- Một số vấn đề liênquan đến hoạtđộng giámsát chuyên đề chưađược qui định rõ ràng, cụ thể trong pháp luật,
4.2.1. Nâng cao nhận thức vềkiểm soát việc thựchiện quyền hànhpháp của Chínhphủ
Đánh giá thực trạng kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ cho thấy rào cản lớn nhất của kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam hiện nay là nhận thức. Biểu hiện cụ thể của hạn chế này là nhận thức về quan điểm pháp quyền chưa thực sự ngự trị ở xã hội của chúng ta. Điều này dẫn đến tình trạng tiêu cực là (i) Về phía những người nắm trong tay quyền lực hành pháp, vẫn còn một số người có xu hướng không tuân thủ các qui định pháp luật, công lý và đạo đức mà chỉ căn cứ vào ý chí của mình khi tiến hành các nhiệm vụ, quyền hạn luật định; (ii) Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ, phát hiện và xử lý những vi phạm, tiêu cực, lạm quyền, lộng quyền của cơ quan thực hiện quyền hành pháp còn phụ thuộc vào quyết tâm của người đứng đầu Đảng, các cơ quan nhà nước; đặc biệt vẫn còn tình trạng nể nang, ngại va chạm, không dám nêu ý kiến và không dám xử lý những sai phạmcủa Chính phủ, các Bộ, các thành viên của Chính phủ trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ; (iii) Tồn tại phổ biến tình trạng e ngại, do dự, né tránh, thờ ơ, không dám tố cáo, đấu tranh với những phát hiện về sai phạm của cán bộ, công chức ngành hành pháp của các tổ chức chính trị - xã hội, và cá nhân công dân. Bên cạnh đó, nhận thức về quyền hành pháp của
Chính phủ còn có những điểm chưa rõ ràng, phương thức hoạt động của Chính phủ trong việc thực hiện quyền hành pháp chưa đáp ứng yêu cầu của Chính phủ kiến tạo, Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền; nhận thức về vai trò của Quốc hội, Chủ tịch nước TAND, KTNN còn theo hướng xem nhẹ vai trò, chưa trao nhiều quyền hạn cũng như tạo các điều kiện đảm bảo cho các cơ quan này để kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ được hiệu qủa hơn. Thêm vào đó, việc chưa chú trọng, xem nhẹ vai trò giám sát, phản biện của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên, các phương tiện thông tin đại chúng và của Nhân dân ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu qủa kiểm soát của xã hội đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. Những rào cản về mặt nhận thức đã gây nhiều khó khăn, trở ngại cho các chủ thể kiểm soát trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. Vì vậy, vấn đề quan trọng đầu tiên trong bảo đảm kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ là cần có sự đổi mới, nâng cao nhận thức liên quan đến kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ, thể hiện ở các khía cạnh chính sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, Nhân dân về Nhà nước pháp quyền XHCN, dân chủ XHCN.
Hướng đến việc hình thành tư duy thói quen nhận thức luôn lấy pháp luật, cả công lý và đạo đức để làm chuẩn mực trong mọi hoạt động của các chủ thể trong xã hội (cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân công dân) và là thước đo để đánh giá hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức có hợp pháp, hợp hiến hay không? Hướng đến khắc phục tình trạng những người nắm trong tay quyền lực hành pháp, chỉ căn cứ vào ý chí của mình khi tiến hành các nhiệm vụ, quyền hạn luật định là nguyên nhân của các hoạt động sai trái, tiêu cực, lạm quyền, lộng quyền của cơ quan thực hiện quyền hành pháp và cán bộ, công chức ngành hành pháp. Hướng đến khắc phục tình trạng nể nang, ngại va chạm, không dám nêu ý kiến và không dám xử lý những sai phạm của Chính phủ, các Bộ, các thành viên của Chính phủ trong hoạt động kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ các chủ thể kiểm soát. Để làm được điều này đòi hỏi trước hết là cần xây dựng được quyết tâm chính trị cao từ các vị lãnh đạo cao nhất trong Đảng nhà Nhà nước đối với việc kiểm soát quyền lực nhà nước mà trọng tâm là quyền hành pháp. Đây là yếu tố có tính quyết định đối với việc bảo đảm hiệu quả kiểm soát quyền hành pháp. Rõ ràng là nếu không có quyết tâm chính trị từ phía các vị lãnh đạo cao nhất và Nhà nước thì việc hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện các qui định pháp luật về kiểm soát quyền lực khó có thể triển khai và thực hiện hiệu quả trên thực tế; thậm chí là dù đã có sự hoàn thiện thể chế kiểm soát nhưng tổ chức thực hiện qui định pháp luật vềkiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp bị cản trở, không được đảm bảo thì có nghĩa là không thể nào thực sự kiểm soát được quyền hành pháp của Chính phủ.
