QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM KIỂMSOÁT VIỆC THỰCHIỆN QUYỀN HÀNHPHÁP CỦA CHÍNH PHỦ

Một phần của tài liệu Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay. (Trang 74)

- Một số vấn đề liênquan đến hoạtđộng giámsát chuyên đề chưađược qui định rõ ràng, cụ thể trong pháp luật,

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM KIỂMSOÁT VIỆC THỰCHIỆN QUYỀN HÀNHPHÁP CỦA CHÍNH PHỦ

CỦA CHÍNH PHỦ

CỦA CHÍNH PHỦ Chính phủ.

Bất cứ thể chế chính trị hiện đại nào cũng đều xác định Nhà nước là trung tâm hệ thống chính trị, quyền lực nhà nước thì thuộc về Nhân dân và vai trò chi phối của Đảng cầm quyền đối với Nhà nước. Ở Việt Nam, hệ thống chính trị vận hành theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và dân làm chủ”. Vì vậy việc kiểm soát quyền hành pháp cũng phải tuân thủ nguyên tắc này. Nghĩa là, việc kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ là tất yếu nhằm bảo đảm và giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước nói chung và Chính phủ nói riêng trong quản lý xã hội, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.

Ở Việt Nam vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là không thể phủ nhận, là sự lựa chọn của chính Nhân dân Việt Nam xuất phát từ sự tín nhiệm của Nhân dân đối với Đảng. Vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam được ghi nhận tại Điều 4 Hiến pháp năm 2013. Tuy giữ vai trò lãnh đạo nhưng “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”. Rõ ràng là, mối quan hệ giữa Đảng và Nhân dân là hết sức gắn bó, công việc của Đảng chính là công việc của Nhân dân, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ cũng chính là bảo đảm vai trò của Nhân dân trong hoạt động kiểm soát này.

Thông qua việc lãnh đạo Nhà nước, Đảng có vai trò quan trọng trong bảo đảm kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. Những chủtrương, chính sách Đảng đề ra có tác động rất lớn đến việc bảo đảm kiểm soát quyền hành pháp của Chính phủ. Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã xác lập quan điểm, nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng nền dân chủ XHCN đã có tác động to lớn đến việc đổi mới, tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà nước (Quốc hội, Chủ tịch nước, TAND, KTNN …) theo hướng kiểm soát quyền hành pháp thực chất chất, hiệu quả hơn. Các Nghị quyết của Đại hội và Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng các khoá gần đây (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương (khóa VII), Báo cáo kiểm điểm nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2/2004), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ X (2006)) luôn nhấn mạnh việc tăng cường hoạt động giám sát của MTTQ và các đoàn thể Nhân dân và đặc biệt là Báo cáo chính trị trình Đại hội XII (2016) tiếp tục khẳng định việc “Tăng cường hơn nữa sự gắn kết giữa giám sát của Quốc hội với

Một phần của tài liệu Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay. (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w