Địnhhướng phát triển trường nghề chấtlượng cao đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề vĩnh phúc (Trang 91 - 95)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Địnhhướng phát triển và phương hướng hoàn thiện quản lý tài chính

4.1.1. Địnhhướng phát triển trường nghề chấtlượng cao đến năm

4.1.1.1. Địnhhướng chung cho phát triển đào tạo nghề

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình quốc tế hóa sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu sắc bên cạnh sự hợp tác là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị sản xuất đã trở thành yêu cầu đối với tất cả các nền kinh tế. Chất lượng nguồn nhân lực sẽ là yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia. Việc mở cửa thị trường lao động tạo ra sự dịch chuyển lao động giữa các nước đòi hỏi các quốc gia phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình,

mặt khác người lao động cũng phải có khả năng cạnh tranh cao trên cơ sở nâng cao vốn năng lực, chất lượng nghề nghiệp. Người lao động phải thường xuyên cập nhật kỹ năng nghề, lao động sáng tạo, có khả năng thích ứng với sự linh hoạt của khoa học công nghệ đòi hỏi người lao động phải học tập suốt đời. Hiện nay hầu hết các nước đều chuyển sang đào tạo từ hướng cung sang hướng cầu của thị trường lao động.

Sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta đang có những chuyển biến mạnh mẽ theo hướng CHN, HĐH với nhiều tác động như xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học, công nghệ, chính sách mở rộng giao lưu với các nước trong mọi lĩnh vực sản xuất - kinh doanh. Sự phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải đáp ứng một lực lượng lao động mới có năng lực cao, cơ cấu ngành nghề đa dạng và quy mô phát triển phù hợp về ngành nghề, vùng miền theo yêu cầu mới của thị trường lao động trong và ngoài nước.

Phát triển nguồn nhân lực là mối quan tâm hàng đầu và là chiến lược ưu tiên của mọi quốc gia trong quá trình đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội theo xu thế toàn cầu hóa. Trong đó nhân lực có trình độ Cao Đẳng và Đại Học được coi trọng phát triển cả về quy mô và chất lượng.

Giáo dục dạy nghề là một bậc học không thể thiếu trong hệ thống giáo dục Quốc dân, có vị trí tiếp thu thành quả của giáo dục phổ thông và tạo nguồn cho đào tạo cao đẳng và đại học và nguồn lao động trực tiếp cho xã hội. Luật giáo dục đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục là “Đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh”.

Hơn nữa, chiến lược phát triển giáo dục đào tạo đã khẳng định rõ “Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học

công nghệ, củng cố quốc phòng an ninh, đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền, mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả”.

Nghị quyết Đại Hội Đảng XI đã đề ra tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, hướng tới nền kinh tế tri thức, trên cơ sở có bước đi tuần tự vừa nhảy vọt, đi tắt, đón đầu. Chúng ta đồng thời chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Do vậy hệ dạy nghề cần phát triển theo mô hình hai tốc độ: phát triển nhanh đi tắt đón đầu và mở rộng đào tạo đại trà đáp ứng nhu cầu phổ cập nghề cho người lao động để tìm kiếm việc làm và tự tạo việc làm, phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn.

4.1.1.2. Địnhhướng đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong thời gian tới

Đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Trường CĐN Vĩnh Phúc. Trong Đại Hội Công nhân viên chức tháng 01 năm 2017, Đảng Ủy, Ban Giám Hiệu nhà trường đã nhấn mạnh: “Phấn đấu giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài của sự nghiệp CNN, HĐH đất nước. Phấn đấu để nhà trường trở thành trường cao đẳng nghề kỹ thuật cao của tỉnh”.

Một số chỉ tiêu cụ thể của công tác đào tạo trong thời gian tới:

Phải căn cứ vào thực trạng chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo của nhà trường để nâng cao chất lượng đào tạo một cách liên tục, đồng đều và nâng dần từng bước.

Phải đảm bảo và nâng cao chất lượng một cách vững chắc trên cơ sở đảm bảo điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, tài chính, cơ chế và các biện pháp quản lý.

Từng bước nâng cao quy mô đào tạo và mở rộng quy mô ngành nghề đào tạo, trong đó chú trọng mở một số ngành nghề kinh tế và kỹ thuật phù hợp với nhu cầu xã hội.

Thực hiện tốt mục tiêu đào tạo cán bộ kinh tế, kỹ thuật vừa hồng lại vừa chuyên ở tất cả các cấp học, bậc học và hệ đào tạo khác nhau.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển của nhà trường và của đất nước.

Tiếp tục biên soạn và hoàn thiện giáo trình các môn học trong trường cho phù hợp, đồng thời tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Quản lý tốt cơ sở vật chất và tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, sinh hoạt của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh trong trường.

Đề nghị nhà nước cấp thêm kinh phí để nhà trường có thể mở rộng diện tích khuôn viên, xây dựng thêm phòng làm việc và phòng học. Tạo điều kiện cho nhà trường mở rộng quy mô đào tạo với nhiều hình thức khác nhau, tăng thêm chuyên ngành đào tạo.

Xây dựng bộ máy tổ chức của cơ quan và các đoàn thể vững mạnh, đồng bộ đảm bảo sự đoàn kết nhất trí cao.

- Nhiệm vụ đào tạo của trường cụ thể như sau:

+ Về số lượng: đảm bảo quy mô đào tạo từ 1.000 đến 1.200 học sinh mỗi khóa.

+ Học sinh xếp loại Tốt, Khá (về rèn luyện): 80% trở lên

+ Học sinh xếp loại Khá, Giỏi (về học tập): từ 20% đến 30%, (trong đó có tối thiểu 5% đến 7% xếp loại giỏi)

+ Học sinh tốt nghiệp xếp loại Khá, Giỏi: 5% đến 10%

Từ tính tất yếu khách quan và định hướng đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường đến hết năm 2015 và những năm tiếp theo. Qua phân tích thực trạng về chất lượng đào tạo của nhà trường đồng thời góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện mục tiêu đào tạo đa cấp, đa ngành, khẳng định vị thế, uy tín và chất lượng đào tạo của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề vĩnh phúc (Trang 91 - 95)