Nhóm chỉ tiêu về chênh lệch thu-chi tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề vĩnh phúc (Trang 49)

5. Bố cục của luận văn

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu về chênh lệch thu-chi tài chính

Hàng năm, sau khi đã trang trải các khoản chi phí, nộp thuế. Trường hợp có chênh lệch thu chi sẽ trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, chi tăng thu nhập cho cán bộ giáo viên và trích lập các quỹ khác. Qua đó đánh giá được hiệu quả việc thực hiện các nguồn kinh phí.

Đánh giá kết quả hoạt động của Trường nhằm tìm ra những kết quả đã đạt được và những mặt còn tồn tại và đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn khắc phục những tồn tại với mục tiêu phát triển và đưa ra những cơ chế tài chính phù hợp để hoàn thiện bộ máy tài chính cũng như sự ổn định của Trường.

Chênh lệch thu - chi tài chính được xác định: Chênh lệch = Tổng thu - Tổng chi

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VĨNH PHÚC 3.1. Khái quát về trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc

3.1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc

Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc tiền thân là Trường Đào tạo nghề Vĩnh Phúc, thành lập tại quyết định số 760/QĐ-UB ngày 04/5/2000 của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc.

Tháng 2 năm 2007 được nâng cấp và đổi tên thành Trường Trung cấp nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc tại quyết định số 498/QĐ-UBND ngày 12/02/2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc; tại Quyết định số 922/QĐ-BLĐTBXH ngày 03/7/2007 của Bộ Lao động - TB&XH quyết định thành Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc, đến ngày 15/10/2014 đổi tên thành Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc theo Quyết định số 1335/QĐ-LĐTBXH.

Hơn 10 năm qua, Nhà trường đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong mọi lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Trong năm 2009, Trường đã vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng Ba. Đây là sự khích lệ, động viên lớn cho sự nỗ lực phấn đấu của tập thể Nhà trường.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc

3.1.2.1. Chức năng

Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc là cơ sở công lập, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao đẳng nghề, các kỹ thuật viên, nhân viên có trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp và các loại hình đào tạo khác (theo quy định của luật giáo dục và luật giáo dục nghề nghiệp) trong các lĩnh vực ngành nghề: cơ điện, xây dựng, kinh tế thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; đồng thời là cơ sở nghiên cứu, triển khai ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ phục vụ sự phát

triển kinh tế - xã hội của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và của toàn xã hội.

Nhà trường chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội; được hưởng các chính sách, chế độ của Nhà nước áp dụng cho hệ thống các trường Cao đẳng nghề và dạy nghề, có tư cách pháp nhân và được sử dụng con dấu riêng.

3.1.2.2. Nhiệm vụ

- Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất và dịch vụ ở các trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề; Trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp; Tạo cho họ có khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên các cấp trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động; Đồng thời tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.

- Tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, giáo trình, tài liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo như: Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề; Tổ chức các hoạt động dạy và học, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của Trường đủ về số lượng, phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học - kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp. - Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề.

- Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội.

- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính.

- Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liên quan của nhà nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.

- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của Trường theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

3.1.3. Hệ thống tổ chức quản lý nhân sự

Theo sơ đồ tổ chức bộ máy Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc (Hình 3.1) chúng ta thấy đứng đầu là Đảng ủy tiếp theo hội đồng trường và Ban giám hiệu. Tổ chức quản lý nhà trường chia làm ba khối: các phòng chức năng, các khoa chuyên môn và các trung tâm trực thuộc trường. Hiện tại, trường có 7 phòng nghiệp vụ, 7 khoa và 3 trung tâm.Bên cạnh đó còn có Hội đồng khoa học có chức năng tư vấn cho Hiệu trưởng về các mặt công tác. Với cách tổ chức này nhà trường có sự phân chia công việc rõ ràng tránh được sự chồng chéo công việc giữa các bộ phận các phòng khoa, đồng thời với cơ cấu tổ chức như trên giúp cho nhà trường gặp rất nhiều thuận lợi trong việc quản lý về chất lượng đào tạo cũng như quản lý về hoạt động tài chính trong đơn vị.

Đảng bộ trường

Hội đồng trường

Các tổ chức đoàn thể Ban giám hiệu Các hội đồng

tư vấn Phòng đào tạo Phòng HC-TC Phòng TC-KT Phòng công tác HS-SV Phòng quản lý TB-VT Phòng NCKH - HTQT Phòng tra KT&ĐB CL Khoa cơ khí, chế tạo Khoa động lực Khoa CNTT Khoa XD-KT Khoa điện Khoa điện tử Khoa khoa học cơ bản Khoa CT PL&GDTC GDQP Khoa công nghệ may Trung tâm ứng dụng KTCN và

Trung tâm tin học - ngoại ngữ

Trung tâm tuyển sinh và tư vấn

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức Trường CĐN Vĩnh Phúc

Nguồn: Phòng HC-TC Trường CĐN Vĩnh Phúc

3.1.4. Kết quả công tác đào tạo của Nhà trường

Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc có quy mô và kết quả đào tạo ngày càng tăng. Tuy nhiên, những năm gần đây công tác tuyển sinh đào tạo gặp nhiều khó khăn ở cả 3 cấp trình độ; đặc biệt là trình độ sơ cấp nghề. Vì vậy, ngay ở khâu giao chỉ tiêu quy mô hàng năm đã gặp phải những hạn chế nhất định.

