Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính tại Trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề vĩnh phúc (Trang 76 - 78)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính ở trường cao đẳng nghề Vĩnh

3.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính tại Trường

3.2.3.1. Các yếu tố khách quan *Chính sách của Nhà nước

Nhiều chính sách của Bộ ban ngành tạo điều kiện cho các trường đại học trong công tác đào tạo người học, có điều kiện nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị cho nhà trường thông qua chủ trương xã hội hóa giáo dục. Như chính sách phục hồi chi phí học tập (thu học phí và lệ phí) ra đời một mặt có những tác động tích cực đến hoạt động của Nhà trường đó là nguồn thu từ học phí và lệ phí đã và đang là nguồn kinh phí bổ sung quan trọng cho ngân sách hoạt động của trường. Mặt khác chính sách này lại gây khó khăn trong việc xác định đối tượng thu- miễn; cơ chế miễn giảm phức tạp, tốn phí hành chính để thực hiện, mặc dù có nhiều biện pháp và hình thức đã được đưa ra để có thể thực hiện chế độ miễn giảm được đúng đối tượng.

Bên cạnh đó, thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ- CP (nay được thay thế bằng Nghị định 16/2015/NĐ- CP) và các Thông tư hướng dẫn của Bộ trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính tuy nhiên quyền tự chủ về chuyên môn của các trường vẫn còn hạn chế. Cụ thể, về hoạt động đào tạo các trường đại học được tự chủ trong xác định ngành, chuyên ngành đào tạo, hình thức tổ chức đào tạo, phương pháp giảng dạy, xử lý vấn đề lưu ban, thôi học, vấn đề khen thưởng, kỷ luật... nhưng các trường chưa được tự chủ về quy mô tuyển sinh, số lần tuyển sinh trong năm, quản lý phôi bằng và cấp bằng. Về tài chính các trường được tự chủ về mức chi, có thể xây dựng định mức chi cao hơn mức chi do Nhà nước quy định nhưng chưa được tự chủ về nguồn thu, mức thu như việc xác định mức học phí, học phí các trường thấp và bị khống chế bởi mức trần đây là yếu tố gây khó khăn cho các trường trong việc đảm bảo nhu cầu chi tiêu và nâng cao chất lượng đào tạo.

*Cơ chế quản lý tài chính của nhà nước

Cơ chế đảm bảo tài chính cho giáo dục có liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau và có tác động quan trọng đến hoạt động của cả hệ thống giáo dục, trong đó có trường cao đẳng nghề.

Mặc dù có nhiều văn bản hướng dẫn quản lý tài chính chung đối với đơn vị sự nghiệp có thu nhưng chưa có văn bản cụ thể hướng dẫn quản lý tài chính riêng đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, đặc biệt các văn bản tài chính về hoạt động của các chương trình liên kết quốc tế với nước ngoài, cơ chế hoạt động của các trung tâm trực thuộc. Việc phân công, phân cấp và cơ chế phối hợp giữa ngành chủ quản và các ngành, các cấp chưa thể chế hóa một cách cụ thể.

3.2.3.2. Các yếu tố chủ quan *Đặc điểm, đặc thù ngành

Đặc điểm của ngành là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề vĩnh phúc (Trang 76 - 78)