5. Bố cục của luận văn
4.2.2. Tăng cường công tác quản lý nguồn thu
Thứ nhất, Công tác quản lý nguồn thu tại trường CĐN Vĩnh Phúc cần thực hiện sát sao, đối chiếu thường xuyên giữa phòng Tài chính-Kế toán với bộ phận chuyên trách (phòng Đào tạo, phòng Quản trị đời sống…).
Đối với nguồn thu phí, lệ phí: Lập báo cáo định kỳ về danh sách sinh viên thực học, số lượng sinh viên bỏ học, bị dừng học từ phòng đào tạo và phòng công tác học sinh sinh viên chuyển lên làm căn cứ để phòng Tài chính- Kế toán thu tiền học phí.
Đối với nguồn thu dịch vụ: Nhanh chóng hoàn tất các thủ tục thanh toán hợp đồng đào tạo đúng thời hạn, đôn đốc thu hồi kinh phí đào tạo từ các trung tâm liên kết.
Thứ hai, việc quản lý tốt, sử dụng và khai thác có hiệu quả tài sản của nhà trường sẽ góp phần rất quan trọng vào nâng cao nguồn thu, tiết kiệm chi phí, tránh được những thất thoát không đáng có và do vậy sẽ giúp thực hiện tốt công tác quản lý tài chính và tự chủ tài chính của nhà trường. Trong công tác quản lý, sử dụng tài sản trường CĐN Vĩnh Phúc cần thực hiện tốt các nội dung sau:
- Củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý, theo dõi tài sản (hiện do phòng quản trị thiết bị thực hiện); đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn của cán bộ theo dõi quản lý tài sản.
- Thực hiện trích khấu hao tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành, số tiền khấu hao TSCĐ đã trích để tái đầu tư, thay thế, đổi mới TSCĐ và cho các mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Đối với những tài sản hiện có chưa cần sử dụng, thực hiện cho thuê tài sản để tăng nguồn thu, đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả bảo toàn và phát triển vốn, tránh để tài sản khấu hao vô hình, lãng phí. Việc sử dụng tài sản cho thuê, thế chấp phải tuân theo đúng các quy định của Bộ luật Dân sự, các quy định hiện hành của pháp luật.
- Nhượng bán, thanh lý TSCĐ đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được để thu hồi vốn.
- Hàng năm phải tổ chức kiểm kê tài sản, xác định số lượng tài sản, đối chiếu tài sản cho thuê; nhượng bán, thanh lý… hoặc vì lý do nào đó gây ra biến động tài sản của trường.
Thứ ba, đối với một số các khoản chi như chi mua sắm, sửa chữa tài sản; chi tổ chức đi học tập, nghiên cứu thực tế của các lớp, học tập, nghiên cứu của cán bộ giảng viên… cần theo dõi, quản lý chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả của các khoản chi ngân sách. Muốn vậy, cần gắn khoản chi với trách nhiệm của người thực hiện nhiệm vụ, giao cụ thể nguồn tài chính và yêu cầu báo cáo kết quả thực hiện. Mỗi khoản chi khi được thanh toán phải có báo cáo kết quả có xác nhận của đơn vị quản lý. Chẳng hạn, với các khoản chi mua sắm, sửa chữa, phải có xác nhận của đơn vị quản lý, sử dụng về chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm khi thanh toán. Hoặc các khoản chi cho cán bộ, giảng viên đi nghiên cứu thực tế phải có báo cáo kết quả và xác nhận kết quả của đơn vị quản lý.