Thực trạng kiểmsoát trực tiếp của Nhân dân đối vớiviệc thựchiện quyền hànhpháp của Chínhphủ.

Một phần của tài liệu Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay. (Trang 71 - 74)

- Một số vấn đề liênquan đến hoạtđộng giámsát chuyên đề chưađược qui định rõ ràng, cụ thể trong pháp luật,

3.3.3. Thực trạng kiểmsoát trực tiếp của Nhân dân đối vớiviệc thựchiện quyền hànhpháp của Chínhphủ.

Trong Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân; Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực. Vì vậy, sự tham gia trực tiếp của người dân vào công việc của Nhà nước và xã hội; giám sát và phản biện việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ có ý nghĩa rất quan trọng, vừa là đòi hỏi khách quan nhằm bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân; đồng thời thể hiện trách nhiệm của công dân đối với Nhà nước và xã hội. Ở Việt Nam, Nhân dân trực tiếp kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ thông qua việc thực hiện quyền giám sát cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước (Điều 8 Hiến pháp 2013); quyền tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến vào xây dựng, thực hiện chính sách và pháp luật: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước” (Điều 28 Hiến pháp 2013); quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý (Điều 29 Hiến pháp 2013); quyền khiếu nại, tố cáo với “cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân” (Điều 30 Hiến pháp 2013).

a) Những kết quả đạt được

Qua phân tích trên cho thấy, Nhân dân kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ thông qua hình thức giám sát và phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật và tổ chức thi hành chính sách, pháp luật của Chính phủ. Thời gian qua, với sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin đại chúng, Nhân dân đã quan tâm, thực hiện có hiệu quả các quyền luật định nhằm góp phần kiểm soát quyền hành pháp của Chính phủ. Cụ thể là: Hoạt động giám sát việc thực hiệnquyền hành pháp của Chính phủ được Nhân dân thực hiện thông qua việc kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá và đấu tranh chống tiêu cực đối với Chính phủ, Bộ, các thành viên của Chính phủ; Nhân dân đã góp phần làm trong sạch đội ngũ, bảo đảm sự vận hành hiệu quả của bộ máy thực hiện quyền hành pháp. Ngoài ra, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Nhân dân gửi ý kiến góp ý đối với các quản lý, điều hành trên các lĩnh vực của Chính phủ, các thành viên của Chính phủ; từ đó kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với những vấn đề xã hội phát sinh. Ngoài ra người dân tham gia kiểm soát quá trình xây dựng VBQPPL của Chính phủ thông qua việc góp ý kiến, phản ánh với Chính phủ về những vấn đề còn vướng mắc, bất cập, không còn phù hợp của các VBQPPL do Chính phủ ban hành để Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích của công dân. Trong 5 năm qua kể từ năm 2013 đến nay, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã tổ chức được 15.745 cuộc phản biện xã hộ;

32.064 việc và nội dung tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền [179] với sự tham gia đông đảo của quần chúng Nhân dân. Nhìn chung hoạt động giám sát, phản biện của Nhân dân đối với Chính phủ được Nhân dân tiến hành thực chất, sâu rộng và hiệu quả hơn. Những phản ánh, ý kiến góp ý của Nhân dân, luôn được Chính phủ, các Bộ, ngành, TTCP, các Bộ trưởng quan tâm thực hiện trong quá trình quản lý, điều hành mọi mặt của đời sống xã hội, trong hoạt động xây dựng pháp luật của Chính phủ. Như vậy, giám sát trực tiếp của Nhân dân đối với kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành pháp chuyên nghiệp, hiện đại, góp phần đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các hành vi tiêu cực khác trong cơ quan hành pháp; góp phần bảo đảm hiệu lực và hiệu quả trong việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ.

b) Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Nhìn chung, ở Việt Nam hoạt động giám sát trực tiếp của Nhân dân đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ hiệu quả chưa cao mà nguyên nhân chính là do Nhà nước chưa tạo lập được cơ sở pháp lý đầy đủ và vững chắc bảo đảm việc thực hiện quyền giám sát trực tiếp của Nhân dân đối với các cơ quan nhà nước; thêm vào đó là do một bộ phận cán bộ và Nhân dân chưa quan tâm đầy đủ, đúng đắn hoặc coi nhẹ vai trò của giám sát của Nhân dân đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. Cụ thể là:

