Giải pháp bảo đảm kiểmsoát của ĐảngCộng sản Việt Nam đối vớiviệc thựchiện quyền hànhpháp của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay. (Trang 78 - 79)

- Một số vấn đề liênquan đến hoạtđộng giámsát chuyên đề chưađược qui định rõ ràng, cụ thể trong pháp luật,

4.2.2. Giải pháp bảo đảm kiểmsoát của ĐảngCộng sản Việt Nam đối vớiviệc thựchiện quyền hànhpháp của Chính phủ.

đến việc hoàn thiện cơ sở pháp lý và hoàn thiện các điều kiện bảo đảm hiệu quả hoạt động kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ của chủ thể này.

Đồng thời, cần đổi mới, nâng cao nhận thức theo hướng thừa nhận các phương tiện thông tin đại chúng có vai trò như là bộ phận quyền lực thứ tư (quyền lực của Nhân dân), để có thể kiểm soát hiệu quả quyền lực lập pháp, tư pháp mà đặc biệt là quyền hành pháp. Khi nhận thức về vai trò của các phương tiện truyền thông được thay đổi mới có thể đi đến việc hoàn thiện các qui định pháp luật, bảo đảm các điều kiện cho các phương tiện thông tin đại chúng hoạt động tự do và không phải chịu sự hạn chế, can thiệp bất hợp pháp nào từ phía Nhà nước bảo đảm trong hoạt động giám sát hoạt động Chính phủ, phản biện xã hội đối với hoạt động hoạch định chính sách, điều hành chính sách của Chính phủ.

4.2.2. Giải pháp bảo đảm kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc thực hiện quyền hành phápcủa Chính phủ. của Chính phủ.

Thứ nhất, cần xây dựng quyết tâm chính trị cao, tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên (đặc biệt là đội ngũ các nhà lãnh đạo, quản lý cao nhất của Đảng và Nhà nước và những người tham gia xây dựng và hoạch định chính sách, pháp luật liên quan đến việc kiểm soát quyền lực hành pháp) trong việc thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng về kiểm soát quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền hành pháp. Bởi lẽ, nếu không có quyết tâm chính trị thì không thể có bản lĩnh để mạnh dạn thúc đẩy, tiến hành việc hoàn thiện pháp luật về kiểm soát quyền lực hành pháp; tổ chức kiểm tra, giám sát có hiệu quả việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ; xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh, chính xác đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. Bên cạnh đó, việc đổi mới, nâng cao nhận thức góp phần bảo đảm sự thống nhất trong nhận thức về kiểm soát quyền lực nhà nước (trong đó có quyền hành pháp), xem kiểm soát quyền hành pháp là yêu cầu khách quan, khoa học, là xu thế tất yếu, là điều kiện cơ bản để bảo đảm tự do dân chủ, chính trị của Nhân dân; thúc đẩy sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, Đảng cầm quyền và các thiết chế xã hội trong việc kiểm soát quyền hành pháp của Chính phủ; phát huy vị trí, vai trò của cán bộ, đảng viên trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. Đây chính là sức mạnh tổng hơp bảo đảm hiệu quả kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ trong điều kiện hiện nay.

Thứ hai, hoàn thiện các qui định về kiếm tra, giám sát của Đảng đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ, cụ thể cần tập trung triển khai các hướng sau:

+ Nghiên cứu ban hành Luật về Đảng để qui định một cách có hệ thống về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, về hoạt động kiểm tra,giám sát của Đảng đối với Nhà nước trong đó có Chính phủ. Đặc biệt, việc ban hành Luật này với các qui định chi tiết, rõ ràng, cụ thể về mục đích, các nguyên tắc, nội dung, hình thức và quy trình, thủ tục, chủ thể, đối tượng kiểm tra, giám sát của Đảng sẽ tách biệt được nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác kiểm tra, giám sát; phân định cụ thể, rõ ràng về phạm vi, ranh giới giữa sự lãnh đạo của Đảng với quản lý của Nhà nước. Điều này giúp cho việc tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng được tiến hành thuận lợi, đạt hiệu quả cao hơn; đồng thời bảo đảm tính chủ động, độc lập, khách quan của các cơ quan nhà nước khi tiến hành hoạt động kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ. Mặc dù, hiện vẫn có nhiều ý kiến cho rằng không nên ban hành luật về Đảng vì rằng Hiến pháp đã hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng; ngoài ra “Điều lệ Đảng, các Quy chế, Quy định do Đảng ban hành cũng được xác định là những văn bản mang tính chất luật” [173]. Tuy nhiên, tác giả đồng tình với ý kiến cho rằng trong Nhà nước pháp quyền, mọi tổ chức (như các cơ quan nhà nước, MTTQ) đều có luật điều chỉnh thì Đảng là một tổ chức chính trị, đóng vai trò nòng cốt trong hệ thống chính trị ở Việt Nam nên cần thiết có Luật về Đảng để bảo đảm tính chính danh, công khai, minh bạch, chống lại mọi sự tuỳ tiện trong việc thực hiện vai trò lãnh đạo và chức năng kiểm tra, giám sát của Đảng.

