Nội dung công tác quản lý tài chính của trường CĐN Vĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề vĩnh phúc (Trang 56 - 70)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính ở trường cao đẳng nghề Vĩnh

3.2.1. Nội dung công tác quản lý tài chính của trường CĐN Vĩnh

3.2.1.1. Công tác lập kế hoạch tài chính

Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc được giao quyền tự chủ về tài chính và phân loại là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên áp dụng theo cơ chế tự chủ về tài chính theo hướng dẫn của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP từ năm 2015. Nguồn thu của trường bao gồm:

- Nguồn NSNN cấp.

- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và hoạt động dịch vụ của trường. Hằng năm, cơ quan tài chính căn cứ vào các quy định hiện hành về mức thu, đối tượng thu, tỷ lệ được để lại từ nguồn thu học phí, lệ phí theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác định số thu học phí, lệ phí, trên cơ sở đó, xác định số kinh phí NSNN cấp cho trường để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên. Đối với các khoản chi thường xuyên, trường tiến hành lập dự toán riêng theo từng nguồn, đối với từng nhóm mục chi trên cơ sở chế

chi không thường xuyên được lập cho từng nhiệm vụ chi phát sinh năm kế hoạch.Phương pháp lập dự toán thường được sử dụng tại trường CĐN Vĩnh Phúc là phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ. Các chỉ tiêu của dự toán năm sau sẽ được lập dựa trên cơ sở kết quả hoạt động thực tế của năm trước liền kề và thực hiện điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến.

*Lập dự toán thu

a. Quy trình xây dựng dự toán thu

Trên cơ sở các định mức thu, phòng tài chính kế toán xác định dự toán thu từ hoạt động sự nghiệp và dịch vụ. Dự toán thu được xây dựng như sau:

+ Đầu tháng 6 hàng năm, phòng TC-KT thông báo đến các đơn vị được phân công nhiệm vụ liên quan đến lập dự toán thu.

+ Trước ngày 20 tháng 06 hàng năm các đơn vị được phân công nhiệm vụ phải gửi lập dự toán thu năm kế hoạch thuộc đơn vị mình phụ trách về phòng TC-KT để làm cơ sở lập dự toán ngân sách chung của trường.

+ Trước ngày 15 tháng 07 phòng TC-KT tổng hợp dự toán thu ngân sách của trường năm kế hoạch trình hiệu trưởng ký gửi Bộ Lao động & Thương binh và Xã hội theo quy định.

b. Dự toán thu của trường CĐN Vĩnh Phúc

Dự toán thu của Trường CĐN Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2016 được thể hiện qua bảng 3.3.

Bảng 3.3. Dự toán thu của trường CĐN Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2016

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 Bq Thu NSNN cấp 15.784 17.940 17.100 113,66 95,32 104,49 Thu sự nghiệp và dịch vụ 10.000 8.000 9.000 80,00 112,50 96,25 Tổng thu 25.784 25.940 26.100 100,61 100,62 100,61 Nguồn: Phòng KT-TC trường CĐN Vĩnh Phúc

Dự toán thu của trường CĐN Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2016 tăng từ 25.784 triệu đồng năm 2014 lên 26.100 triệu đồng năm 2016 với tốc độ tăng trung bình 0,61% trong đó thu NSNN cấp tăng nhanh nhất tỷ lệ tăng bình quân là 4,49%.

*Lập dự toán chi

a. Quy trình lập dự toán chi

Căn cứ vào dự toán chi NSNN và dự toán chi từ nguồn thu sự nghiệp tại Trường CĐN Vĩnh Phúc được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao năm kế hoạch, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu hiện hành của Nhà nước, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Đồng thời, dựa vào số thực chi năm báo cáo của các nội dung chi, phòng Tài chính - Kế toán lập dự toán, xem xét trình Hiệu trưởng ký. Quy trình lập dự toán chi được xây dựng như sau:

+ Bước 1: Khi kết thúc năm ngân sách (ngày 31/12 hàng năm), các đơn vị sử dụng ngân sách tiến hành kết toán đối chiếu kinh phí đã sử dụng với phòng tài chính kế toán.

+ Bước 2: Dựa trên dự kiến chi ngân sách của Bộ Lao động & Thương bình và Xã hội và ước toán nguồn thu, lệ phí được để lại đơn vị, Phòng tài chính kế toán cân đối nguồn kinh phí trình hiệu trưởng dự kiến phân giao ngân sách trước ngày 30 tháng 01 hàng năm.