Thứ hai, cần có nhận thức lại về quyền hành pháp của Chính phủ, theo hướng phân định rõ ràng giữa cơ quan hành pháp và cơ quan hành chính và bảo đảm phương thức hoạt động của Chính phủ trong việc thực hiện quyền hành pháp đáp ứng yêu cầu của Chính phủ kiến tạo, Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền. Theo đó, Chính phủ trong tổ chức, thực hiện quyền hành pháp cần bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Chính phủ hoạt động công khai, minh bạch và có trách nhiệm giải trình. Điều này tạo thuận lợi cho kiểm soát của các cơ quan nhà nước và kiểm soát của các thiết chế xã hội trong việc kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ.
+ Nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ công chức, viên chức phục vụ trong cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Nhờ vậy, đội ngũ công chức, viên chức sẽ nhận thức và phát huy được tinh thần trách nhiệm của mình trong việc phối hợp tốt với các chủ thể kiểm soát khi các chủ thể này tiến hành các hoạt động kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ; không để xảy ra tình trạng xem nhẹ, coi thường vai trò của Toà án, của KTNN, của MTTQ Việt Nam, của báo chí, của công dân dẫn đễn việc không phối hợp cung cấp tài liệu, thông tin, chậm giải quyết các kiến nghị, tố cáo của tổ chức và cá nhân về các hành vi sai trái, tiêu cực trong quá trình quản lý, điều hành.
+ Phân biệt rõ cơ quan hành pháp và cơ quan hành chính. Theo đó, Chính phủ tập trung thực hiện chức năng hành pháp của mình và trao quyền nhiều hơn cho các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương. Điều này bảo đảm Chính phủ tập trung thực hiện chức năng hành pháp của mình, không xâm lấn sang chức năng quản lý hành chính Nhà nước. Điều này giúp cho hoạt động kiểm soát việc hành pháp có trọng tâm, trọng điểm.
+ Yêu cầu sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các Bộ, theo hướng thành lập các Bộ đa ngành, đa lĩnh vực; bảo đảm sự hoạt động linh hoạt, hiệu quả của Chính phủ trong việc hoạch định chính sách và điều hành chính sách quốc gia.
