Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1. Số liệu thứ cấp
Là những số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức, các ngành nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
- Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của Tổng cục dạy nghề, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước, các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Vĩnh Phúc. Báo cáo công tác tài chính của Nhà trường qua các năm 2014, 2015, 2016 và các báo cáo công tác tuyển sinh, chất lượng đào tạo, trình độ cán bộ, giáo viên,…
- Trên cơ sở các nguồn dữ liệu thu thập được nêu trên, tác giả tiến hành phân tích, chọn lọc thông tin phù hợp để phục vụ cho việc nghiên cứu và viết
luận văn.
2.2.1.2. Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra phỏng vấn cán bộ, giảng viên trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc về công tác quản lý tài chính.
Mục đích điều tra: Đánh giá quá trình thực hiện quản lý tài chính tại trường CĐN Vĩnh Phúc bao gồm các nội dung về lập dự toán, chấp hành, kế toán, quyết toán và công tác kiểm tra.
Cỡ mẫu điều tra:Theo thống kê năm 2016, tổng số cán bộ, giảng viên của Trường là 305 người. Do điều kiện và tài chính và thời gian có hạn, tác giả không thể điều tra hết được toàn bộ, do vậy tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu. Để đảm bảo tính đại diện của mẫu, tác giả đã áp dụng công thức Slovin để tính toán số mẫu cần thiết, cụ thể như sau:
𝑛 = 𝑁
1 + 𝑁𝑒2 Trong đó:
n Số mẫu cần thiết
N Tổng thể
e Hệ số sai số (0,05 theo tiêu chuẩn quy định quốc tế) Áp dụng công thức ta có số mẫu cần thiết là:
𝑛 = 305
1 + 305 × 0,052 ≈ 173 (𝑛𝑔ườ𝑖)
Như vậy, tác giả sẽ điều tra 173 cán bộ, giảng viên trong trường theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Nội dung phiếu điều tra:
Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cán bộ của đơn vị và các chuyên gia am hiểu về đề tài nghiên cứu. Các câu hỏi trong phiếu được dựa trên các thông tin công bố công khai của Phòng Tài
trường. Chính vì thế các cán bộ, giảng viên của Nhà trường đều có thể nắm được. Trước khi tiến hành phỏng vấn, tác giả phỏng vấn thử 3-4 cán bộ để điều chỉnh phiếu điều tra cho phù hợp.
Phần 1: Thông tin của đối tượng được điều tra Phần 2: Đánh giá về công tác quản lý tài chínhvề: - Công tác lập dự toán
- Công tác chấp hành thu - chi - Công tác kế toán, quyết toán - Công tác thanh tra, kiểm tra
Các câu hỏi trong phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert. Cụ thể được diễn giải trong phiếu điều tra.
Bảng 2.1. Thang đo Likert Scale
Điểm Mực đánh giá Ý nghĩa
1 1,00 - 1,80 Kém
2 1,81 - 2,60 Yếu
3 2,61 - 3,40 Trung bình
4 3,41 - 4,20 Tốt
5 4,21 - 5,00 Rất tốt
Quy trình điều tra
Bước 1: Sau khi xây dựng xong phiếu điều tra sơ bộ, điều tra thử 3 - 4 mẫu được thực hiện nhằm kiểm tra tính phù hợp của phiếu.
Bước 2: Chỉnh sửa phiếu điều tra.
Bước 3: Tổ chức thực hiện điều tra thực tế