Bài họckinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề vĩnh phúc (Trang 39)

5. Bố cục của luận văn

1.4.2. Bài họckinh nghiệm

Qua kinh nghiệm quản lý tài chính của một số trường CĐN ta rút ra một số bài học kinh nghiệm quản lý tài chính đối với Trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc như sau:

Thứ nhất, khai thác triệt để nguồn thu của nhà trường. Do nguồn thu của các trường cao đẳng nghề nói chung và trường Cao đẳng nghề nói riêng đều chủ yếu là thu học phí của học sinh sinh viên. Do vậy để thực hiện tốt việc quản lý tài chính trước hết là thực hiện tốt trong việc khai thác triệt để các nguồn thu và đặc biệt là thu học phí. Để làm được điều đó thì phải thực hiện tốt công tác tuyển sinh, thu hút học sinh sinh viên bằng cách nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp học sinh có những kinh nghiệm thực tiễn ngay trong trường học bằng việc cho học sinh đi trải nghiệm thực tế ở các Công ty, các xí nghiệp… Bên cạnh việc công tác tuyển sinh thì trường cũng nên hướng mở rộng liên kết, giao lưu với các trường đại học, các viện trong cũng như ngoài nước để học sinh có thể lựa chọn để học nâng cao trình độ ngay tại trường mà không cần phải đi đến các cơ sở khác.

Thứ hai, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn ngân sách cấp cho nhà trường. Ngoài việc khai thác tốt và triệt để các nguồn thu thì trường cũng phải thực hiện

tốt trong việc tự chủ về tài chính, chi tiêu tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo các hoạt động của nhà trường, đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên cũng như giáo viên. Cắt bỏ những khoản chi không thực sự cẩn thiết.

Thứ ba, nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật.

Thứ tư, tăng cường gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Vĩnh Phúc.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài đòi hỏi phải trả lời được những câu hỏi sau:

1. Thực trạng công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc như thế nào?

2. Những yếu tố nào tác động đến công tác này?Nguyên nhân của những yếu kém hiện nay?

3. Làm thế nào để hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển thành trường dạy nghề chất lượng cao trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1. Số liệu thứ cấp

Là những số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức, các ngành nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

- Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của Tổng cục dạy nghề, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước, các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Vĩnh Phúc. Báo cáo công tác tài chính của Nhà trường qua các năm 2014, 2015, 2016 và các báo cáo công tác tuyển sinh, chất lượng đào tạo, trình độ cán bộ, giáo viên,…

- Trên cơ sở các nguồn dữ liệu thu thập được nêu trên, tác giả tiến hành phân tích, chọn lọc thông tin phù hợp để phục vụ cho việc nghiên cứu và viết

luận văn.

2.2.1.2. Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra phỏng vấn cán bộ, giảng viên trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc về công tác quản lý tài chính.

Mục đích điều tra: Đánh giá quá trình thực hiện quản lý tài chính tại trường CĐN Vĩnh Phúc bao gồm các nội dung về lập dự toán, chấp hành, kế toán, quyết toán và công tác kiểm tra.

Cỡ mẫu điều tra:Theo thống kê năm 2016, tổng số cán bộ, giảng viên của Trường là 305 người. Do điều kiện và tài chính và thời gian có hạn, tác giả không thể điều tra hết được toàn bộ, do vậy tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu. Để đảm bảo tính đại diện của mẫu, tác giả đã áp dụng công thức Slovin để tính toán số mẫu cần thiết, cụ thể như sau:

𝑛 = 𝑁

1 + 𝑁𝑒2 Trong đó:

n Số mẫu cần thiết

N Tổng thể

e Hệ số sai số (0,05 theo tiêu chuẩn quy định quốc tế) Áp dụng công thức ta có số mẫu cần thiết là:

𝑛 = 305

1 + 305 × 0,052 ≈ 173 (𝑛𝑔ườ𝑖)

Như vậy, tác giả sẽ điều tra 173 cán bộ, giảng viên trong trường theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

Nội dung phiếu điều tra:

Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cán bộ của đơn vị và các chuyên gia am hiểu về đề tài nghiên cứu. Các câu hỏi trong phiếu được dựa trên các thông tin công bố công khai của Phòng Tài

trường. Chính vì thế các cán bộ, giảng viên của Nhà trường đều có thể nắm được. Trước khi tiến hành phỏng vấn, tác giả phỏng vấn thử 3-4 cán bộ để điều chỉnh phiếu điều tra cho phù hợp.

