Tăng cường tự kiểm tra công tác quản lý tài chính tại trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề vĩnh phúc (Trang 110 - 112)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao

4.2.6. Tăng cường tự kiểm tra công tác quản lý tài chính tại trường

Để đảm bảo công tác quản lý tài chính được tốt thì vấn đề kiểm tra, kiểm soát tài chính trong đơn vị là rất cần thiết.Việc kiểm tra, kiểm soát tài chính phải được thực hiện từ bên trong và bên ngoài đơn vị.

Trước hết việc kiểm tra, kiểm soát tài chính phải được thực hiện từ bên trong đơn vị. Biện pháp tốt nhất để kiểm soát các khoản chi tiêu trong đơn vị đó là kiểm soát qua quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ là khung pháp lý cho công tác chi tiêu trong đơn vị và là căn cứ để giám sát trở lại đối với các hoạt động thu chi tài chính trong đơn vị. Mọi khoản chi tiêu thường xuyên trong đơn vị đều được chi tiết cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ. Việc chi sai quy chế chi tiêu nội bộ sẽ được cán bộ, giảng viên trong trường phản hồi. Có thể nói việc kiểm soát qua quy chế chi tiêu nội bộ là kiểm soát mang tính dân chủ nhất.Tuy nhiên để thực hiện được giải pháp này đòi hỏi quy chế chi tiêu nội bộ phải được xây dựng trên tinh thần công khai, dân chủ, và đảm bảo hài hoà lợi ích giữa các cán bộ giảng viên trong đơn vị.

Bên cạnh việc kiểm soát chi tiêu qua quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, yêu cầu các bộ phận kế toán thường xuyên thực hiện việc kiểm tra đối chiếu các chứng từ kế toán đảm bảo khớp về số liệu và nội dung chi.

Thực hiện việc công khai tài chính trong đơn vị cũng là một trong những giải pháp để tăng cường công tác kiểm tra và kiểm soát tài chính của nhà trường. Hiện nayở đơn vị chưa thực hiện tốt vấn đề công khai tài chính. Việc thực hiện

công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, giảng viên trong đơn vị, trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng kinh phí, tài sản của nhà nước một cách khách quan, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính, đảm bảo việc sử dụng kinh phí có hiệu quả, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Công tác quản lý tài chính trong đơn vị được thực hiện tốt, quyền lợi người lao động được đảm bảo sẽ là động lực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao của nhà trường.

Không chỉ thực hiện việc kiểm tra kiểm soát từ nội bộ đơn vị mà việc kiểm tra, kiểm soát về công tác tài chính và công tác khác của đơn vị còn được thực hiện bởi các cơ quan chức năng. Các khoản thu chi của đơn vị đều thực hiện qua Kho bạc Nhà nước.

Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm tra kiểm soát trong quá trình tập trung và sử dụng đối với các khoản kinh phí thuộc NSNN theo luật NSNN. Kho bạc chỉ cấp phát kinh phí khi các khoản chi có trong dự toán được duyệt, đúng chế độ tiêu chuẩn định mức chi NSNN do cơ quan có thẩm quyền quy định hoặc mức chi theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, khoản chi đó phải được hiệu trưởng quyết định chi. Kho bạc nhà nước có trách nhiệm tham gia với Bộ tài chính và các cơ quan thanh tra kiểm toán khác trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN và xác nhận số chi của đơn vị qua Kho bạc nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc.

Định kỳ hàng quý và hết năm tài chính đơn vị phải lập báo cáo quyết toán thu chi gửi Bộ tài chính xem xét và phê duyệt. Bộ Tài chính hàng năm cần tổ chức tốt việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán toàn diện đối các hoạt động của trường trong đó có công tác quản lý tài chính.Qua thanh tra, kiểm tra để phát hiện ra những thiếu sót, sai phạm của nhà trường và thực hiện việc chấn chỉnh kịp thời, đảm bảo cho công tác quản lý tài chính của trường được thực hiện tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề vĩnh phúc (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)