Mục đích của kiểmsoát việc thựchiện quyền hànhpháp của Chính phủ

Một phần của tài liệu Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay. (Trang 32 - 33)

theo hướng tích cực, đồng bộ và hiệu quả hơn trong thời gian tới.

2.2. Mục đích của kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chínhphủ phủ

Quyền hành pháp của Chính phủ là quyền hoạch định chính sách và điều

hành chính sách quốc gia nên việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ có phạm vi hoạt động bao trùm toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội; trực tiếp đụng chạm đến mọi mặt của đời sống xã hội, đến các lợi ích thiết thân nhất của người dân, đến quyền con người, quyền công dân. Vì vậy, việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ cần phải được kiểm soát chặt chẽ nhằm bảo đảm Chính phủ trong quá trình thực hiện quyền hành pháp hoạt động đúng qui định của Hiến pháp và pháp luật từ đó bảo đảm quyền hành pháp được sử dụng đúng mục đích và thực hiện hiệu quả; ngăn ngừa nguy cơ lạm quyền, lộng quyền, chuyên quyền của Chính phủ trong việc thực hiện quyền hành pháp; bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; bảo đảm quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân.

Theo đó, mục đích của kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ là:

Thứ nhất, bảo đảm trong quá trình thực hiện quyền hành pháp Chính phủ hoạt động đúng qui định của Hiến pháp và pháp luật từ đó bảo đảm quyền hành pháp được Chính phủ sử dụng đúng mục đích và thực hiện hiệu quả.

Chính phủ, với bản chất vốn có cùng với những ưu thế của mình trong việc thực thi quyền lực nhà nước nên trong quá trình thực hiện quyền hành pháp rất dễ nảy sinh xu hướng độc đoán, mất dân chủ, quan liêu, vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết các công việc cụ thể. Để hạn chế xu hướng này Hiến pháp và pháp luật đã định ra cho Chính phủ và các thành viên của Chính phủ những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể nhằm giới hạn phạm vi hoạt động, thẩm quyền của Chính phủ và các thành viên của Chính phủ. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi Chính phủ trong quá trình thực hiện quyền hành pháp cần hoạt động đúng theo các qui định của Hiến pháp và pháp luật; bất kỳ một sự không tuân thủ qui định của Hiến pháp và pháp luật, sự hoạt động vượt quá giới hạn luật định nào của Chính phủ trong việc thực hiện quyền hành pháp đều sẽ dẫn đến việc xuất hiện nguy cơ lạm quyền, chuyên quyền, các quyền tự do cơ bản của công dân, quyền con người bị đe doạ. Vì vậy, để bảo đảm trong quá trình thực hiện quyền hành pháp Chính phủ hoạt động đúng qui định của Hiến pháp và pháp luật, bên cạnh kiểm soát nội bộ trong bộ phận quyền hành pháp (như thành lập cơ quan Thanh tra trong nội bộ mỗi ngành, thiết lập chế độ báo cáo định kỳ giữa cấp dưới với cấp trên, phân định rõ trách nhiệm của cá nhân và tập thể…) thì kiểm soát của các cơ quan nhà nước và của các thiết chế xã hội là rất quan trọng. Bởi lẽ, trong quá trình kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp, các chủ thể có thẩm quyền kiểm soát, trên cơ sở xác định phạm vi thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ sẽ huy độngcác nguồn lực, sử dụng các phương tiện của mình để theo dõi, xem xét, đánh giá kết quả thực hiện, so sánh với các tiêu chuẩn, phát hiện các sai lệch, sai phạm và xác định nguyên nhân của những sai lệch, sai phạm đó; từ đó tiến hành điều chỉnh nhằm bảo đảm cho các hoạt động hoạch định chính sách và điều hành chính sách quốc gia của Chính phủ được sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, qua đó bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động hành pháp của Chính phủ và cả bộ máy Nhà nước. Bên cạnh đó, chính trong quá trình kiểm soát, các chủ thể kiểm soát trên cơ sở các qui định của Hiến pháp và pháp luật xác định được giới hạn phạm vi thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ, ngăn ngừa tình trạng Chính phủ hoạt động vượt quá giới hạn thẩm quyền luật định của mình mà xâm lấn các bộ phận quyền lực khác, xâm hại đến quyền con người, quyền công dân và quyền làm chủ của Nhân dân.

Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp cũng góp phần vào việc xây dựng một Nhà nước mạnh. Điều này được lý giải bởi quyền hành pháp do Chính phủ đảm trách là quyền năng động, sáng tạo, có tính trội nhất trong các cấu thành quyền lực nhà nước; cơ quan đứng đầu quyền hành pháp là chủ thể có quyền đề xuất hoặc đưa ra các chính sách phù hợp với tình hình kinh tế - văn hoá- xã hội của đất nước không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai nên Chính phủ cũng thường là cơ quan chịu trách nhiệm trước tiên mỗi khi bộ máy Nhà nước nói chung vận hành thiếu hiệu quả. Vì vậy, nếu việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ được kiểm soát hợp lý, đúng đắn sẽ bảo đảm trong quá trình thực hiện quyền hành pháp Chính phủ hoạt động đúng qui định của Hiến pháp và pháp luật từ đó bảo đảm quyền hành pháp được Chính phủ sử dụng đúng mục đích và thực hiện hiệu quả; tạo điều kiện cho Chính phủ hoạt động tốt, quyền hành pháp mạnh, đồng thời cũng là nhân tố làm cho Nhà nước mạnh.

Thứ hai, ngăn ngừa nguy cơ lạm quyền, lộng quyền, chuyên quyền, tham nhũng của Chính phủ.

Với tính chất là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, phạm vi hoạt động bao trùm toàn bộ các lĩnh vực trong phạm vi cả nước từ kinh tế, văn hóa xã hội cho đến lĩnh vực đối ngoại và an ninh quốc phòng nên việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ luôn trực tiếp đụng chạm đến mọi ngóc ngách của đời sống xã hội, của các lợi ích thiết thân nhất của mọi công dân và của con người. Sức mạnh của quyền lực nhà nước và hiệu lực, hiệu quả của quản lý Nhà nước trên thực tế được thể hiện trực tiếp và trước hết thông qua việc thực hiện quyền hành pháp mà đứng đầu là Chính phủ. Chính vì nắm trong tay thứ quyền lực vô cùng quan trọng này, với những ưu thế về nhân lực, tiềm lực kinh tế cũng như phạm vi hoạt động và tác động rộng lớn đến các đối tượng khác nhau của xã hội (như đánh thuế, thu chi ngân sách Nhà nước, thực thi chính sách công và thực thi pháp luật…) nên trong quá trình thực hiện quyền hành pháp, Chính phủ dễ để xảy ra tình trạng

chuyên quyền, độc đoán, lạm quyền, lộng quyền, mất dân chủ, vi phạm pháp luật, đặc biệt là tình trạng tham nhũng của các cá nhân được trao quyền. Trên thực tế, tham nhũng nảy sinh do những cá nhân được Nhà nước traoquyền thay mặt Nhà nước thực thi công vụ đã có sự tha hoá, biến chất, biến quyền lực công thành quyền lực tư, sử dụng quyền lực nhà nước để mưu lợi cá nhân nên đã xâm phạm đến lợi ích của quốc gia, lợi ích của cộng đồng và của công dân. Điều này vừa

Một phần của tài liệu Kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ ở Việt Nam hiện nay. (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w