Chủ thể, hình thức kiểmsoát việc thựchiện quyền hànhpháp của Chínhphủ

Một phần của tài liệu Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay. (Trang 35)

Do việc thực hiện quyền hành pháp có nội dung, phạm vi và đối tượng tác động rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội nên kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ phải đa dạng về chủ thể, phong phú về cách thức và phương pháp. Xét dưới góc độ lý luận, căn cứ vào tiêu chí chủ thể kiểm soát, kiểm soát quyền lực hành pháp thường được phân thành hai nhóm là kiểm soát bên trong nội bộ bộ máy nhà nước (kiểm soát của các cơ quan nhà nước) và kiểm soát từ bên ngoài bộ máy nhà nước (kiểm soát của các thiết chế xã hội bao gồm kiểm soát của Đảng phái chính trị, MTTQ, các phương tiện thông tin đại chúng và của Nhân dân). Do đó, kiểm soát của Đảng phái chính trị được xem là hình thức kiểm soát từ bên ngoài bộ máy nhà nước, thuộc về hình thức kiểm soát của các thiết chế xã hội. Tuy nhiên do điều kiện thể chế chính trị đặc thù của Việt Nam là hệ thống chính trị được đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam (Hiến pháp 2013 tại Điều 4 đã xác lập vị trí, vai trò đặc biệt của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội) nên việc nghiên cứu về kiểm soát của Đảng Cộng sản đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ cần tách thành nội dung riêng. Vì vậy, trong phạm vi luận án này, kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam được phân thành kiểm soát của Đảng cầm quyền – Đảng Cộng sản Việt Nam, kiểm soát của các cơ quan nhà nước và kiểm soát của các thiết chế xã hội. Mỗi chủ thể tuỳ thuộc vào vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn riêng có của mình mà có cách thức kiểm soát khác nhau đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay. (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w