+ Bước 3: Sau khi kinh phí dự kiến được phân giao, các đơn vị sử dung kinh phí tiến hành lập dự toán kinh phí năm hoạt động theo mẫu gửi về phòng tài chính trước ngàu 20 tháng 02 hàng năm. Phòng TC-KT thẩm định, trao đổi nội dung chi tiết với đơn vị nếu có.

+ Bước 4: Phòng TC-KT báo cáo, tổng hợp dự kiến kinh phí phân giao các đơn vị, hiệu trưởng xem xét và có quyết định trước ngày 01 tháng 03 hàng năm.

nội dung kinh phí đã được phê duyệt gửi phòng TC-KT trước ngày 15 tháng 03 hàng năm.

b. Dự toán chi của Trường CĐN Vĩnh Phúc

Các khoản chi của trường được đảm bảo bằng nguồn kinh phí NSNN cấp; nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và hoạt động dịch vụ và nguồn khác. Hằng năm, trường phải lập dự toán chi tiết từng nhóm mục chi tương ứng với từng nguồn kinh phí.

Dự toán chi hoạt động thường xuyên của Trường CĐN Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2016 được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Dự toán chi nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của trường CĐN Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2016

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 Bq Kinh phí NSNN cấp 14.115 16.200 17.800 114,77 109,88 112,32

Chi từ nguồn thu sự nghiệp 9.500 8.900 9.100 93,68 102,25 97,97

Tổng chi 23.615 25.100 26.900 106,29 107,17 106,73

Nguồn: Phòng KT-TC trường CĐN Vĩnh Phúc

Dự toán chi nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của trường CĐN Vĩnh Phúc giai đoạn 2014 - 2016 tăng nhanh với tốc độ tăng bình quân là 6,73%. Cụ thể:

- Năm 2015 dự toán chi nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên là 25.100 triệu đồng tăng 1.485 triệu đồng so với năm 2014 với tương ứng tăng 6,29%.

- Năm 2016 dự toán chi nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên tăng 1.800 triệu đồng so với năm 2015 tướng tăng 7,17%.

- Công tác lập kế hoạch tài chính nhìn chung được thực hiện đúng chính sách, chế độ của Nhà nước về quy trình, thủ tục và thời hạn.

- Việc lập kế hoạch tài chính đã căn cứ trên nhu cầu của các phòng, ban, trung tâm, khoa và các đơn vị khác trong trường.

- Công tác lập kế hoạch cũng đã phần nào căn cứ vào nhu cầu thực tiễn, thực tế hoạt động và các kế hoạch phát triển của nhà trường.

- Việc lập kế hoạch tài chính cũng được thông báo công khai đến toàn bộ giảng viên trong trường, thực hiện đầy đủ các quy định về minh bạch, dân chủ.

- Việc lập kế hoạch cũng đã căn cứ vào chủ trương tiết kiệm của Đảng, Chính phủ và nhà trường, nhưng vẫn đảm bảo thực hiện các chương trình và mục tiêu đề ra.

* Nhược điểm của công tác lập kế hoạch tài chính:

- Phương pháp lập dự toán nhà trường đang áp dụng còn nhiều hạn chế. Công tác lập dự toán còn chưa thực sự hiệu quả và chuẩn xác. Tình trạng bội chi, sai dự toán vẫn diễn ra thường xuyên.

- Việc lập dự toán chưa tính tới các yếu tố như trượt giá, dự trù biến động kế hoạch hoạt động.

- Việc căn cứ trên nhu cầu của các phòng ban đã bước đầu thực hiện, nhưng chỉ có tính tham khảo, chủ yếu lập dự toán căn cứ vào cơ sở quá khứ vì nhu cầu phòng ban thường cũng không được đầy đủ, rõ ràng và hay phát sinh chi ngoài kế hoạch. Căn cứ vào cơ sở quá khứ có ưu điểm là rất rõ ràng, dễ hiểu và dễ vận dụng, được xây dựng tương đối ổn định, tạo điều kiện, cơ sở bền vững cho nhà quản lý trong việc điều hành mọi hoạt động nhưng hạn chế của nó là thường thích hợp với những hoạt động mang tính ổn định, không phản ánh chính xác nhiệm vụ thực tế của năm kế hoạch.

a.Quy trình thực hiện thu tài chính

Dựa trên dự toán thu ngân sách đã được duyệt, phòng Tài chính - Kế toán tổ chức thực hiện thu theo quy định của cơ quan nhà nước.