+ Tập trung chỉ đạo cấp uỷ cấp dưới tiến hành rà soát, bổ sung, điều chỉnh, ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, Quy định, Quy chế, Quy trình kiểm tra, giám sát ở cấp mình để cụ thể hoá Điều lệ Đảng, Cương lĩnh chính trị, Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc, các Nghị quyết, Chỉ thị, Quy định, Qui chế, Kết luận, Hướng dẫn của Đảng, của các cấp uỷ, tổ chức Đảng cấp trên qui định về nội dung, nhiệm vụ, hình thức của phương thức lãnh đạo của Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát; đặc biệt chú trọng cụ thể hoá một số chủ trương lớn của Đảng về hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt là trong phòng chống tham nhũng.

+ Ngoài ra, cần tập trung rà soát, bổ sung, điều chỉnh một số văn bản quy phạm pháp luật trên một số lĩnh vực như quản lý kinh tế, tài chính, đất đai, nhà ở, đầu tư, xây dựng cơ bản, cấp phát và sử dụng vốn ngân sách…. để thể chế hóa, cụ thể hóa các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, hiệu lực giữa văn bản của Đảng và Nhà nước; từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét, kết luận và xử lý vi phạm, thi hành kỷ luật trong Đảng.

Thứ ba, bảo đảm nguồn lực con người và điều kiện vật chất của tổ chức Đảng trong việc kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ

- Kiện toàn bộ máy giúp việc trong các tổ chức Đảng được phân công nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo hướng

bảo đảm cán bộ kiểm tra đủ về số lượng và cao về chất lượng. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra thông qua việc nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ kiểm tra cho cán bộ làm công tác kiểm tra, đặc biệt là cán bộ kiểm tra không chuyên trách của Đảng. Cần phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiệnnhiệm vụ của cán bộ cán bộ kiểm tra của Đảng, bảo đảm cán bộ kiểm tra mạnh dạn, dám trình bày rõ chính kiến của mình trong việc xem xét, đánh giá, kết luận về khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên công tác trong Chính phủ trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Chủ trương, Nghị quyết, Chỉ thị, Quy định, Quyết định, Quy chế, Kết luận của Đảng và pháp luật của Nhà nước; dám đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và những hoạt động sai trái của Chính phủ, thành viên Chính phủ nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp Nhân dân.

- Bổ sung kinh phí, tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện làm việc bảo đảm đáp ứng được nhu cầu làm việc của cán bộ làm công tác kiểm tra của Đảng, nhất là trang thiết bị về thông tin phục vụ việc nắm bắt và xử lý thông tin nhiều chiều phục vụ cho nhiệm vụ kiểm tra, giám sát Chính phủ. Bảo đảm nguồn tài chính, bổ sung thêm chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác kiểm tra, nhất là cán bộ kiểm tra không chuyên trách tương xứng với yêu cầu cao của nhiệm vụ kiểm tra và áp lực nghề nghiệp nặng nề nhằm giúp các tổ chức Đảng thu hút được cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng và tâm huyết với công tác kiểm tra về công tác.

Thứ tư, cần tạo sự đột phá trong công tác cán bộ thể hiện qua việc tích cực đẩy mạnh đổi mới chính sách, công tác cán bộ theo hướng tạo điều kiện cho việc phát hiện nhân tố mới, tích cực; khuyến khích, phát huy tiềm năng của cán bộ. Để làm được điều này, trước hết cần tập trung giải quyết bằng các giải pháp đột phá về công tác đánh giá, lựa chọn, giới thiệu cán bộ để bầu cử, bổ nhiệm người có đức, có tài và có tâm vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước, trong Chính phủ; tạo cơ chế để thu hút, trọng dụng nhân tài và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Bên cạnh đó, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực đối với đội ngũ cán bộ công tác trong ngành hành pháp cần được chú trọng, tăng cường và tiến hành thường xuyên để chủ động phát hiện sớm, phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên trong Chính phủ ngay từ khi còn mới manh nha, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn, kéo dài và lan rộng gây hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt là, khi các phát hiện các vụ việc vi phạm thì Đảng phải cương quyết xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời, chính xác để răn đe và giáo dục đảng viên của mình; từ đó ngăn ngừa, hạn chế tình trạng quan liêu, tham nhũng, lạm dụng, lợi dụng quyền lực, lợi ích nhóm thao túng chính sách, chạy chức, chạy quyền diễn ra ngày càng phổ biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng đối với Nhân dân ở Việt Nam hiện nay.

4.2.3. Nhóm giải pháp bảo đảm kiểm soát của các cơ quan nhà nước đối với việc thực hiện quyền hành phápcủa Chính phủ.

Một phần của tài liệu Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay. (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w