+ Áp dụng tự chủ cho nhiều loại hình tổ chức Nhà nước, mở rộng sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý Nhà nước, mở rộng đối tác khu vực tư nhân trong việc cung cấp các loại dịch vụ cho xã hội. Việc tạo điều kiện, bảo đảm sự tham gia mạnh mẽ của người dân vào các quá trình ban hành chính sách hay các quy định pháp luật, quá trình ra quyết định, các hoạt động quản lý Nhà nước, đánh giá các thủ tục, dịch vụ hành chính sẽ làm cho công dân mạnh. Khi công dân mạnh thì kiểm soát của Nhân dân với quyền hành pháp mới được bảo đảm
Thứ ba, cần xác định kiểm soát các cơ quan nhà nước là hình thức kiểm soát có vị trí, vai trò quan trọng, chủ yếu quyết định hiệu quả hoạt động kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. Quốc hội, Chủ tịch nước,
TAND, KTNN có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát quyền hành pháp. Tuy nhiên, thực tế nước ta hiện nay vẫn còn quan niệm rằng, Chính phủ do Quốc hộithành lập ra, là cơ quan chấp hành của Quốc hội nên việc Quốc hội tiến hành hoạt động kiểm soát đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ chỉ mang tính hình thức hoặc nếu tiến hành một cách thường xuyên và quan tâm sâu đến hoạt động kiểm soát thì cho rằng đó là việc “gây khó khăn” trong hoạt động của cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Ngoài ra, việc pháp luật chưa qui định cụ thể, rõ ràng chế tài đi kèm hậu quả kiểm soát của Quốc hội đã tạo ra tâm lý của các cơ quan nhà nước coi việc kiểm soát của Quốc hội chỉ là kiểm soát xong “để đấy”, nên vị trí kiểm soát của Quốc hội chưa được nâng lên. Đối với kiểm soát của Toà án về việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ, hiện vẫn tồn tại quan điểm xem nhẹ vai trò, nghi ngờ tính thực quyền của Toà án, cho rằng quyền lực của Toà án không thể đặt trong sự tương quan so sánh với quyền lực của Quốc hội và Chính phủ, Toà án và Thẩm phán có nhiều cản trở, sự tác động nên không thể độc lập trong việc xét xử vì vậy mà không thể kiểm soát việc thực hiện thực hiện quyền hành pháp một cách thực chất và hiệu quả được. Điều này đòi hỏi Đảng, Nhà nước, Nhân dân cần thay đổi nhận thức theo hướng đề cao vị trí, vai trò của Quốc hội, TAND trong việc kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. Từ thay đổi nhận thức này đi đến quyết tâm hoàn thiện cơ sở pháp lý, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động, tăng cường các điều kiện đảm bảo hiệu quả hoạt động kiểm soát của Quốc hội và TAND đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ, điển hình là trao chức năng bảo hiến cho Toà án thông qua việc cho phép Toà án quyền xét xử tính hợp hiến các văn bản qui phạm pháp luât của Chính phủ, các hành vi vi hiến của các thành viên Chính phủ.
Thứ tư, phải đồng thời chú trọng tổ chức, thực hiện kiểm soát của các cơ quan nhà nước và kiểm soát của xã hội, khắc phục tình trạng xem nhẹ vai trò giám sát của các thiết chế chính trị - xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng và Nhân dân như hiện nay. Theo đó, cần có sự nhận thức đầy đủ về vai trò giám sát của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành
viên, các phương tiện thông tin đại chúng và của Nhân dân theo hướng giám sát của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên vừa có tính xã hội rộng rãi vừa có tính “chính trị - quyền lực” nhất định vì rằng sự kiểm soát của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên là kiểm soát với tư cách là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của Nhân dân, cơ sở chính trị của chính quyền Nhân dân, nên sự giám sát này mang tính quyền đại diện, quyền lực trực tiếp Nhân dân. Giám sát và của MTTQ gắn chặt với việc thực thi quyền lực nhà nước như một yếu tố nội tại trong hệ thống quyền lực chứ không hoàn toàn là giám sát bên ngoài như các tổ chức khác [53, tr.176]. Ý kiến giám sát của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên mang chính kiến, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng Nhân dân nên luôn có “sức nặng” và phải được tiếp thu giải trình nghiêm túc bởi các thiết chế quyền lực. Ngoài ra, Mặt trận và các tổ chức thành viên cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc về ý nghĩa của công tác giám sát, phản biện xã hội, cần tích cực lôi kéo, phát huy tổng hợp sức mạnh các tổ chức thành viên tham gia hoạt động giám sát,nâng cao vai trò của Mặt trận trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành