Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề vĩnh phúc (Trang 86 - 91)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác quản lý tài chính, cải thiện đời sống cán bộ giảng viên, song công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục:

Thứ nhất, phương pháp lập dự toán nhà trường đang áp dụng còn nhiều hạn chế. Công tác lập dự toán còn chưa thực sự hiệu quả và chuẩn xác.

Việc áp dụng phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ mặc dù có ưu điểm là rất rõ ràng, dễ hiểu và dễ vận dụng, được xây dựng tương đối ổn định, tạo điều kiện, cơ sở bền vững cho nhà quản lý trong việc điều hành mọi hoạt động nhưng hạn chế của nó là thường thích hợp với những hoạt động mang tính ổn định, không phản ánh chính xác nhiệm vụ thực tế của năm kế hoạch. Do đó, để thực hiện đổi mới quản lý tài chính theo yêu cầu của cơ chế tự chủ tài chính, đơn vị có thể nghiên cứu áp dụng phương pháp lập dự toán mới, dựa trên các nhiệm vụ, mục tiêu của năm kế hoạch, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.

Thứ hai, chưa khai thác triệt để các nguồn thu và thực hiện công tác thu chưa tốt.

Nguồn kinh phí hoạt động của trường chủ yếu vẫn là nguồn NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp tuy có tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu chi của trường do chủ yếu là thu từ học phí.

Qua phân tích (bảng 3.6) ta thấy trong tổng số nguồn thu của trường thì NSNN vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn gấp từ 2 đến 3 lần nguồn thu sự nghiệp. Qua đó thấy rằng đơn vị chưa thực sự thực hiện tốt quyền tự chủ nguồn thu vẫn phụ thuộc quá nhiều vào Nhà nước.

Khả năng khai thác từ nguồn thu sự nghiệp ở Trường còn hạn chế. Từ phân tích số liệu thu qua các năm cho thấy nguồn thu sự nghiệp mặc dù đã tăng qua các năm nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp, chưa tương xứng với điều kiện cơ sở vật chất hiện có của Trường. Trường chưa chú ý đến việc mở rộng quy mô đào tạo liên thông lên trình độ đại học, hiện nay trường mới chỉ liên kết với

một số trường đại học: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học công nghiệp Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam để đào tạo liên thông trình độ cao đẳng - đại học. Do vậy chưa đáp ứng được nhu cầu của người học. Hầu hết sinh viên ra trường vẫn phải tìm đến các cơ sở khác học để phù hợp với ý muốn riêng. Do vậy một mặt trường không tạo ra được sự hấp dẫn để khuyến khích người học nâng cao trình độ mặt khác lại bỏ qua một khoản thu có thể cho là đáng kể.

Hoạt động dịch vụ của Trường thời gian qua tuy có được mở rộng nhưng hoạt động chưa hiệu quả. Một số trung tâm đào tạo ngắn hạn được thành lập với mục đích tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu hoạt động dịch vụ cho trường nhưng hoạt động không hiệu quả. Chính vì vậy, gây nên tình trạng lãng phí trong sử dụng nguồn kinh phí để duy trì hoạt động và không khai thác được nguồn thu cho trường.

Ngoài ra trường vẫn chưa khai thác triệt để nguồn thu ở chỗ với điều kiện trường đã xây dựng được khu ký túc xá trong trường thu hút lượng học sinh sinh viên khá lớn nhưng không xây dựng căng tin để phục vụ nhu cầu ăn uống của sinh viên. Do đó dẫn đến tình trạng vẫn có những phòng vẫn nấu ăn gây mất vệ sinh mà lại không tạo thêm được nguồn thu cho trường.

Thứ ba, nguồn kinh phí phân bổ cho các nhiệm vụ chi thường xuyên của trường còn chưa hợp lý và mất cân đối cân đối. Công tác thực hiện chi chưa tốt.

Trong tổng số các khoản chi thường xuyên, khoản chi thanh toán cho cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 60% - 70%, các khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn, chi đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chuyên môn chưa được ưu tiên.