Bảng 3.1. Quy mô qua các năm tại trường CĐN Vĩnh Phúc

Đơn vị: Người TT Năm học Hệ cao đẳng nghề Hệ trung cấp nghề Hệ sơ cấp nghề (quy đổi 1 2014 2666 1670 614 2 2015 2540 1634 462 3 2016 1398 1590 205

Nguồn: Phòng đào tạo trường CĐN Vĩnh Phúc

Qua bảng 3.1 ta thấy số lượng học sinh nhập học tại trường CĐN Vĩnh Phúc giảm dần qua các năm cụ thể:

- Đối với hệ cao đẳng nghề giảm từ 2666 người năm 2014 xuống cồn 1398 người năm 2016

- Đối với hệ trung cấp nghề và sơ cấp nghề trong giai đoạn 2014-2015 cũng giảm lần lượt là 70 người và 409 người.

Bảng 3.2. Kết quả tốt nghiệp qua các năm tại trường CĐN Vĩnh Phúc

Đơn vị:%

Hệ cao đẳng nghề Hệ trung cấp nghề Hệ sơ cấp nghề (quy đổi)

m học Giỏ i Kh á TB khá T B Giỏ i Kh á TB khá TB Giỏ i Kh á TB khá TB 2014 13,5 65,6 18, 8 2,1 15,8 41,8 26, 5 15, 9 3,3 25,4 53, 1 18, 2 2015 14,0 65,1 19, 0 1,9 10,5 36,7 25, 5 27, 3 4,5 20,5 48, 2 26, 8 2016 14,5 66,5 16, 3 2,7 13,8 38,2 27, 1 20, 9 5,6 25,4 45, 5 23, 5

Nguồn: Phòng đào tạo trường CĐN Vĩnh Phúc

Tỷ lệ HS-SV tốt nghiệp tại trường CĐN Vĩnh Phúc là 100% trong đó số lượng học sinh, sinh viên có học lực khá giỏi là trên 75% đối với hệ cao đẳng nghề; trên 45% đối với hệ trung cấp và trên 25% với hệ sơ cấp nghề .

3.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính ở trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc

3.2.1. Nội dung công tác quản lý tài chính của trường CĐN Vĩnh Phúc

3.2.1.1. Công tác lập kế hoạch tài chính

Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc được giao quyền tự chủ về tài chính và phân loại là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên áp dụng theo cơ chế tự chủ về tài chính theo hướng dẫn của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP từ năm 2015. Nguồn thu của trường bao gồm:

- Nguồn NSNN cấp.

- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và hoạt động dịch vụ của trường. Hằng năm, cơ quan tài chính căn cứ vào các quy định hiện hành về mức thu, đối tượng thu, tỷ lệ được để lại từ nguồn thu học phí, lệ phí theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác định số thu học phí, lệ phí, trên cơ sở đó, xác định số kinh phí NSNN cấp cho trường để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên. Đối với các khoản chi thường xuyên, trường tiến hành lập dự toán riêng theo từng nguồn, đối với từng nhóm mục chi trên cơ sở chế

chi không thường xuyên được lập cho từng nhiệm vụ chi phát sinh năm kế hoạch.Phương pháp lập dự toán thường được sử dụng tại trường CĐN Vĩnh Phúc là phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ. Các chỉ tiêu của dự toán năm sau sẽ được lập dựa trên cơ sở kết quả hoạt động thực tế của năm trước liền kề và thực hiện điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến.

*Lập dự toán thu

a. Quy trình xây dựng dự toán thu

Trên cơ sở các định mức thu, phòng tài chính kế toán xác định dự toán thu từ hoạt động sự nghiệp và dịch vụ. Dự toán thu được xây dựng như sau:

+ Đầu tháng 6 hàng năm, phòng TC-KT thông báo đến các đơn vị được phân công nhiệm vụ liên quan đến lập dự toán thu.

+ Trước ngày 20 tháng 06 hàng năm các đơn vị được phân công nhiệm vụ phải gửi lập dự toán thu năm kế hoạch thuộc đơn vị mình phụ trách về phòng TC-KT để làm cơ sở lập dự toán ngân sách chung của trường.

+ Trước ngày 15 tháng 07 phòng TC-KT tổng hợp dự toán thu ngân sách của trường năm kế hoạch trình hiệu trưởng ký gửi Bộ Lao động & Thương binh và Xã hội theo quy định.

b. Dự toán thu của trường CĐN Vĩnh Phúc

Dự toán thu của Trường CĐN Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2016 được thể hiện qua bảng 3.3.

