Những kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay. (Trang 43 - 44)

Trên cơ sở tham khảo việc kiểm soát của Nhà nước và kiểm soát của các thiết chế xã hội đối Chính phủ ở một số nước trên thế giới, nghiên cứu sinh rút ra được những kinh nghiệm sau cho việc nâng cao hiệu quả kiểm soát của các cơquan nhà nước và kiểm soát của các thiết chế xã hội đối với Chính phủ ở Việt Nam.

2.5.2.1. Kiểm soát của các cơ quan nhà nước đối với việc thực hiện quyền hành pháp

Thứ nhất, từ việc nghiên cứu việc kiểm soát của Nghị viện đối với Chính phủ ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Phần Lan, Cộng hoà Liên bang Đức và cả Trung Quốc có thể nhận thấy rằng các nước đều cố gắng tiến tới xác định rõ phạm vi của quyền hành pháp. Như vậy, ngay từ đầu, quyền lực của hành pháp là quyền lực hạn chế. Hành pháp chỉ được làm những điều mà mình được ủy quyền. Sự hạn chế còn được thực hiện trong các cấp của cấu trúc quyền lực. Chỉ khi phạm vi quyền lực nhà nước được giới hạn thì mới có khả năng kiểm soát nó.

Thứ hai, cần bảo đảm tính độc lập và thực quyền của Nghị viện, Toà án. Có như vậy, Nghị viện, Toà án mới đủ sức mạnh để kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ đến cùng.

Thứ ba, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của đại biểu dân cử (Nghị sỹ), Thẩm phán và các cá nhân được trao quyền (công tác trong các cơ quan nhà nước) là một trong những bảo đảm quan trọng để bảo đảm hoạt động kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ của các cơ quan nhà nước khác được thực chất và hiệu quả hơn.

Thứ tư, đa dạng các công cụ, phương tiện của Nghị viện để kiểm soát Chính phủ; xây dựng các thiết chế hiến định độc lập để bảo đảm việc kiểm soát Chính phủ được hiệu quả hơn, điển hình là mô hình Thanh tra Nghị viện ở Phần Lan

Thứ năm, về cách thức chất vấn. Các qui định pháp luật về chất vấn, kỹ thuật và kỹ năng chất vấn của các Nghị sỹ ở Nghị viện nước ngoài là những điều rất đáng học hỏi để nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội

nước ta. Ở các nước, các cuộc chất vấn dù tiến hành như thế nào thì khi kết thúc Nghị viện cũng phải đưa ra ý kiến của mình. Nếu Nghị viện không đưa ra ý kiến thì thủ tục chất vấn không đạt được mục đích vốn có của nó và Nghị viện cũng mang tính chất hình thức trước cơ quan hành pháp.

Một phần của tài liệu Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay. (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w