Phần 1: Thông tin của đối tượng được điều tra Phần 2: Đánh giá về công tác quản lý tài chínhvề: - Công tác lập dự toán

- Công tác chấp hành thu - chi - Công tác kế toán, quyết toán - Công tác thanh tra, kiểm tra

Các câu hỏi trong phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert. Cụ thể được diễn giải trong phiếu điều tra.

Bảng 2.1. Thang đo Likert Scale

Điểm Mực đánh giá Ý nghĩa

1 1,00 - 1,80 Kém

2 1,81 - 2,60 Yếu

3 2,61 - 3,40 Trung bình

4 3,41 - 4,20 Tốt

5 4,21 - 5,00 Rất tốt

Quy trình điều tra

Bước 1: Sau khi xây dựng xong phiếu điều tra sơ bộ, điều tra thử 3 - 4 mẫu được thực hiện nhằm kiểm tra tính phù hợp của phiếu.

Bước 2: Chỉnh sửa phiếu điều tra.

Bước 3: Tổ chức thực hiện điều tra thực tế

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Sau khi khai thác, thu thập các tài liệu cần thiết, tác giả tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phục vụ cho việc nghiên cứu của đề

tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được tác giả xử lý trên chương trình Microsoft Excel.

- Thể hiện thông tin: Thông tin chủ yếu thông qua sơ đồ, bảng biểu.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp thống kê

Dùng phương pháp thống kê để thu thập thông tin về tình hình quản lý tài chính tại đơn vị, bao gồm thông tin về các nguồn thu và nguồn chi, số lượng và giá trị,… Thông tin được phản ánh tập trung trong các giấy tờ giao nhận (vốn, tài sản,…), ghi nhận sổ sách và báo cáo kế toán, quyết toán thu - chi của đơn vị.

Thông tin từ thống kê phục vụ nghiên cứu quản lý tài chính công có thể bao gồm các loại sau:

- Quy chế quản lý tài chính tại đơn vị; chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.

- Dự toán thu sự nghiệp hàng năm: đảm bảo phản ánh được đầy đủ chi tiếtcác nguồn thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp, thu hoạt động dịch vụ, thu khác.

- Quy trình tổ chức thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp; chứng từ, sổ sách kế toán ghi nhận các nghiệp vụ thu sự nghiệp, thu hoạt động sản xuất kinh doanh

- Bảngkê xác nhận chênh lệch thuchi, phân phốichênh lệch, trích lậpquỹ...

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tác giả sử dụng các phương pháp miêu tả, so sánh đối chiếu nhằm đánh giá thực trạng và tác động của công tác quản lý tài chính đối với hoạt động của đơn vị. Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh nhằm xác định sự thay đổi về:

- Nguồn thu tài chính, nguồn kinh phí hoạt động, chênh lệch thu chi. Từ đó đánh giá vấn đề của công tác quản lý tài chính và quá trình phát triển của nhà trường qua các năm.

2.2.3.3. Phương pháp dự báo

- Phương pháp dự báo định tính:Phương pháp này dựa trên cơ sở nhận xét của những yếu tố liên quan, dựa trên những ý kiến về các khả năng có liên hệ của những yếu tố liên quan này trong tương lai. Phương pháp định tính có liên quan đến mức độ phức tạp khác nhau, từ việc khảo sát ý kiến được tiến hành một cách khoa học để nhận biết các sự kiện tương lai hay từ ý kiến phản hồi của một nhóm đối tưởng hưởng lợi nào đó.

- Phương pháp dự báo định lượng:Mô hình dự báo định lượng dựa trên số liệu quá khứ, những số liệu này giả sử có liên quan đến tương lai và có thể tìm thấy được. Tất cả các mô hình dự báo theo định lượng có thể sử dụng thông qua chuỗi thời gian và các giá trị này được quan sát đo lường các giai đoạn theo từng chuỗi.

Tuy nhiênhiện nay thông thường khi dự báo người ta thường hay kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng để nâng cao mức độ chính xác của dự báo. Bên cạnh đó, vấn đề cần dự báo đôi khi không thể thực hiện được thông qua một phương pháp dự báo đơn lẻ mà đòi hỏi kết hợp nhiều hơn một phương pháp nhằm mô tả đúng bản chất sự việc cần dự báo.

2.2.3.4. Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoản cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1năm đến 3 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về công tác thực hiện quản lý tài chính của trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc theo thời gian bao gồm:

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính: ∆i= yi - y1; i = 2,3, …

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu * Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm (%).

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti)

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó:

Công thức tính:

ti =

yi

; i = 2,3,.. n yi-1

Trong đó: yi : Mức độ tuyệt đối ở thời gian i

yi-1: Mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó + Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính:

Ti = Yi ; i = 2,3,.. n Y1

Y1: Mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu + Tốc độ phát triển bình quân

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn.