Bảng 3.3. Dự toán thu của trường CĐN Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2016

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 Bq Thu NSNN cấp 15.784 17.940 17.100 113,66 95,32 104,49 Thu sự nghiệp và dịch vụ 10.000 8.000 9.000 80,00 112,50 96,25 Tổng thu 25.784 25.940 26.100 100,61 100,62 100,61 Nguồn: Phòng KT-TC trường CĐN Vĩnh Phúc

Dự toán thu của trường CĐN Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2016 tăng từ 25.784 triệu đồng năm 2014 lên 26.100 triệu đồng năm 2016 với tốc độ tăng trung bình 0,61% trong đó thu NSNN cấp tăng nhanh nhất tỷ lệ tăng bình quân là 4,49%.

*Lập dự toán chi

a. Quy trình lập dự toán chi

Căn cứ vào dự toán chi NSNN và dự toán chi từ nguồn thu sự nghiệp tại Trường CĐN Vĩnh Phúc được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao năm kế hoạch, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu hiện hành của Nhà nước, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Đồng thời, dựa vào số thực chi năm báo cáo của các nội dung chi, phòng Tài chính - Kế toán lập dự toán, xem xét trình Hiệu trưởng ký. Quy trình lập dự toán chi được xây dựng như sau:

+ Bước 1: Khi kết thúc năm ngân sách (ngày 31/12 hàng năm), các đơn vị sử dụng ngân sách tiến hành kết toán đối chiếu kinh phí đã sử dụng với phòng tài chính kế toán.

+ Bước 2: Dựa trên dự kiến chi ngân sách của Bộ Lao động & Thương bình và Xã hội và ước toán nguồn thu, lệ phí được để lại đơn vị, Phòng tài chính kế toán cân đối nguồn kinh phí trình hiệu trưởng dự kiến phân giao ngân sách trước ngày 30 tháng 01 hàng năm.

+ Bước 3: Sau khi kinh phí dự kiến được phân giao, các đơn vị sử dung kinh phí tiến hành lập dự toán kinh phí năm hoạt động theo mẫu gửi về phòng tài chính trước ngàu 20 tháng 02 hàng năm. Phòng TC-KT thẩm định, trao đổi nội dung chi tiết với đơn vị nếu có.

+ Bước 4: Phòng TC-KT báo cáo, tổng hợp dự kiến kinh phí phân giao các đơn vị, hiệu trưởng xem xét và có quyết định trước ngày 01 tháng 03 hàng năm.

nội dung kinh phí đã được phê duyệt gửi phòng TC-KT trước ngày 15 tháng 03 hàng năm.

b. Dự toán chi của Trường CĐN Vĩnh Phúc

Các khoản chi của trường được đảm bảo bằng nguồn kinh phí NSNN cấp; nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và hoạt động dịch vụ và nguồn khác. Hằng năm, trường phải lập dự toán chi tiết từng nhóm mục chi tương ứng với từng nguồn kinh phí.

Dự toán chi hoạt động thường xuyên của Trường CĐN Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2016 được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Dự toán chi nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của trường CĐN Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2016

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 Bq Kinh phí NSNN cấp 14.115 16.200 17.800 114,77 109,88 112,32

Chi từ nguồn thu sự nghiệp 9.500 8.900 9.100 93,68 102,25 97,97

Tổng chi 23.615 25.100 26.900 106,29 107,17 106,73

Nguồn: Phòng KT-TC trường CĐN Vĩnh Phúc

Dự toán chi nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của trường CĐN Vĩnh Phúc giai đoạn 2014 - 2016 tăng nhanh với tốc độ tăng bình quân là 6,73%. Cụ thể:

- Năm 2015 dự toán chi nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên là 25.100 triệu đồng tăng 1.485 triệu đồng so với năm 2014 với tương ứng tăng 6,29%.

- Năm 2016 dự toán chi nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên tăng 1.800 triệu đồng so với năm 2015 tướng tăng 7,17%.

- Công tác lập kế hoạch tài chính nhìn chung được thực hiện đúng chính sách, chế độ của Nhà nước về quy trình, thủ tục và thời hạn.

- Việc lập kế hoạch tài chính đã căn cứ trên nhu cầu của các phòng, ban, trung tâm, khoa và các đơn vị khác trong trường.

- Công tác lập kế hoạch cũng đã phần nào căn cứ vào nhu cầu thực tiễn, thực tế hoạt động và các kế hoạch phát triển của nhà trường.

- Việc lập kế hoạch tài chính cũng được thông báo công khai đến toàn bộ giảng viên trong trường, thực hiện đầy đủ các quy định về minh bạch, dân chủ.

- Việc lập kế hoạch cũng đã căn cứ vào chủ trương tiết kiệm của Đảng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề vĩnh phúc (Trang 49)