Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề vĩnh phúc (Trang 44 - 47)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp thống kê

Dùng phương pháp thống kê để thu thập thông tin về tình hình quản lý tài chính tại đơn vị, bao gồm thông tin về các nguồn thu và nguồn chi, số lượng và giá trị,… Thông tin được phản ánh tập trung trong các giấy tờ giao nhận (vốn, tài sản,…), ghi nhận sổ sách và báo cáo kế toán, quyết toán thu - chi của đơn vị.

Thông tin từ thống kê phục vụ nghiên cứu quản lý tài chính công có thể bao gồm các loại sau:

- Quy chế quản lý tài chính tại đơn vị; chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.

- Dự toán thu sự nghiệp hàng năm: đảm bảo phản ánh được đầy đủ chi tiếtcác nguồn thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp, thu hoạt động dịch vụ, thu khác.

- Quy trình tổ chức thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp; chứng từ, sổ sách kế toán ghi nhận các nghiệp vụ thu sự nghiệp, thu hoạt động sản xuất kinh doanh

- Bảngkê xác nhận chênh lệch thuchi, phân phốichênh lệch, trích lậpquỹ...

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tác giả sử dụng các phương pháp miêu tả, so sánh đối chiếu nhằm đánh giá thực trạng và tác động của công tác quản lý tài chính đối với hoạt động của đơn vị. Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh nhằm xác định sự thay đổi về:

- Nguồn thu tài chính, nguồn kinh phí hoạt động, chênh lệch thu chi. Từ đó đánh giá vấn đề của công tác quản lý tài chính và quá trình phát triển của nhà trường qua các năm.

2.2.3.3. Phương pháp dự báo

- Phương pháp dự báo định tính:Phương pháp này dựa trên cơ sở nhận xét của những yếu tố liên quan, dựa trên những ý kiến về các khả năng có liên hệ của những yếu tố liên quan này trong tương lai. Phương pháp định tính có liên quan đến mức độ phức tạp khác nhau, từ việc khảo sát ý kiến được tiến hành một cách khoa học để nhận biết các sự kiện tương lai hay từ ý kiến phản hồi của một nhóm đối tưởng hưởng lợi nào đó.

- Phương pháp dự báo định lượng:Mô hình dự báo định lượng dựa trên số liệu quá khứ, những số liệu này giả sử có liên quan đến tương lai và có thể tìm thấy được. Tất cả các mô hình dự báo theo định lượng có thể sử dụng thông qua chuỗi thời gian và các giá trị này được quan sát đo lường các giai đoạn theo từng chuỗi.

Tuy nhiênhiện nay thông thường khi dự báo người ta thường hay kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng để nâng cao mức độ chính xác của dự báo. Bên cạnh đó, vấn đề cần dự báo đôi khi không thể thực hiện được thông qua một phương pháp dự báo đơn lẻ mà đòi hỏi kết hợp nhiều hơn một phương pháp nhằm mô tả đúng bản chất sự việc cần dự báo.

2.2.3.4. Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoản cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1năm đến 3 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về công tác thực hiện quản lý tài chính của trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc theo thời gian bao gồm:

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính: ∆i= yi - y1; i = 2,3, …

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu * Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm (%).

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti)

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó:

Công thức tính:

ti =

yi

; i = 2,3,.. n yi-1

Trong đó: yi : Mức độ tuyệt đối ở thời gian i

yi-1: Mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó + Tốc độ phát triển định gốc (Ti)

Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.

Công thức tính:

Ti = Yi ; i = 2,3,.. n Y1

Y1: Mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu + Tốc độ phát triển bình quân

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn.

Công thức tính: Hoặc:

Trong đó: t2, t3, t4 …. tn: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n. yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n

y1: là mức độ tuyệt đối ở thời đầu * Tốc độ tăng (hoặc giảm)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (A1)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số.

Công thức tính: Ai = Ti - 1 (nếu T1 tính bằng lần)

Hoặc: Ai = Ti - 100 (nếu T1 tính bằng %)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân (ā) tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.

Công thức tính: = - 1 ( nếu tính bằng lần) hoặc: = % - 100 (nếu tính bằng %)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề vĩnh phúc (Trang 44 - 47)