Thứ tư, trong quá trình quản lý tài chính tại trường vẫn còn tình trạng sử dụng lãng phí vốn NSNN, đặc biệt, trong việc khai thác, sử dụng tài sản.

để đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập nhưng việc sử dụng và quản lý tài sản tại đơn vị còn nhiều bất cập. Một số tài sản thường xuyên bị luân chuyển, hư hỏng, nhập xuất kho không theo quy định (bàn ghế, máy vi tính cá nhân, máy chiếu…) gây tình trạng chỗ thừa nhu cầu sử dụng, chỗ thiếu lại đề nghị mua mới. Tài sản mới mua không dùng hết tính năng hoặc dùng với số lượng ít gây lãng phí vốn.

Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện nghiêm túc và thường xuyên, vẫn còn mang tính hình thức.

Đây là một hoạt động vô cùng quan trọng để giúp lãnh đạo nhà trường và các bộ phận liên quan kịp thời phát hiện và sửa chữa sai sót.Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn chưa được tốt, nặng tính hình thức và không có kế hoạch cụ thể, thường xuyên.

3.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế * Nguyên nhân khách quan

Trong thời gian qua, hệ thống văn bản pháp luật tài chính của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp có thu luôn được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với hệ thống quốc tế và điều kiện cụ thể của Việt Nam nên việc theo dõi, vận dụng đúng chế độ tương đối khó khăn. Hơn nữa, một số chính sách, định mức, chế độ chi tiêu được Nhà nước quy định những tính khả thi không cao, chưa phù hợp với thực tế, nhiều quy đinh chưa kịp thích nghi lại có sự chỉnh sửa.

Hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu ngân sách còn thiếu, lạc hậu, không phù hợp với thực tế, nhất là trong lĩnh vực chi thường xuyên. Chưa thể hiện các khoản chi có tính chuyên môn nghiệp vụ khác biệt giữa các lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy bản thân các đơn vị thiếu căn cứ đế lập dự toán chi, các cơ quan quản lý không có căn cứ duyệt dự toán.

Hoạt động trong giáo dục đào tạo là một lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cung ứng cho xã hội, cho nền kinh tế nên việc đánh giá chất lượng của đào tạo

gặp khó khăn. Các lĩnh vực chi cho con người về chất lượng đào tạo đạt được khó có thể lượng hóa được về tính hiệu quả nên việc tính toán, lên kế hoặch, quản lý chi hết sức khó khăn, phức tạp.

Với mục tiêu, chức năng nhiệm vụ của trường được cơ quan quản lý chủ quản là UBND tỉnh chưa có văn bản hướng dẫn cụ thế về thực hiện việc quản lý tài chính: hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, căn cứ lập và duyệt dự toán để trường có thể nhất quán trước sự thanh tra, giám sát của ban thanh tra, Kho bạc Nhà nước, cơ quan Tài chính.

* Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Trường CĐN Vĩnh Phúc chưa mạnh dạn giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị trực thuộc, tính tự chủ tài chính chỉ giới hạn trong kinh phí được cấp phát và một phần thu từ hoạt động sự nghiệp.

Thứ hai, Trang thiết bị chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thực tế của công việc. Hiện nay, đã có 100% cán bộ phòng kế toán sử dụng máy tính cho công tác kế toán tuy nhiên vẫn chưa phát huy hết công suất của máy tính và công tác hạch toán kế toán. Công nghệ phần mềm kế toán hiện nay đơn vị áp dụng chưa phát huy hết chức năng của nó, vẫn còn nhiều bảng biểu, báo cáo phải thực hiện thủ công.

Thứ ba, về cơ chế phân cấp quản lý tài chính hiện nay thì quản lý tài chính gần như chỉ bó hẹp tại phòng Tài chính - Kế toán nên có khi còn mang tính chủ quan, chưa phát huy được tính công khai, minh bạch rõ rệt trong quản lý tài chính. Việc tập huấn cho cán bộ tài chính thực hiện quản lý tài chính trên hệ thống máy tính chưa được thường xuyên.

Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠITRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề vĩnh phúc (Trang 86 - 91)