-Toàn bộ các khoản thu của trường CĐN Vĩnh Phúc được tập trung tại tài khoản tiền gửi và được mở tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc

- Các đơn vị được ủy nhiệm thu phải thực hiện báo cáo về số lượng và khối lượng các khoản thu và nộp lại cho phòng Tài chính - Kế toán.

- Hàng quý, căn cứ số phát sinh trên tài khoản tiền gửi, phòng Tài chính - Kế toánphải có trách nhiệm đối chiếu các khoản thu, đã đủ và đã cấp phát báo cáo với Nhà trường.

b.Phương thức tổ chức thực hiện thu tài chính

Trước khi thực hiện tự chủ, Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc có nguồn thu chủ yếu do NSNN cấp. Bắt đầu từ năm 2008, đơn vị thực hiện tự chủ tài chính theo hướng dẫn của Nghị định 43/2006/NĐ-CP, chuyển hoạt động sang là đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần kinh phí hoạt động. Và hiện nay đang áp dụng theo cơ chế tự chủ về tài chính theo hướng dẫn của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP từ năm 2015 Cơ cấu nguồn thu có sự thay đổi. Nguồn tài chính của trường gồm:

- Kinh phí NSNN cấp.

- Thu từ hoạt động sự nghiệp và hoạt động dịch vụ.

Đối với nguồn kinh phí NSNN cấp: Thu NSNN cấp được xác định trên cơ sở định mức chi NSNN cho 01 sinh viên chính quy hoặc 01 học sinh chính quy hiện hành.

Bảng 3.5. Cơ cấu nguồn thu của trường CĐN Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2016

Thực hiện (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Thực hiện (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Thực hiện (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) I.NSNN cấp 15,881 59,43 17,941 66,24 17,142 62,07 II.Thu từ hoạt động sự nghiệp

và dịch vụ 10,842 40,57 9,144 33,76 10,475 37,93

1.Thu từ hoạt động sự nghiệp 9,301 85,79 7,667 83,85 8,887 84,84

+ Thu học phí, lệ phí 7,176 66,19 6,156 67,32 7,123 68,00

+ Thu sự nghiệp khác 2,125 19,60 1,511 16,53 1,764 16,84

2.Thu từ hoạt động dịch vụ 1,541 14,21 1,477 16,15 1,588 15,16

Tổng 26,723 100,00 27,085 100,00 27,617 100,00

Nguồn: Phòng KT-TC trường CĐN Vĩnh Phúc

Qua bảng 3.5 cho thấy trong tổng nguồn thu của đơn vị thì kinh phí NSNN cấp hàng năm vẫn chiếm đa số, cụ thể năm 2014 chiếm 59,43%; năm 2015 chiếm 66,24%; năm 2016 chiếm 62,07% tổng thu của trường CĐN Vĩnh Phúc.

Đối với nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và dịch vụ là thu từ học phí, lệ phí hệ chính quy, liên thông. Trên cơ sở mức thu theo quy định, căn cứ vào số lượng học sinh, sinh viên, học viên và số lượng học sinh, sinh viên được miễn, giảm học phí theo chế độ quy định, phòng tài chính kế toán triển khai thực hiện thu các khoản thu học phí, lệ phí theo quy định. Việc thực hiện thu phí, lệ phí được thực hiện tập trung tại trường do phòng tài chính kế toán đảm nhận. Sinh viên thuộc các bậc, hệ đào tạo nộp trực tiếp học phí cho cán bộ tài chính theo mức thu và đối tượng thu theo quy định của Nhà nước. Nguồn thu học phí được trích 0,5% để chi công tác quản lý, đôn đốc thu viết biên lai; 0,1% chi cho khoa bồi dưỡng công tác quản lý, trách nhiệm đôn đốc nộp học phí, triển khai các quy định liên quan đến thu nộp học phí.

Các khoản thu lệ phí của trường bao gồm lệ phí thi tuyển sinh, lệ phí nội trú, lệ phí đăng ký dự tuyển liên thông,… Phòng Tài chính-Kế toán trực tiếp

thu các khoản lệ phí từ người học và thực hiện phân bổ, trích nộp theo quy định. Một số khoản lệ phí như lệ phí dự thi hệ liên thông; lệ phí tiếp sinh; lệ phí ôn thi tốt nghiệp (khi học sinh sinh viên có nhu cầu, dựa trên nguyên tắc tự nguyện) được thực hiệntheo nguyên tắc lấy thu bù chi, phần con lại bổ sung vào kinh phí hoạt động của trường. Đối với các khoản kinh phí học học kỳ 3, được thực hiện theo nguyên tắc lấy thu bù chi, các khoa thu nộp và thanh toán các khoản chi phí theo công việc trong quy chế chi tiêu nội bộ, nộp phòng tài chính kế toán theo danh sách học viên tham gia học, nhà trường chỉ thu tiền điện, nước đối với hoạt động này.

