Thực trạng các công cụ quản lý tài chính của trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề vĩnh phúc (Trang 70 - 76)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2. Thực trạng các công cụ quản lý tài chính của trường

3.2.2.1. Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước *Giao quyền tự chủ tài chính

Triển khai hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính có Thông tư 71/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các trường theo từng loại hình đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định 43/2006/NĐ- CP của Chính phủ. Tuy nhiên Bộ Giáo dục và Đào tạo giao tự chủ cho các đơn vị còn mang tính hình thức khi phân bổ kinh phí hàng năm không căn cứ vào kinh phí tự chủ phần thực hiện để giao cho các đơn vị, nếu tính theo số đề nghị quyết toán thì mức độ tự chủ đều tăng hơn so với dự toán giao.

*Cơ chế, chính sách trong việc tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng nguồn thu học phí, lệ phí.

- Về loại thu học phí, theo quy định hiện hành có học phí chính quy và học phí giáo dục thường xuyên, ngoài ra còn có học phí đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn khác. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự hướng dẫn cụ thể, thống nhất về hạch toán nộp thuế đối với các loại học phí (giáo dục không thường xuyên; bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn; học phí của chương trình đào tạo chất lượng cao) nên trong tổ chức thực hiện còn có nhiều bất cập mỗi đơn vị ban hành mức thu và nội dung khác nhau.

- Về việc học lại, học cải thiện kết quả học tập thực hiện theo quy định tại Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 và Quyết định 25/2006/QĐ- BGDĐT ngày 26/6/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, do chưa có hướng dẫn cụ thể nên các số trường đã tự quy định mức thu học lại, cải thiện điểm.

3.2.2.2. Quy chế chi tiêu nội bộ

Hiện nay, quy chê chi tiêu nội bộ của của trường đã quy định định mức, tiêu chuẩn các khoản chi về tiền lương, phụ cấp cho người lao động, định mức chi cho công tác quản lý, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa và trích lập các quỹ, xây dựng qui định về phương thức khoán chi phí cho từng bộ

phận và đơn vị trực thuộc, qui định về góp vốn liên doanh liên kết, vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư mở rộng nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp.

Các kết quả đạt được: Thủ tục hành chính giảm thiểu đáng kể các thủ tục xác nhận và phê duyệt chi tiêu, góp phần cải cách hành chính trong quản lý, Trường đã có nhiều đổi mới trong hoạt động để mở rộng nguồn thu, cải thiện thu nhập, tăng thu nhập cho người lao động, trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi chăm lo cho người lao động, đây là một cơ chế thực sự đổi mới so với cơ chế trước đây dựa chủ yếu vào kinh phí NSNN cấp, tạo điều kiện để các đơn vị chủ động hơn trong việc tổ chức sắp xếp lao động, bố trí và tuyển dụng lao động theo nhu cầu.

Bên cạnh những kết quả đạt được cón một số tồn tại như việcxây dựng quy chế chi tiêu nội bộ rất chi tiết nhưng còn nhiều cơ chế chi không thể hiện trong Qui chế chi tiêu nội bộ mà thể hiện bằng các quyết định đơn lẻ; việc chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ giáo viên còn mang tính chất bình quân theo hệ số, chưa thực hiện theo nguyên tắc bình bầu thi đua, người có đóng góp nhiều hưởng nhiều, người đóng góp ít hưởng ít để khuyến khích người lao động phấn đấu trong công tác.

3.2.2.3. Hạch toán, kế toán, kiểm toán

Công tác hạch toán, kế toán, kiểm toán việc thực hiện kế hoạch tài chính tiến hành trong suốt chu trình ngân sách, từ khi lập dự toán đến khi chấp hành và quyết toán các nội dung hoạt động tài chính của đơn vị; bao gồm cả hoạt động tự kiểm tra, hoạt động kiểm toán của cơ quan kiểm toán nhà nước và hoạt động kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước.

Cuối năm ngân sách, đơn vị thực hiện tự kiểm tra công tác quản lý tài chính, kế toán và lập báo cáo kết quả tự kiểm tra. Nội dung kiểm tra bao gồm: Kiểm tra các khoản thu ngân sách, thu hoạt động của đơn vị; kiểm tra các khoản

chi ngân sách, chi khác của đơn vị; kiểm tra việc xác định các khoản chênh lệch thu chi hoạt động và trích lập các quỹ; kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản cố định; kiểm tra việc quản lý và sử dụng vật liệu, dụng cụ; kiểm tra việc quản lý sử dụng quỹ lương; kiểm tra các quan hệ thanh toán; kiểm tra việc quản lý và sử dụng các khoản vốn bằng tiền; kiểm tra việc thực hiện quyết toán thu chi tài chính; kiểm tra kế toán và kiểm tra việc tổ chức và lãnh đạo công tác tài chính, kế toán. Việc kiểm tra của đơn vị được thực hiện nhằm nâng cao tính trách nhiệm trong quản lý tài chính của các đối tượng có liên quan.

Nhìn chung, công tác hạch toán, kế toán, kiểm toán các hoạt động tài chính của trường CĐN Vĩnh Phúc được thực hiện khá thường xuyên, đảm bảo cho các hoạt động tài chính tại rường được thực hiện một cách hiệu quả nhất.