Thứ nhất, Nhà nước chưa tạo lập được cơ sở pháp lý đầy đủ và vững chắc bảo đảm việc thực hiện quyền giám sát trực tiếp của Nhân dân đối với các cơ quan nhà nước (trong đó có Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp). Cụ thể là, hiện nay pháp luật thiếu những quy định cụ thể về trưng cầu dân ý, lấy ý kiến cộng đồng hay tập hợp, lấy ý kiến của các cá nhân tiêu biểu; thiếu các qui định nhằm đảm bảo quyền đề xuất sáng kiến xây dựng VBQPPL của công dân trong giai đoạn lập đề nghị xây dựng VBQPPL; thiếu các qui định cụ thể về hoạt động giải trình của cán bộ, công chức, viên chức; thiếu các qui định về đối thoại giữa Nhân dân với chínhquyền; thiếu các qui định về tiếp nhận những ý kiến thông qua dư luận xã hội; thiếu các qui định bảo đảm sự công khai minh bạch trong việc tiếp thu hay không tiếp thu những ý kiến của Nhân dân về những vấn đề của đất nước thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ, những vấn đề được đề cập trong các dự án VBQPPL. Do thiếu vắng các qui định, cơ chế bảo đảm việc thực hiện quyền giám sát trực tiếp của Nhân dân (cơ chế công khai minh bạch trong việc tiếp thu hay không tiếp thu ý kiến của Nhân dân; cơ chế bảo đảm thực hiện quyền tham gia xây dựng chính sách…) nên một số quyền mà pháp luật đã trao cho Nhân dân trong việc tham gia quản lý Nhà nước và xã hội nói chung, giám sát các cơ quan nhà nước nói riêng chỉ mang tính nguyên tắc, khó triển khai thực hiện trên thực tế. Đây là nguyên nhân của việc người dân gặp khó khăn, trở ngại khi giám sát hoạt động của Chính phủ. Điển hình là, trong hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật người dân chưa có cơ hội thực hiện quyền đề xuất sáng kiến xây dựng VBQPPL; trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia, Nhân dân chưa được thực hiện quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý; trong việc đóng góp ý kiến về những vấn đề của đất nước thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ, những vấn đề được đề cập trong các dự án VBQPPL, Nhân dân không biết được ý kiến của mình có được Chính phủ, các Bộ tiếp thu hay không?

Thứ hai, một bộ phận người dân hoặc là do trình độ dân trí, nhận thức về chính trị hạn chế, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hạn chế; hoặc là do bận rộn với cuộc sống mưu sinh và nhiều lý do khác nên ít quan tâm, coi nhẹ vai trò của giám sát của Nhân dân đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. Ngoài ra, một số người dân là do tâm lý an phận, ngại va chạm, đấu tranh với chính quyền, quan chức hoặc mất niềm tin vào hiệu lực, hiệu quả quản lý của Chính phủ nên thờ ơ, không mạnh dạn, trung thực, khách quan trong việc đóng góp ý kiến (đặc biệt là nêu ý kiến phản biện) khi Chính phủ, các Bộ tổ chức lấy ý kiến. Hiện nay, trên cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ thường đăng các dự thảo các VBQPPL nhưng có rất ít công dân tham gia đóng góp ý kiến vì cho rằng việc đóng góp của bản thân chẳng có ý nghĩa gì, chẳng được tiếp thu nên chỉ làm mất thời gian của bản thân. Bên cạnh đó, một số người dân chỉ quan tâm đến những quyết định, hành vi của các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền nến quyết định, hành vi đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyền và lợi ích của người dân. Đây là lý dó vì sao có trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo người dân chỉ mới chủ yếu thực hiện quyền khiếu nại, còn việc tố cáo về hành vi trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa quan tâm thực hiện do hoạt động này phần nhiều là không liên quan đến quyền lợi của người dân và cách thức xem xét xử lý tố cáo còn gây nhiều hoài nghi, hoang mang trong Nhân dân.