Bên cạnh đó, có một số khoản thu dịch vụ do đơn vị tự quyết định như thu dịch vụ nội trú, nhà ăn phục vụ sinh viên, trông xe đạp, xe máy cho cán bộ, giảng viên, và học sinh sinh viên. Các khoản thu này do đơn vị cung cấp dịch vụ thu, nộp một phần cho trường theo mức thầu đã ký. Đối với các trung tâm đào tạo như trung tâm dịch vụ đời sống, trung tâm ngoại ngữ- tin học và văn phòng tuyển sinh của trường thực hiện thu theo hình thức khoán, theo đó, các đơn vị này tự thực hiện thu, chi tài chính và trích nộp một phần nguồn thu cho trường sau khi trang trải các khoản chi phí và nộp thuế cho Nhà nước.

c.Tình hình thực hiện kế hoạch thu tài chính của trường CĐN Vĩnh Phúc

Sau khi được giao dự toán thu, chi nguồn kinh phí, Trường CĐN Vĩnh Phúc tiến hành triển khai thực hiện dự toán thu và phân bổ nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ được giao trong năm. Kết quả thực hiện thu NSNN, thu sự nghiệp và dịch vụ của trường trong giai đoạn 2014 - 2016 cụ thể trong bảng 3.6.

Bảng 3.6. Kết quả thực hiện thu của trường CĐN Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2016

Đơn vị: Tỷ đồng,%

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1.NSNN cấp 15,784 15,881 100,61 17,940 17,941 100,01 17,100 17,142 100,25 2.Thu từ hoạt động sự nghiệp và dịch vụ 10,000 10,842 108,42 8,000 9,144 114,30 9,000 10,475 116,39 Tổng 25,784 26,723 103,64 25,940 27,085 104,41 26,100 27,617 105,81 Nguồn: Phòng KT-TC trường CĐN Vĩnh Phúc

Từ số liệu ở bảng 3.6 ta thấy, thu NSNN cấp cho trường chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu của trường. Giai đoạn 2014 - 2016, số thu NSNN đã thực hiện hoàn thành và vượt dự toán được giao. Đặc biệt, số thu NSNN thực hiện năm 2014 đạt 100,61%, năm 2015 đạt 100,01%, năm 2016 đạt 100,25% so với dự toán được giao.Nguyên nhân là do tác động của tình trạng lạm phát cao làm cho giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng lên, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu chi để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của trường, đặc biệt là chi về hàng hoá, dịch vụ. Bên cạnh đó, số sinh viên chính quy thực tế năm 2014, 2015 và năm 2016 tăng so với dự kiến khi lập kế hoạch. Do đó, số NSNN cấp cho trường đã được điều chỉnh để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Thực tế, giai đoạn 2014 - 2016 số thu từ hoạt động sự nghiệp đã thực hiện vượt mức dự toán.Cụ thể:

- Năm 2014 thu từ hoạt động sự nghiệp là 10,842 tỷ đồng vượt 8,42% so với dự toán.

- Năm 2015 số thu này là 9,114 tỷ đồng vượt 14,30% so với dự toán. Đặc biệt năm 2016 thực hiện đạt 116,39% dự toán do trong năm có sự biến động đáng kể về số lượng học sinh, sinh viên và có sự thay đổi về chính sách học phí, lệ phí cũng như chính sách ưu đãi đối với sinh viên.

* Tổ chức thực hiện các nội dung chi

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được Bộ Lao động & Thương bình và Xã hội giao, nhiệm vụ thực hiện năm kế hoạch của trường; Căn cứ vào định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước quy định; Kết quả thu sự nghiệp trong năm học của trường và các khoản chi hoạt động thường xuyên năm liền kề trước đó thì phòng Tài chính - Kế toán của trường có trách nhiệm tiến hành xây dựng dự toán các khoản chi.

Sau khi dự toán này được lập sẽ được chuyển cho các đơn vị, phòng, ban

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề vĩnh phúc (Trang 56 - 70)