3.2.2.4. Kiểm tra, giám sát tài chính dạy nghề

Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính tại trường CĐN Vĩnh Phúc được tiến hành trong suốt chu trình ngân sách, từ khi lập dự toán đến khi chấp hành và quyết toán các nội dung hoạt động tài chính của đơn vị; bao gồm cả hoạt động tự kiểm tra, hoạt động kiểm toán của cơ quan kiểm toán nhà nước và hoạt động kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước.

Cuối năm ngân sách, đơn vị thực hiện tự kiểm tra công tác quản lý tài chính, kế toán và lập báo cáo kết quả tự kiểm tra. Nội dung kiểm tra bao gồm: kiểm tra các khoản thu ngân sách, thu hoạt động của đơn vị; kiểm tra các khoản chi ngân sách, chi khác của đơn vị; kiểm tra việc xác định các khoản chênh lệch thu chi hoạt động và trích lập các quỹ; kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản cố định; kiểm tra việc quản lý và sử dụng vật liệu, dụng cụ; kiểm tra việc quản lý sử dụng quỹ lương; kiểm tra các quan hệ thanh toán; kiểm tra việc quản lý và sử dụng các khoản vốn bằng tiền; kiểm tra việc thực hiện quyết toán thu chi tài chính; kiểm tra kế toán và kiểm tra việc tổ chức và lãnh đạo

công tác tài chính, kế toán. Việc kiểm tra của đơn vị được thực hiện nhằm nâng cao tính trách nhiệm trong quản lý tài chính của các đối tượng có liên quan.

Cơ quan tài chính thực hiện kiểm tra, giám sát thông qua việc kiểm tra, giám sát công tác lập dự toán, phân bổ dự toán và thẩm định báo cáo quyết toán của đơn vị. Kết quả kiểm tra xét duyệt quyết toán của cơ quan tài chính hằng năm cho thấy, công tác quản lý tài chính, kế toán tại trường CĐN Vĩnh Phúc được thực hiện tốt.Trường thực hiện tốt các mẫu biểu sổ sách kế toán, nộp báo cáo quyết toán đúng thời gian quy định, thực hiện hạch toán kế toán đúng quy định.

Việc kiểm tra, kiểm soát của Kho bạc nhà nước được thực hiện thông qua việc kiểm tra, kiểm soát các chứng từ thu, chi NSNN tại kho bạc. Công tác tự kiểm tra, giám sát của trường được thực hiện cuối năm tài chính. Theo kết quả tự kiểm tra của trường các khoản thu, chi của nhà trường được thực hiện đúng với chính sách, chế độ quy định của nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ của trường, các khoản chi nằm trong tổng dự toán được duyệt. Chênh lệch thu chi được phân phối theo đúng quy định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP và thông tư 71, thông tư 113 của Bộ tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ của trường, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cán bộ giảng viên. Đồng thời, việc quản lý sử dụng tài sản của đơn vị đảm bảo đúng mục đích, không gây lãng phí. Công tác khoán chi đối với một số khoản chi về vật liệu, dụng cụ, chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ đã được các đơn vị sử dụng một cách tiết kiệm, có hiệu quả.

Nhìn chung, công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của trường được thực hiện khá thường xuyên, đảm bảo cho các hoạt động tài chính tại trường được thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Đối với trường CĐN Vĩnh Phúc là đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, nên nguồn thu tại trường bao gồm: Thu từ ngân sách, thu liên kết, đào tạo, thu từ các khoản thu khác,... dưới sự quản lý của phòng Tài chính - Kế toán trong trường. Cơ cấu phòng Tài chính - Kế toán được tổ chức như sau:

Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy Quản lý Tài chính của Trường

Chức năng, nhiệm vụ của phòng Tài chính - Kế toán của Trường:

Chức năng:

- Giúp Hiệu trưởng quản lý về tài chính nhà trường theo chế độ nhà nước và theo các quy chế, quy định của nhà trường.

- Thực hiện quản lý tập trung và hiệu quả các nguồn tài chính theo các qui định hiện hành của Nhà nước và của trường.

Nhiệm vụ:

- Trưởng phòng Tài chính - Kế toán: là người lãnh đạo toàn bộ công tác

Kế toán xây dựng cơ bản Trưởng phòng Tài chính - Kế toán Kế toán thu - chi tiền mặt, tạm ứng của cán bộ, công nợ nội bộ Kế toán theo dõi vật tư, công cụ dụng cụ, tài sản, thuế Thủ quỹ Kế toán Thanh toán tiền gửi ngân hàng, Công nợ

tài chính kế toán của trường, có trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức luân chuyển chứng từ, lập kế hoạch thu chi tài chính; hàng năm lập dự toán, chỉ đạo việc chi tiêu, lập báo cáo quyết toán chi phí đã chi tiêu, cung cấp thông tin kế toán và phân tích hoạt động kinh tế phục vụ cho lãnh đạo, quản lý đơn vị.

- Chấp hành sự kiểm tra và hướng dẫn của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trong việc xây dựng, thực hiện và quyết toán các khoản thu, chi theo dự toán ngân sách, hạch toán kế toán trong phạm vi dự toán được duyệt, đảm bảo đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức các văn bản của Nhà nước và của trường CĐN Vĩnh Phúc quy định.

- Lập báo cáo quyết toán năm, thuyết minh tình hình thực hiện thu, chi tài chính công khai trước toàn trường.

Với mô hình này, bộ phận kế toán chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán của đơn vị mình. Hình thức này giúp cho bộ máy kế toán có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất và phối hợp nhịp nhàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề vĩnh phúc (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)