Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại các trường dậy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề vĩnh phúc (Trang 34 - 36)

5. Bố cục của luận văn

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại các trường dậy nghề

1.3.1. Các yếu tố khách quan Chính sách của Nhà nước

Mọi hoạt động tài chính của cơ sở đào tạo đều phải tuân thủ theo Pháp luật, Luật kế toán, các văn bản hướng dẫn của Nhà nước có liên quan. Để từ đó có thể quản lý, sử dụng nguồn thu một cách chặt chẽ và hiệu quả, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao và thực hiện tốt vai trò của các cơ sở đào tạo đối với đời sống xã hội.

Với đặc điểm cơ bản như trên thì chế độ tài chính áp dụng đối với các trường cao đẳng nghề là các văn bản pháp quy dưới hình thức Luật, Nghị định, Thông tư do Nhà nước ban hành quy định về quản lý tài chính.

Chính sách kinh tế- xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ tác động trực tiếp đến quản lý tài chính tại các trường cao đẳng nghề. Mỗi chính sách được xây dựng nhằm vào một mục tiêu cụ thể. Thông qua công cụ này Nhà nước định hướng hành vi chủ thể kinh tế xã hội để cùng định hướng tới mục tiêu chung, xác định những chỉ dẫn chung, vạch ra phạm vi giới hạn cho quá trình ra quyết định của các chủ thể kinh tế xã hội. Đồng thời, định hướng việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực để giải quyết các vấn đề một cách kịp thời và có hiệu quả.

Cơ chế quản lý tài chính của nhà nước

Cơ chế quản lý là tổng thể các phương pháp công cụ và hình thức hoạt động trên một hệ thống để phối hợp giữa các bộ phận thành viên trong hệ thống nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của quản lý.

các hình thức, phương pháp và biện pháp tài chính được sử dụng để tác động vào quá trình vận hành của các quan hệ kinh tế tương ứng nhằm hướng tới các mục tiêu quản lý được xác định. Xét về nội dung, cơ chế quản lý tài chính bao gồm các bộ phận chủ yếu:

+ Kế hoạch tài chính.

+ Các hình thức và phương pháp phân phối các nguồn tài chính - các hình thức và phương pháp tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.

+ Bộ máy quản lý tài chính.

+ Các văn bản pháp quy về tài chính.

Cơ chế quản lý tài chính là một trong những nhân tố quan trọng tác động tới quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu, được thể hiện qua các nội dung sau:

Thứ nhất, cơ chế quản lý tại chính của Nhà nước tạo ra môi trường pháp lý cho việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu. Nó được xây dựng dựa trên quan điểm định hướng về chính sách quản lý đơn vị sự nghiệp có thu trong từng giai đoạn cụ thể của Nhà nước nhằm cụ thể hóa các chính sách đó. Cơ chế này sẽ vạch ra các khung pháp lý về mô hình quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu, từ việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức, các quy định về lập dự toán, điều chính dự toán, cấp phát kinh phí, kiểm tra, kiểm soát,… nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý vĩ mô gắn với tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị trong việc quản lý tài chính.

Thứ hai, cơ chế quản lý tại chính của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp có thu có tác động đến chương trình chi tiêu ngân sách quốc gia, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia về hoạt động sự nghiệp.

Thứ ba, cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước còn có vai trò đảm bảo sự công bằng, hợp lý cho việc tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài

chính giữa các lĩnh vực hoạt động sự nghiệp khác nhau cũng như giữa các đơn vị sự nghiệp có thu trong cùng một lĩnh vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề vĩnh phúc (Trang 34 - 36)