- Một số vấn đề liênquan đến hoạtđộng giámsát chuyên đề chưađược qui định rõ ràng, cụ thể trong pháp luật,
3.2.2. Thực trạng kiểmsoát của Chủ tịch nước đối vớiviệc thựchiện quyền hànhpháp của Chínhphủ
a) Những kết quả đạt được
Thời gian qua, Chủ tịch nước đã nỗ lực thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến lĩnh vực hành pháp, qua đó tham gia kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. Cụ thể là:
- Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm nhân sự cấp cao của Chính phủ, góp phần hình thành nên Chính phủ, là cơ sở cho việc Chủ tịch nước kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp: Trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII, Chủ tịch nước đã đề nghị Quốc hội bầu TTCP; căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước đã bổ nhiệm 06 Phó TTCP, 25 Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước miễn nhiệm 01 Phó Thủ tướng, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và 01 Bộ trưởng [37]. Trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV (2016 -2021), tính đến thời điểm hiện nay, Chủ tịch nước đã đề nghị Quốc hội bầu TTCP; căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước đã bổ nhiệm 05 Phó TTCP, 22 Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước miễn nhiệm 01 Bộ trưởng.
- Để giám sát có hiệu quả việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ, Chủ tịch nước đã thường xuyên quan tâm, theo dõi, nắm tình hình mọi mặt của đất nước; tích cực, thường xuyên trao đổi, làm việc với các Bộ, ngành, các chuyên gia về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; về đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế; xoá đói giảm nghèo, chiến lược biển; tình hình quốc phòng – an ninh; tình hình Biển Đông; những vấn đề bức xúc được dư luận xã hội quan tâm. Trên cơ sở đó, Chủ tịch nước có nhiều ý kiến góp ý với Chính phủ, các Bộ trong việc xây dựng và triển khai các chủ trương, chính sách, trong việc quản lý điều hành của Chính phủ.
- Chủ tịch nước luôn giữ mối liên hệ chặt chẽ với Chính phủ, trong nhiệm kỳ 2011-2016 Chủ tịch nước đã uỷ quyền cho Phó Chủ tịch nước tham dự một số phiên họp thường kỳ của Chính phủ và tại phiên họp đã có nhiều ý kiến về các vấn đề quan trọng liên quan đến việc quản lý, điều hành của Chính phủ và các Bộ.
b) Những hạn chế, tồn tại
Nghiên cứu thực tiễn hoạt động kiểm soát của Chủ tịch nước đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ đã cho thấy hoạt động giám sát của Chủ tịch nước đối với Chính phủ không được thực hiện thường xuyên, mang tính hình thức và ít có tính thực tiễn, thể hiện là:
- Việc Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu TTCP; căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ là hoạt động mang tính chất chính trị, pháp lý, nhằm hiện thực hoá vai trò lãnh đạo của Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong công tác công tác cán bộ [108, tr. 329], chứ không thể hiện lập trường, quan điểm, ý chí của Chủ tịch nước trong việc thực hiện hoạt động này.
- Về quyền tham gia các phiên họp của Chính phủ được Chủ tịch nước thực hiện rất hạn chế. Thông thường, Chủ tịch nước không trực tiếp tham dự mà uỷ quyền cho Phó Chủ tịch nước tham dự một số phiên họp thường kỳ của Chính phủ. Điều này dẫn đến Chủ tịch nước khó nắm bắt công việc quản lý, điều hành của Chính phủ, nên không thể có sự giám sát hiệu quả đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. Ngoài ra việc tách quyền này thành một điều khoản riêng biệt (Điều 90) mà không nằm trong phạm vi sáu thẩm quyền của Chủ tịch nước được qui định tại Điều 88 Hiến pháp 2013 là hạn chế cần lưu ý khi bàn về việc bảo đảm thực thi quyền này của Chủ tịch nước.
- Những điều kiện, giới hạn đặt ra cho việc thực hiện quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết đã cản trở Chủ tịch nước thực thi hiệu quả quyền này. Mặc dù Hiến pháp 2013 trao cho Chủ tịch nước thẩm quyền này với mục đích mở rộng hơn thẩm quyền của Chủ tịch nước trong mối quan hệ với Chính phủ nhưng chính việc đặt ra những điều kiện cụ thể thực hiện thẩm quyền là: (1) khi Chủ tịch nước xét thấy cần thiết; và (2) để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước đã giới hạn phạm vi thực hiện quyền này của Chủ tịch nước. Điều đó có nghĩa là Chủ tịch nước không được thực hiện quyền này trong mọi vấn đề và mọi trường hợp; nếu không thoả mãn đủ hai điều kiện nêu trên thì thì Chủ tịch nước không có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn.
- Đối với hình thức giám sát của Chủ tịch nước thông qua trách nhiệm của Chính phủ báo cáo công tác trước Chủ tịch nước; và trách nhiệm của TTCP trong việc báo cáo công tác của Chính phủ, TTCP trước Chủ tịch nước; Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước: do quyền chủ động đề xuất thực hiện các quyền này thuộc về Chính phủ nên Chủ tịch nước bị động trong việc giám sát. Ngoài ra, pháp luật chưa qui định rõ mục đích, ý nghĩa của việc báo cáo công tác của Chính phủ là gì? cơ chế để Chủ tịch nước xử lý, phản hồi báo cáo Chính phủ như thế nào? Chính những điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện quyền này của Chủ tịch nước, cũng có nghĩa là ảnh hưởng đến hiệu quả giám sát của Chủ tịch nước đối với Chính phủ
c) Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại
- Pháp luật về kiểm soát của Chủ tịch nước đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ còn nhiều hạn chế, bất cập: hiện không có văn bản pháp luật nào qui định cụ thể và toàn diện quyền kiểm soát của Chủ tịch nước đối với việc thực hiện quyền hành pháp. Cơ sở pháp lý cho kiểm soát của Chủ tịch nước đối với Chính phủ chỉ bao gồm một số qui định riêng lẻ của Hiến pháp, và một số qui định áp dụng nguyên tắc suy đoán gián tiếp (tức là từ thẩm quyền của Chính phủ, TTCP mà suy đoán ra thẩm quyền của Chủ tịch nước) trong Luật Tổ chức Chính phủ. Ngoài ra nội dung của một số qui định ít ỏi qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước chưa đủ rõ nên việc triển khai trên thực tế gặp nhiều khó khăn.
- Hiến pháp hiến định vai trò đặc thù cho Chủ tịch nước, tuy địa vị rất cao là “người đứng đầu Nhà nước” nhưng lại không nắm được quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp nên không có thực quyền. Việc không có nhiều thực quyền, nên Chủ tịch nước khó có thể trở thành một thiết chế mạnh để có thể kiểm soát hữu hiệu Chính phủ trong việc thực hiện quyền hành pháp.
- Đội ngũ cán bộ nghiên cứu, tham mưu, giúp việc của Chủ tịch nước còn ít về số lượng, một số cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc của Chủ tịch nước nên đã ảnh hưởng đến chất lượng công tác nghiên cứu, tham mưu, phục vụ Chủ tịch nước.