Công thức tính: Hoặc:

Trong đó: t2, t3, t4 …. tn: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n. yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n

y1: là mức độ tuyệt đối ở thời đầu * Tốc độ tăng (hoặc giảm)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (A1)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số.

Công thức tính: Ai = Ti - 1 (nếu T1 tính bằng lần)

Hoặc: Ai = Ti - 100 (nếu T1 tính bằng %)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân (ā) tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.

Công thức tính: = - 1 ( nếu tính bằng lần) hoặc: = % - 100 (nếu tính bằng %)

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về các khoản thu

Các nguồn thu hợp pháp, được phép thu và sử dụng đối với các trường công lập (Thu từ nguồn NSNN cấp, nguồn học phí, lệ phí tuyển sinh, lệ phí xét

2. . ...3 4 n n tt t t t 1 1 1 n n n n y t T y    

tuyển, dịch vụ phục vụ cho hoạt động đào tạo...). Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng (%) giữa các nguồn thu so với tổng thu và tỷ lệ biến động, thay đổi thực hiện thu giữa các năm dự toán:

Tỷ trọng các nguồn thu (Nguồn thu NSNN, thu sự

nghiệp, thu dịch vụ) Số thu các nguồn = *100 Tổng thu Tỷ lệ biến động của các nguồn thu

Số thu năm t – số thu năm (t-1)

= *100

Số thu năm (t-1)

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về các khoản chi

- Chi lương, chi thường xuyên: đánh giá khả năng về nguồn thu đáp ứng cho nhu cầu hoạt động đào tạo của đơn vị đối với từng bậc đào tạo cao đẳng, trung cấp, sơ cấp nghề.

- Chi không thường xuyên: đánh giá sự tự chủ về các khoản chi khác phát sinh trong quá trình hoạt động.

- Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề: đánh giá mức độ đáp ứng trong việc đầu tư nhà xưởng, phòng học, thiết bị dạy nghề nhằm đáp ứng với các quy định của Tổng cục Dạy nghề đối với từng ngành nghề đào tạo.

Nhóm chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng (%) giữa các nội dung chi thường xuyên của trường và chênh lệch về số tuyệt đối và tương đối (tỷ lệ %) giữa thực hiện so với dự toán được giao của các năm nghiên cứu.

Tỷ trọng các nguồn chi (Nguồn thu NSNN, thu sự

nghiệp, thu dịch vụ)

Số chi các nguồn

= *100

Tỷ lệ thực hiện của các nguồn chi so với dự toán

Thực hiện năm t - Dự toán năm t

= *100

Dự toán năm t

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu về chênh lệch thu - chi tài chính

Hàng năm, sau khi đã trang trải các khoản chi phí, nộp thuế. Trường hợp có chênh lệch thu chi sẽ trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, chi tăng thu nhập cho cán bộ giáo viên và trích lập các quỹ khác. Qua đó đánh giá được hiệu quả việc thực hiện các nguồn kinh phí.

Đánh giá kết quả hoạt động của Trường nhằm tìm ra những kết quả đã đạt được và những mặt còn tồn tại và đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn khắc phục những tồn tại với mục tiêu phát triển và đưa ra những cơ chế tài chính phù hợp để hoàn thiện bộ máy tài chính cũng như sự ổn định của Trường.

Chênh lệch thu - chi tài chính được xác định: Chênh lệch = Tổng thu - Tổng chi

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VĨNH PHÚC 3.1. Khái quát về trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc

3.1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc

Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc tiền thân là Trường Đào tạo nghề Vĩnh Phúc, thành lập tại quyết định số 760/QĐ-UB ngày 04/5/2000 của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc.

Tháng 2 năm 2007 được nâng cấp và đổi tên thành Trường Trung cấp nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc tại quyết định số 498/QĐ-UBND ngày 12/02/2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc; tại Quyết định số 922/QĐ-BLĐTBXH ngày 03/7/2007 của Bộ Lao động - TB&XH quyết định thành Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc, đến ngày 15/10/2014 đổi tên thành Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc theo Quyết định số 1335/QĐ-LĐTBXH.

Hơn 10 năm qua, Nhà trường đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong mọi lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Trong năm 2009, Trường đã vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng Ba. Đây là sự khích lệ, động viên lớn cho sự nỗ lực phấn đấu của tập thể Nhà trường.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc

3.1.2.1. Chức năng

Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc là cơ sở công lập, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao đẳng nghề, các kỹ thuật viên, nhân viên có trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp và các loại hình đào tạo khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề vĩnh phúc (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)