Kinhnghiệmcủa một số trường về quản lý tài chính ở trường dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề vĩnh phúc (Trang 36 - 39)

5. Bố cục của luận văn

1.4. Kinhnghiệmcủa một số trường về quản lý tài chính ở trường dạy

1.4.1. Kinhnghiệmcủa các trườngtrong quản lý tài chính tại các trường dạy nghề công lập

* Trường Cao đẳng nghề Hải Dương: Đây là một trường dạy nghề đóng trên địa bàn tỉnh Hải Dương, tranh thủ được sự ủng hộ của Tổng cục dạy nghề và UBND tỉnh Hải Dương hiện nay Trường CĐN Hải Dương tranh thủ được nguồn đầu tư, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đặc biệt là nguồn đầu tư của Hàn quốc và Nhật bản với các thiết bị dạy nghề hiện đại đáp ứng được nhu cầu học tập, nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo nghề chất lượng cao, đào tạo theo địa chỉ, đơn đặt hàng của các doanh nghiệp. Thu hút được học sinh học nghề, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, các khu công nghiệp trong địa bàn tỉnh.

Trường CĐN Hải Dương là một trong các trường nghề phát triển bền vững nhất trong cả nước. Tại đây công tác quản lý tài chính được chú trọng đặc biệt, quản lý tài chính tuân theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo được tính chủ đạo của NSNN, đồng thời bảo đảm tính chủ động của nhà trường. Những nhiệm vụ trọng yếu phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế được BGH nhà trường thông qua các cán bộ, giảng viên đảm bảo tính thống nhất. Nhờ đó nguồn thu thường xuyên và nguồn thu bổ sung được nhà trường khai thác triệt để nhằm thực hiện chức năng tài chính minh bạch, rõ ràng, thông tin tin cậy.

* Trường Cao đẳng nghề Bắc Ninh: Tại trường CĐN Bắc Ninh đổi mới và nâng cao năng lực quản lý tài chính gắn liền với việc phân cấp quản lý. Đây là nguyên tắc cơ bản, quyết định tính tự chủ, hiệu quả của hoạt động tài chính. Nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển giáo dục đào tạo do đã xây dựng được phương án đầu tư tài chính thích hợp, góp phần hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đề .Đảm bảo tính ổn định nhằm tạo điều kiện cho nhà trường phát huy tối đa hiệu quả quản lý. Ổn định tài chính quan trọng nhất là tạo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên cả thu lẫn chi và ổn định giũa tỷ lệ nguồn thu, giữa NSNN cấp và NS của nhà trường.

Trường có chính sách khuyến khích, để huy động tối đa sự tham gia của doanh nghiệp (DN), làng nghề trong việc phát triển dạy nghề dưới các hình thức như tổ chức đào tạo tại DN, đầu tư cơ sở dạy nghề; Liên kết với các cơ sở dạy nghề để học sinh được thực tập nghề trong thực tiễn sản xuất; DN đóng góp kinh phí vào Quỹ hỗ trợ đào tạo nghề khi tiếp nhận lao động qua đào tạo nghề vào làm việc trong DN.

*Kinh nghiệm của trường Cao đẳng nghề Hà Giang

Trường Cao đẳng nghề Hà Giang được giao tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Trường được giao tự chủ về tổ chức bộ máy biên chế, thực hiện tự chủ về tài chính, do vậy trường hoàn toàn có thể chủ động được việc tiếp nhận, tuyển chọn viên chức phù hợp với nhu cầu thực tế của đơn vị, từ đó việc sử dụng nguồn kinh phí hiệu quả hơn, không lãng phí cho những lao động dư thừa, không phải đầu tư nhiều cho việc bồi dưỡng, chuyển đổi những ngành nghề không phù hợp.

Nguồn thu của trường bao gồm nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp. Theo đó, trường đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ làm cơ sở cho việc thực hiện chế độ tự chủ tài chính.

Đối với kinh phí ngân sách nhà nước cấp thực hiện không tự chủ, Trung tâm thực hiện theo đúng nội dung, định mức đã được duyệt, không thực hiện chi tăng thu nhập từ nguồn kinh phí này.

Đối với kinh phí ngân sách cấp thực hiện tự chủ, sau khi chi các khoản chi theo nội dung, định mức đã được xây dựng theo quy chế nội bộ, theo chế độ chính sách của nhà nước. Cuối năm, nếu số kinh phí còn dư do tiết kiệm chi thường xuyên thì được chi tăng thu nhập cho cán bộ, giáo viên và người lao động trong đơn vị.

Đối với nguồn thu sự nghiệp: Thu từ các khoản học phí, lệ phí các lớp hệ Cao đẳng, trung cấp nghề do nhà trường đào tạo và cung cấp. bên canh đó

Nhà trường xây dựng nhiều loại hình dịch vụ khác và có nhiều nguồn thu dịch vụ từ hoạt động này như: thu từ liên kết đào tạo với các trường đại học, cao đẳng; ký hợp đồng lao động cung cấp hàng hoá dịch vụ sản phẩm giáo dục, dịch vụ đào tạo mô tô, xe máy. Do đó, mỗi lĩnh vực hoạt động khác nhau, trường phải xây dựng nội dung và định mức thu chi cho phù hợp, đảm bảo thu bù đắp cho chi và có tích luỹ. Việc xây dựng cụ thể chi tiết cho từng nội dung lĩnh vực hoạt động đã tạo ra được sự công bằng cho người lao động trong thực hiện nhiệm vụ, tránh bình quân, cào bằng, ai làm nhiều hưởng nhiều, làm tốt hiệu quả cao được hưởng cao, người nào trực tiếp tham gia thì được hưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề vĩnh phúc (Trang 36 - 39)