 22 đến Điều 27 Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005.

- Hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác được quy định từ Điều 36 đến Điều 39 Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005.

1.2. Vai trò của nhà nước trong hoạt động ngoại hối

Sự ra đời và phát triển của thị trường ngoại hối gắn với sự phát triển của ngoại thương. Thị trường ngoại hối là thị trường thực hiện các

giao dịch mua bán trao đổi các loại ngoại tệ. Các trung tâm giao dịch ngoại hối tầm cỡ thế giới như: London, Newyork, Tokyo hoặc tầm cỡ khu vực như Hồng Kông ở châu Á, tầm cỡ quốc gia như Sydney, Bankok, Manilạ

* Đặc điểm của thị trường ngoại hối: là thị trường mua bán các loại hàng hoá đặc biệt là đồng tiền của các nước nên thị trường ngoại hối có những đặc điểm riêng biệt.

Thứ nhất, thị trường ngoại hối là thị trường giao dịch mang tính chất

quốc tế.

Thứ hai, là thị trường hoạt động liên tục 24/24 giờ, đặc điểm này

xuất phát từ sự chênh lệch múi giờ giữa các khu vực địa lý khác nhau khiến cho thị trường quốc tế nói chung ln mở cửạ

Thứ ba, đối tượng mua bán chủ yếu trên thị trường ngoại hối là các

khoản tiền gửi ghi bằng ngoại tệ tại các ngân hàng, ngoại tệ hiện hữu và các loại tài sản khác (kim loại quý, phương tiện thanh tốn,...) có thể chuyển đổi thành ngoại tệ mạnh.

Thứ tư, thị trường ngoại hối ở mỗi quốc gia chịu ảnh hưởng to lớn

của sự biến động của tình hình kinh tế - chính trị quốc tế.

* Các thành phần tham gia giao dịch trên thị trường ngoại hối: - Tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức tín dụng);

- Tổ chức kinh tế được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản này (sau đây gọi là tổ chức kinh tế);

- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam;

- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài;

- Văn phịng đại diện tại nước ngồi của các tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản 2;

- Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngồi có thời hạn dưới 12 tháng; cơng dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định tại điểm d và điểm đ khoản này và cá nhân đi theo họ;

Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài;

- Người nước ngồi cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên, trừ các trường hợp người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

- Ngân hàng trung ương.

* Cấu trúc thị trường ngoại hối: căn cứ vào hình thức thị trường ngoại hối tổ chức thành hai loại:

- Thị trường có tổ chức là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ở Việt Nam.

- Thị trường khơng có tổ chức: thị trường chợ đen giao dịch trên các đường phố ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

* Vị trí vai trị của thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối đóng vai trị quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Thị trường ngoại hối đáp ứng nhu cầu mua bán trao đổi ngoại tệ bôi trơn hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động dịch vụ có liên quan. Thị trường ngoại hối là phương tiện giúp cho các nhà đầu tư chuyển đổi ngoại tệ phục vụ cho khát vọng kiếm tiền và làm giàu thông qua các hình thức đầu tư. Thị trường ngoại hối là công cụ để Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ. Muốn khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu giảm sự thâm hụt cán cân thương mại bằng cách mua ngoại tệ vào và ngược lạị

Ở Việt Nam, việc kiểm sốt thị trường ngoại hối thơng qua cơ quan chức năng của Chính phủ là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Điều 32, 33, 34 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, cơ quan có tư cách để thực hiện vai trị đặc biệt của mình trong hoạt động ngoại hối:

- Là người tổ chức, quản lý, điều hành thị trường ngoại hối trong nước.

- Là người trực tiếp tham gia giao dịch mua bán ngoại hối trên thị trường trong nước và quốc tế nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc giạ

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Ngân hàng (Trang 172 - 176)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)