Thứ ba, do một bộ phận cán bộ chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ thậm chí là coi nhẹ về vai trò giám sát của Nhân dân đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. Thêm vào đó một số quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể của đối tượng bị giám sát là cơ quan thực hiện quyền hành pháp; trách nhiệm của cơquan nhà nước trong việc xử lý hậu quả hoạt động giám sát của Nhân dân chưa xác định cụ thể, rõ ràng chưa thật rõ ràng, cụ thể, minh bạch, do vậy, hiệu quả hoạt động giám sát chưa cao. Điều này thể hiện quaviệc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại các Bộ, ngành nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của Nhân dân; vẫn còn tình trạng một số cơ quan chức năng của Bộ chưa quan tâm giải quyết, hoặc giải quyết kéo dài, không dứt điểm, có sự đùn đẩy, né tránh trách nhiệm đối với đơn, thư của công dân và văn bản kiến nghị của Mặt trận một số kiến nghị giám sát của các cơ quan chức năng. Minh chứng cho nhận định này là, ở cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hàng năm đều nhận được từ 2 đến 3.000 đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, đã nghiên cứu xem xét, chuyển đến cơ quan chức năng có thẩm quyền hơn 2/3 trong số đó kèm theo ý kiến của Mặt trận nhưng chỉ nhận được khoảng 40-50 ý kiến trả lời. Trong những trường hợp này, Mặt trận chỉ có thể kiến nghị tiếp mà pháp luật chưa có quy định về chế tài cụ thể để bắt buộc giải quyết và trả lời [53, tr.174].

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua việc đánh giá thực trạng kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam, của các cơ quan nhà nước và của các thiết chế xã hội đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ, có thể rút ra kết luận rằng: Hiến pháp và pháp luật Việt Nam đã có sự ghi nhận, qui định ngày càng đầy đủ, tiến bộ hơn nhằm bảo đảm Đảng Cộng sản Việt Nam, các cơ quan nhà nước và các thiết chế xã hội kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ thực chất và có hiệu quả. Về cơ bản,

hệ thống kiểm soát quyền hành pháp ở Việt Nam đã thực hiện được chức năng của mình, các chủ thể kiểm soát, đặc biệt là Đảng Cộng sản Việt Nam, đã có nhiều nỗ lực đạt được nhiều thành tựu trong việc kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ tuy đa dạng về phương thức với

sự tham gia của nhiều chủ thể có thẩm quyền nhưng hiệu quả của hoạt động kiểm soát không cao. Quốc hội mặc dù được trao rất nhiều quyền năng, phương tiện hữu hiệu để kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ nhưng trên thực tế các hoạt động kiểm soát mà Quốc hội tiến hành chưa đạt mục đích, yêu cầu, trong nhiều hoạt động giám sát còn nặng tính hình thức. Hoạt động kiểm soát của Toà án đối với việc thực hiện quyền hành pháp Chính phủ còn thiếu cơ chế cần thiết. Các Tòa Hành chính mới chỉ được giới hạn xét xử trong phạm vi các quyết định hành chính cá biệt, ngoài ra đối tượng mà Toà Hành chính có thẩm quyền xét xử chỉ từ cấp Bộ trưởng trở xuống. Hoạt động kiểm soát của các Chủ tịch nước không được thực hiện thường xuyên, mang tính hình thức và ít có tính thực tiễn; vai trò kiểm soát của KTNN còn mờ nhạt, chất lượng kiểm soát chưa cao, tỷ lệ thực hiện kiến nghị kiểm toán còn thấp, chưa kịp thời. Bên cạnh đó, do nhiều cản trở về mặt pháp luật, tổ chức hoạt động, nguồn lực con người, điều kiện vật chất nên các hoạt động giám sát của MTTQ và các tổ chức thành viên, của các phương tiện thông tin đại chúng, của cá nhân công dân tiến hành còn mang nặng tính hình thức, hiệu quả chưa cao, chưa thể hiện được đầy đủ tư cách là một thiết chế quan trọng bậc nhất trong cơ chế kiểm soát xã hội đối với việc thực hiện quyền hành pháp.

Việc đánh giá khách quan thực trạng, chỉ rõ hạn chế và nguyên nhân hạn chế của các chủ thể kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ là cơ sở để tác giả đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam, của các cơ quan nhà nước và của các thiết chế xã hội đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay. (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w